Các giải pháp tăng thu nhập đầu người:

Một phần của tài liệu _t_i_nh_gi_vi_c_m_b_o_c_c_nhu_c_u_c_b_n_c_a_vi_t_nam_th_i_gian_qua_t_1993_n_nay_theo_c_c_ch_hdi_qua_nh_gi_tr_nh_ph_t_tri_n_con_ng_i_vi_t_nam_hi_n_nay (Trang 25 - 26)

Trong chính sách tăng GDP, Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến.

Lạm phát làm giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập. Vì vậy, để hạn chế ảnh hưởng tăng giá đến đời sống người dân có thu nhập thấp thì Chính phủ cần đề ra một loạt giải pháp như cấp dầu, hỗ trợ tiền điện cho người dân vùng sâu, xa, dân tộc, hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn, sử dụng ít nguyên liệu để đánh bắt xa bờ, nghiên cứu hỗ trợ về đào tạo, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên. Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư xây dựng cảng cá, khu neo đậu…

Muốn thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cần có các chính sách ưu tiên củng cố hệ thống an sinh xã hội theo hướng mở rộng diện bao phủ phổ cập đến mọi người dân, để nhiều hộ nghèo có mức thu nhập chi cho tiêu dùng ở ngay sát trên chuẩn nghèo được bảo vệ trước tác động của các cú sốc trong bối cảnh hội nhập; cần phải có giải pháp đồng bộ, quy định chặt chẽ cho người có thu nhập thấp trong vấn đề nhà ở như chính sách bán trả góp với thời gian dài hạn không tính lãi suất…

Trong việc giảm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, cần thúc đẩy việc đa dạng hoá thu nhập trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm bớt việc làm nông nghiệp và tăng việc làm phi nông nghiệp ở những vùng này. Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ gặp phải một thách thức là sự xuất hiện của nhóm nghèo mới do đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Vì thế, tác động xã hội của quá trình đô thị hoá phải được đánh giá cẩn thận và cân nhắc đầy đủ trong quy hoạch đô thị, để có thể thiết kế kèm theo những giải pháp phù hợp.

Trước những khó khăn và thách thức của "bẫy thu nhập trung bình", Việt Nam cần có các chính sách đa dạng hoá loại hình bảo hiểm nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của các nhóm dân số, thúc đẩy các hình thức hoạt động kinh tế cho người cao tuổi nhằm đảm bảo thu nhập và các điều kiện về đời sống…

Một phần của tài liệu _t_i_nh_gi_vi_c_m_b_o_c_c_nhu_c_u_c_b_n_c_a_vi_t_nam_th_i_gian_qua_t_1993_n_nay_theo_c_c_ch_hdi_qua_nh_gi_tr_nh_ph_t_tri_n_con_ng_i_vi_t_nam_hi_n_nay (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w