Nâng cao chất lượng y tế

Một phần của tài liệu _t_i_nh_gi_vi_c_m_b_o_c_c_nhu_c_u_c_b_n_c_a_vi_t_nam_th_i_gian_qua_t_1993_n_nay_theo_c_c_ch_hdi_qua_nh_gi_tr_nh_ph_t_tri_n_con_ng_i_vi_t_nam_hi_n_nay (Trang 26 - 27)

Nâng cao chất lượng cho các bệnh viện cơ sở bằng việc củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đội ngũ thầy thuốc.

Nâng cao chất lượng điều trị các bệnh viện tuyến tỉnh cũng như tuyến Trung ưong nhằm rút ngắn ngày điều trị hợp lý, tăng cường điệu trị ngoại trú chăm sóc sức khỏe tại nhà như Bệnh viên Phụ sản Trung ương vừa triển khai nhằm giảm mật độ khám chữa bệnh nội trú. Các nước tiên tiến thường tỉ lệ điều trị nội trú và ngoại trú là 1/4. Chúng ta cũng cần phấn đấu đạt đến tỉ lệ này.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thiết bị y tế theo hướng đào tạo theo nhu cầu: xác định nhu cầu, xây dựng định biên, chuẩn hóa cán bộ chuyên trách về trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trong toàn ngành, ... rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định về lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu; lệ phí kiểm chuẩn, phí thử nghiệm chất lượng, phí thử nghiệm lâm sàng trang thiết bị y tế, đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp với quy định hiện hành.

Bộ Y tế cần phối hợp làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để sớm đưa ra giải pháp hỗ trợ cho các đơn vị nghiên cứu, chế tạo và sản xuất, cơ chế ưu đãi về thuế nhập khẩu linh kiện để lắp ráp, sản xuất trang thiết bị y tế trong nước.

Cải cách thủ tục trong khám chữa bệnh cho bớt rườm rà, đồng thời hoàn thiện luật Bảo hiểm y tế.

Chính phủ cần tăng chi cho ngành y tế kết hợp huy động nguồn lực kinh tế, xã hội hóa công tác phòng và khám chữa bệnh nhằm chia sẻ với nhà nước tăng thêm dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.

Một phần của tài liệu _t_i_nh_gi_vi_c_m_b_o_c_c_nhu_c_u_c_b_n_c_a_vi_t_nam_th_i_gian_qua_t_1993_n_nay_theo_c_c_ch_hdi_qua_nh_gi_tr_nh_ph_t_tri_n_con_ng_i_vi_t_nam_hi_n_nay (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w