Quan điểm, định hướng

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của đồng bào tà ôi, xã a đớt, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 54)

Từ thực trạng cho thấy ở địa bàn xã A Đớt, huyện A Lưới có thể thấy được tầm quan trọng của công tác chăm sóc SKSS của người dân. Đó không những là nhiệm vụ của chị em mà là của tất cả mọi người, các cơ quan ban

ngành của chắnh quyền địa phương. Các cán bộ công tác DS/KHHGĐ. Nhằm để có một cộng đồng phát triển và khỏe mạnh.

Một số định hướng chung cho công tác chăm sóc sức khỏe

- Tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động về cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về sức khoẻ sinh sản và sức khỏe tình dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Huy động sự tham gia và đồng tình của cả xã hội, khắc phục những trở ngại về thói quen và những quan điểm không còn phù hợp với xã hội ngày càng phát triển. - Thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản: Tăng cường sự

ưu tiên chăm sóc đối với trẻ em gái ngay từ khi lọt lòng về tất cả các mặt như ăn mặc, học tập, vui chơi giải trắ, vệ sinh thân thểẦ để các em gái có đủ điều kiện phát triển về thể chất, trắ tuệ, tham gia các hoạt động xã hội, sinh con khỏe mạnh, làm mẹ an toàn.

- Hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cần được xã hội hóa và cạnh tranh lành mạnh. Các biện pháp tránh thai phải đa dạng, nhiều chủng loại, dễ kiếm, dễ dùng và sẵn có.

- Quản lý sức khỏe sinh sản theo quan niệm mở rộng, lấy nhu cầu của khách hàng làm mục tiêu và kết quả thực tế là thước đo sự thành công của dịch vụ chăm sóc.

- Đào tạo đủ cán bộ có kỹ năng và kiến thức chuyên sâu đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản và công tác quản lý, điều hành.

- Tăng cường đầu tư ngân sách (bao gồm cả ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn vốn vay, viện trợ) để mua các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, cải tạo các cơ sở cung cấp dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản dựa theo nhu cầu và khả năng thực hiện của hệ thống cung cấp.

- Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đây là một vấn đề cấp bách và nhiều khó khăn đòi hỏi phải giải quyết sớm và rộng rãi vì họ thường nhận

được rất ắt thông tin hữu ắch, đúng đắn về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kể cả các biện pháp tránh thai và cách sử dụng chúng. Mặt khác, những người cung cấp dịch vụ như bác sỹ, y tá, giáo viên trong các trường họcẦ không được hoặc được đào tạo rất ắt về vấn đề tình dục, kể cả kỹ năng truyền thông một cách có hiệu quả cho những người ở độ tuổi vị thành niên.

- Cần xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản phục vụ nhu cầu của phụ nữ và vị thành niên, phải lôi cuốn phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo, lập kế hoạch, ra quyết định, quản lý, thực hiện, tổ chức và đánh giá các dịch vụ. Bên cạnh đó cần phải đổi mới các chương trình để thông tin, tư vấn và dịch vụ sức khỏe sinh sản tiếp cận được đến vị thành niên và nam giới. Những chương trình như vậy sẽ giáo dục và đào tạo điều kiện cho nam giới chia sẻ những trách nhiệm trong kế hoạch hóa gia đình, công việc nhà và chăm sóc con cái một cách bình đẳng hơn và sẵn sàng chịu trách nhiệm lớn trong việc phòng ngừa các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của đồng bào tà ôi, xã a đớt, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 54)