mình thích ( không cần giống lắm , ghi tên quả phía dưới hình là được ) vào tờ giấy nháp , sau đó viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng câu kể Ai thế nào ? để miêu tả loại quả đó( phát giấy A4 cho 5 HS vẽ và viết đoạn văn phía dưới hình )
- 2HS tiếp nối đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1,2 – lớp đọc thầm .
- HS làm bài vào vở bài tập – 1 HS làm bảng phụ
- Nhận xét , chữa bài .
- 1 HS đọc thành tiếng – lớp đọc thầm . - HS trao đổi theo nhóm đôi để rút ra
câu trả lời . - Một số HS phát biểu - 2 HS đọc phần Ghi nhớ
- 1 HS đọc thành tiếng – Lớp đọc thầm
- HS làm bài vào vở bài tập – 1 HS làm bảng phụ
- Nhận xét , chữa bài . - Chữa bài ( nếu sai )
- 1 HS đọc thành tiếng – Lớp đọc thầm
- HS làm bài theo yêu cầu .
- 5 bạn làm vào giấy A4 dán bài lên bảng và trình bày .
.
- Gọi HS trình bày ( Vừa chỉ vào hình vẽ vừa đọc đoạn văn )
-Sau mỗi bài GV yêu cầu HS nhận xét về ngữ pháp câu , cách dùng từ – GV nhận xét sửa lỗi dùng từ , diễn đạt và cho điểm HS viết tốt
( Nếu còn thời gian GV tiếp tục cho một số HS khác lên dán sản phẩm của mình và đố vui các bạn tên loại trái cây trong hình vẽ (che tên quả phía dưới hình) và đọc đoạn văn miêu tả )
3 Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò ( 5 phút ) - Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Chủ ngữ biểu thị nội dung gì ?
+ Chúng thường do từ ngữ nào tạo thành - Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn vào vở l như hướng dẫn( nếu làm chưa đúng )
- HS theo dõi ,nhận xét
( một số HS tham gia trò chơi đố vui và đọc đoạn văn của mình )
- 2 HS trả lời câu hỏi - lớp lắng nghe , nhận xét , bổ sung
- Lắng nghe và ghi nhớ .
k/ KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Toán
Bài : Phân số bằng nhau ( tiết 100) Ngày dạy : 18/1//2012
Người dạy : Nguyễn Thị Mai Khanh
I/ Mục Tiêu Giúp học sinh : Giúp học sinh :
- Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số .
- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số và tìm được phân số bằng với phân số đã cho.
II/ Đồ dùng dạy –học
- Giáo viên : hai băng giấy đã tô màu như SGK ,bảng phụ viết sẵn bài tập 1 và bài tập 3 .
- Học sinh : hai băng giấy hình chữ nhật bằng nhau ( chiều dài 16 cm , chiều rộng 4 cm ), bút chì , màu sáp
III/Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh
A/ Khởi động – Kiểm tra bài cũ (5 phút ) - Gọi HS trả lời câu hỏi
+ Nêu đặc điểm của phân số bé hơn một , phân số bằng 1 , phân số lớn hơn 1 .
- GV nhận xét , cho điểm .
-3 HS trả lời – lớp nhận xét .
- Yêu cầu HS làm báng con bài tập ( 1 HS làm bảng lớp ) :
+ Viết 1 phân số bé hơn 1 . + Viết 1 phân số lớn hơn 1 . + Viết 1 phân số bằng 1 . - Nhận xét .
B/ Bài mới (35 phút )
1/ Hoạt động 1: Hình thành kiến thức (15 phút ) phút )
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết hai phân số bằng nhau.
- Yêu cầu HS lấy 2 băng giấy đã chuẩn bị theo nhóm bàn và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV :
+ Có 2 băng giấy bằng nhau , băng giấy thứ nhất các em hãy chia làm 4 phần bằng nhau và tô màu các phần ứng với phân số 3/4. Băng giấy thứ hai chia làm 8 phần bằng nhau và tô màu các phần ứng với phân số 6/8 .
- Gọi 1 HS lên bảng đính 2 băng giấy vào đúng vị trí phân số chỉ phần tô màu của băng giấy và yêu cầu HS nhận xét .
- GV nhận xét và chốt về băng giấy chia phần và tô màu đúng bằng cách đính 2 băng giấy đã chuẩn bị sẵn lên bảng .
- Yêu cầu HS quan sát 2 băng giấy và so sánh phần tô màu của 2 băng giấy
- Gọi HS phát biểu đến khi có câu trả lời đúng.
- Nhận xét và kết luận : 3/4 = 6/8
- GV: Làm thế nào để từ phân số ba phần tư thành phân số sáu phần tám ?
- Giáo viên nhận xét và rút ra tính chất cơ bản của phân số:
+ Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
+ Nếu cả tử và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho.
- Gọi HS đọc tính chất cơ bản của phân số trong SGK .
lớp.
- HS lấy 2 băng giấy và thực hiện từng thao tác theo sự hướng dẫn của GV theo nhóm bàn
- 1 HS lên bảng đính – lớp theo dõi , nhận xét .
- HS quan sát và nhận xét . - Một số HS phát biểu .
- HS tự nêu theo cách nghĩ của mình .
-HS theo dõi
2/ Hoạt động 2 : Luyện tập (20 phút )
Mục tiêu : Giúp HSbiết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để tìm phân số bằng với phân số đã cho .
Bài 1
- Xác định yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn và gọi 1 HS lên bảng làm mấu 1 câu . .
- Yêu cầu HS tự làm vào vào SGK bằng bút chì – 3 HS làm bảng phụ ( mỗi em làm một phần , phần còn lại làm SGK ) - Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đổi bài kiểm
tra chéo nhau
- Gọi HS nhận xét chữa bài cho bạn trên bảng phụ
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng Bài 2 :
- Xác định yêu cầu bài tập -Ghi lên bảng :
a/ 18: 3 và (18x4): (3x4) b/81:9 và (81: 9) : (9:3)
- Yêu cầu HS tính nhanh và so sánh kết quả 2 biểu thức trên vào bảng con theo dãy– 2 HS lên bảng làm ( mỗi em 1 câu ) - Nhận xét bài làm dưới lớp , sau đó gọi HS
nhận xét bài làm trên bảng và rút ra nhận xét như SGK . - Gọi 1 HS đọc nhận xét Bài 3 - Xác định yêu cầu - GV hướng dẫn cách làm
- Yêu cầu HS làm vào vở - 1 HS làm bảng phụ
- Chấm một số bài .
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng phụ - Nhận xét và chốt kết quả đúng
3 Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò ( 5 phút ) - Gọi 1 HS nêu lại tính chất cơ bản của phân
số
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ tính chất cơ bản của phân số và chuẩn bị trước bài sau .
- 1 HS đọc yêu cầu – lớp đọc thầm . - 1 HS lên bảng làm mẫu .
- 3 HS làm bảng phụ - lớp làm SGK bằng chì .
-HS bài kiểm tra kết quả .
- HS nhận xét , chữa bài cho bạn - Sửa bài ( nếu làm sai )
-1 HS đọc yêu cầu – lớp đọc thầm
-HS làm bảng con theo dãy – 2 em làm bảng lớp .
- HS nhận xét bài làm của bạn . - 1 HS đọc – lớp đọc thầm
- 1 HS đọc yêu cầu – lớp đọc thầm - HS theo dõi, ghi nhớ cách làm - HS làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ .
-HS nhận xét bài làm của bạn . - Sửa bài ( nếu sai )
- 1 HS nêu – lớp theo dõi.
l/ KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài : Dãy Hoàng Liên Sơn ( tiết2) Người dạy : Nguyễn Thị Mai Khanh
I/ Mục Tiêu
Giúp học sinh :
- Chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam - Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn ( vị trí , địa hình , khí hậu) - Mô tả đỉnh núi Phan – xi – păng .
- Dựa vào lược đồ ( bản đồ ) , tranh ảnh , bảng số liệu để tìm ra kiến thức . - Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam .
II/ Đồ dùng dạy –học
- Giáo viên : giấy A4 , bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam , tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn .
- Học sinh : bút chì , màu sáp .
III/Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh
A/ Khởi động – Kiểm tra bài cũ (5 phút ) - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi
+ Bản đồ là gì ?
+ Nêu một số yếu tố của bản đồ ? - GV nhận xét , cho điểm .
B/ Bài mới (35 phút )
1/ Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
Mục tiêu: Giúp HS chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .Nắm được đặc điểm địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn (HLS).