Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tại công ty mỳ Hàn Quốc (Trang 33 - 43)

Chi phí sửa chữa sản phẩm Giá trị thiệt hại thực về sản phẩm hỏng

1.4.2Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành giản đơn

Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán. Cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp.

Giá thành SP HThành = CPSX KD DD đầu kỳ +Tổng CP SX SP – CP SX DD CKỳ Giá thành Sp =Tổng Giá thành SP HThành /Số lượng sản phẩm hoàn thành

Phương pháp hệ số

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số áp dụng đối với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau như doanh nghiệp sản xuất hoá chất, công nghiệp hóa dầu.

Giá thành đơn vị SP Gốc =Tổng giá thành của tất cả các loại SP/Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi)

Giá thành Đvị SP Từng loại = Giá thành ĐVị SPGốc * Hệ số quy đổi từng loại Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ

+ Tổng CP phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ

Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ phải căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và chi phí sản xuất đã tập hợp để tính giá thành.

Giá thành Thực tế từng loại Sp = Giá thành kế hoạch (Định mức) * Tỷ lệ CP Tỉ lệ CP = Tổng giá thành thực tế của tất cả Sp

Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của tất cả SP Phương pháp cộng chi phí

Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm qua nhiều bộ phận sản xuất, có sản phẩm dở dang.

- Đối tượng hạch toán chi phí là quy trình công nghệ của từng giai đoạn từng bước chế biến

-. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến, giá thành sản phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng là tổng chi phí đã phát sinh ở các bước chế biến.

Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn

Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí được áp dụng cho các trường hợp

- Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Trong cùng quy trình sản xuất, kết quả sản xuất thu được sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định, còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, các khoản thiệt hại này không được tính cho sản phẩm hoàn thành.

- Đối với các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ lẫn cho nhau, cần loại trừ ra khỏi giá thành sản phẩm, lao vụ phục vụ cho sản xuất chính, hoặc bán ra ngoài.

Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí Psinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ươc tính- Giá trị Sp Chính DD cuối kỳ

Phương pháp tính giá thành liên hợp

Là kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau như kết hợp phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ, phương pháp cộng chi phí, phương pháp tính giá thành liên hợp áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc.

Phương pháp tính giá thành theo định mức

Áp dụng: doanh nghiệp xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh. Ztt = Zđm ± Chênh lệch thay đổi định mức ± Chênh lệch thoát ly định mức Phương pháp tính giá thành phân bước

* Phương pháp tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính nửa thành phẩm. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm và thành phẩm.

. Công thức tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn 1 Z1 = C1 + Dđk1 – Dck1

z1=Z1/Q1

Trong đó: Z1 : Tổng giá thành của nửa thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1 z1: giá thành một đơn vị của nửa thành phẩm ở giai đoạn 1

C1: tổng chi phí sản xuất tập hợp được ở giai đoạn 1 Dđk1, Dck1: chi phí sản phẩm làm dở đầu và cuối kỳ

Tiếp theo vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm tự chế ở giai đoạn 1 đã tính chuyển sang giai đoạn 2 và các chi phí sản xuất khác đã tập hợp ở giai đoạn 2 để tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn 2.

Z2 = C2 + Z1 + Dđk2 – Dck2 z2 = Z2/Q2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cứ thế tiến hành tuần tư cho đến giai đoạn cuối cùng. Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm ở giai đoạn n-1 chuyển sang và chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn n để tính giá thành thành phẩm ở giai đoạn sản xuất cuối cùng.

Ztp = Zn-1 + (n + Dđkn – Dckn) Ztp = Ztp / Q

* Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.

Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm

Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm

Hình thức ghi sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng hiện nay là hình thức Nhật ký chung.

Hình thức nhật ký chung gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt.

Sổ cái.

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, định kỳ Đối chiếu kiểm tra

Sơ đồ1. 7 Trình tự ghi sổ kế toán Nhật ký chung

Ghi chú:

Chứng từ gốc

Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toánchi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính Sổ nhật ký

● Trình tự ghi sổ:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dung làm căn cứ ghi sổ, trước hết, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp từ sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.

- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.

● Hệ thống sổ kế toán:

Nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ, nhật ký chung, nhật ký sổ cái.

Về báo cáo kế toán chi phí sản xuất thì sử dụng báo cáo chi phí sản xuất.

Cả 4 hình thức kế toán trên đều có sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Mỗi tài khoản kế toán tổng hợp được mở một sổ cái và mỗi tài khoản đó (TK621, TK622, TK627, TK154, TK631) đều phản ánh chỉ tiêu về chi phí sản xuất. Nó cung cấp các chỉ tiêu, thông tin để lập báo cáo tài chính về chi phí sản xuất và giá thành… Ngoài ra còn có các sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất như sổ chi tiết TK621, TK622, TK154… + Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ:

Sổ nhật ký chung

Sổ cái TK621, TK622, TK627, TK154 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

+ Hình thức kế toán nhật ký sổ cái Nhật ký sổ cái

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK621, TK622, TK627, TK154 Các sổ, thẻ chi tiết + Hình thức kế toán nhật ký chứng từ Nhật ký chứng từ số 7 Bảng kê số 4, 5 Sổ cái TK621, TK622, TK627, TK154 Bảng phân bổ số 1, số 2, số 3.

Công ty cổ phần thực phẩm mỳ Hàn Quốc sử dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung để ghi nhận các nghiệp vụ kế toán.

- Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật ký chung và sổ cái các tài khoản.

- Sổ kế toán chi tiết: Bao gồm sổ kế toán chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết nguyên vật liệu …. Tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu, mẫu sổ kế toán chi tiết ở các doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hạch toán kế toán

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy.

* Nguyên tắc tổ chức kế toán trong điều kiện kế toán trên máy

Sử dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc: Đảm bảo phù hợp với chế độ thể lệ quản lý kinh tế tài chính nói chung và các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành nói riêng.

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất, mục đích hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động của đơn vị.

Đảm bảo phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ kế toán DN.

Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và tự động hoá cao; trong đó phải tính đến độ tin cậy, an toàn và bảo mật trong công tác kế toán.

Tổ chức trang bị đồng bộ về cơ sở vật chất, song phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

* Nhiệm vụ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy

Để phát huy vai trò trong quản lý, nhiệm vụ đặt ra cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là:

Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của DN và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng tránh bị nhầm lẫn giữa các đối tượng được quản lý.

Tổ chức hệ thống tài khoản phù hợp với điều kiện của DN. Danh mục tài khoản được sử dụng để quản lý hệ thống tài khoản, là cơ sở để mã hoá, cài đặt trong chương trình phần mềm kế toán, một nội dung quan trọng thực hiện ngay từ khi bắt đầu thực hiện kế toán trên máy…

Tổ chức hệ thống sổ báo cáo kế toán tài chính, hệ thống sổ báo cáo kế toán quản trị và đăng nhập hệ thống này trên phần mềm kế toán.

* Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán

Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí.

Lập thao tác bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn.

Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết.

Sơ đồ 1.8: Trình tự sổ kế toán trên máy tính

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, định k ỳ Quan hệ đối chiếu

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Phần mềm Kế toán Phần mềm Kế toán

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

Sổ kế toán: sổ chi tiết và sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sổ kế toán: sổ chi tiết và sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154

Máy vi tính

Máy vi tính

Chứng từ gốc: Phiếu xuất kho, hóa đơn, bảng lương, …

Chứng từ gốc: Phiếu xuất kho, hóa đơn, bảng lương, …

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tại công ty mỳ Hàn Quốc (Trang 33 - 43)