Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tại công ty mỳ Hàn Quốc (Trang 44 - 50)

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MỲ HÀN QUỐC 2.1 Đặc điểm, tình hình chung của Công ty CP thực phẩm Mỳ Hàn Quốc.

2.1.3 Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý của Công ty

Chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận chủ yếu của Công ty a) Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm của Đại hội đồng cổ đông.

b) Tổng giám đốc:

Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành công việc hành công việc hàng ngày của Công ty, có các nhiệm vụ sau:

- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty gồm việc ký kết hợp đồng, tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỒNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH HÀ NỘI GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH P. Điều Hành HN P. Kinh doanh P. HC –Nhân sự P. TC - Kế toán P. Điều Hành P. Kế toán P. QC P. Kỹ thuật P. Kế hoạch SX P. HC –Nhân sự P. TC - Kế toán P. Kinh doanh

- Tồ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư Công ty.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

- Quyết định mức lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty. c) Giám đốc

Giám đốc chi nhánh:

- Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung mọi hoạt động chi nhánh.

- Tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo quy định.

- Đề xuất, chỉ đạo thực hiện, trực tiếp tham gia xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh các cơ chế chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ của Công ty.

- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo quy định của công ty.

- Thực hiện các quyền hạn khác theo sự phân công của Tổng giám đốc công ty. Giám đốc nhà máy:

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công Ty về công tác quản lý, sử dụng lao động, máy móc thiết bị có hiệu qủa nhất.

- Chịu trách nhiệm nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện đạt kế hoạch sản xuất đảm bảo kỷ thuật, chất lượng sản phẩm, năng suất trước Giám đốc Công Ty.

- Chịu trách nhiệm thực hiện tốt các nội qui của công ty về công tác quản lý lao động, quản lý tài sản và quản lý sản xuất, vệ sinh công nghiệp.

- Chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan của công ty, thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày, tuần, tháng

- Triển khai xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng kỹ thuật trong sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

- Tổ chức sản xuất hiệu quả, mặt bằng hợp lý.

- Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.

- Phối hợp công tác chặt chẽ với các bộ phận khác của công ty trong quá trình hoạt động.

d) Phòng kế toán: Chức năng:

- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán…

- Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.

- Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.

Nhiệm vụ:

- Ghi chép, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của công ty.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn

- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của Nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết.

- Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch.

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Ban Tổng giám đốc công ty. e) Phòng kinh doanh:

- Thu thập, phân tích thông tin về thị trường.

- Triển khai kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng và xúc tiến ký kết hợp đồng,

- Theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện hợp đồng, hỗ trợ giao hàng và hỗ trợ thu hồi công nợ.

- Quản lý hồ sơ khách hàng và thực hiện kế hoạch chăm sóc khách hàng.

- Thực hiện chế độ báo cáo và thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh.

f) Phòng hành chính - nhân sự:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề.

- Vận hành hệ thống lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác theo đúng quy định của Công ty.

- Tham gia xây dựng và giám sát triển khai hệ thống quản trị, đánh giá thực hiện công việc tại các đơn vị đúng quy định.

- Theo dõi và giải quyết đúng chế độ BHXH, BHYT cho người lao động toàn công ty.

- Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, xây dựng các chương trình, kế hoạch, quy định an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ…

- Theo dõi, cập nhật, quản lý hồ sơ, danh sách lao động của công ty. - Thực hiện các công việc khác liên quan hoặc theo yêu cầu.

g) Phòng QC: Bộ phận QC:

- Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cho từng mặt hàng, đơn hàng.

- Phân tích, giải trình các sự cố chất lượng và đề ra đối sách khắc phục và phòng ngừa.

- Tiếp nhận, triển khai, khắc phục và phản hồi khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

- Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào và lưu báo cáo kiểm tra. Bộ phận R&D:

- Tìm kiếm các công thức

- Xây dựng quy trình thẩm định vệ sinh cho sản phẩm Bộ phận QMR:

- Phụ trách hệ thống ISO h) Phòng kỹ thuật:

- Kiểm tra và sửa chữa máy móc thiết bị, CCDC dùng để sản xuất. i) Phòng kế hoạch sản xuất:

- Lập kế hoạch sản xuất các sản phẩm, theo dõi và điều chỉnh kế hoạch để đáp ứng tiến độ giao hàng.

- Xử lý các sự cố phát sinh, thúc đẩy các bộ phận có liên quan nếu có nguy cơ chậm tiến độ.

- Tính toán, lên kế hoạch đặt vật tư đáp ứng kế hoạch sản xuất. - Theo dõi, phối hợp xử lý tiến độ vật tư.

- Đảm bảo các chế độ báo cáo thường quý, đột xuất. k) Phòng điều hành:

Phòng điều hành ở Nhà máy:

- Lập kế hoạch mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.

- Hoạch định nguồn nhân lực dựa trên kế hoạch kinh doanh của công ty.

- Tham mưu cho Giám đốc nhà máy và chịu trách nhiệm toàn bộ về các chiến lược, chương trình và chính sách phát triển nguồn nhân lực trong nhà máy.

- Theo dõi và đánh giá tình hình nhân sự trong nhà máy. Trên cơ sở đó đề xuất hình thức khen thưởng, kỷ lụât cán bộ công nhân viên.

- Tổ chức xây dựng và hoàn thiện các quy định, nội quy, quy chế, chế độ chính sách đỗi với người lao động.

- Tư vấn cho nhân viên trong đơn vị về các chính sách, chế độ liên quan đến người lao động

- Xử lý quan hệ lao động.

- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện giữa các nhân viên trong nhà máy.

- Quản lý việc in ấn các biểu mẫu, hồ sơ, tài liệu của nhà máy.

- Chịu trách nhiệm cung cấp các trang thiết bị văn phòng cho các phòng ban. - Quản lý chế độ đồng phục, BHXH, BHYT.

- Soạn thảo, phát hành, tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ, tài liệu. Phòng điều hành ở chi nhánh:

- Hoạch định nguồn nhân lực dựa trên kế hoạch kinh doanh của công ty.

- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh và chịu trách nhiệm toàn bộ về các chiến lược, chương trình và chính sách phát triển nguồn nhân lực trong chi nhánh.

- Kiểm soát giá nguyên vật liệu. - Kiểm tra và chăm sóc khách hàng.

- Tổ chức xây dựng và hoàn thiện các quy định, nội quy, quy chế, chế độ chính sách đỗi với người lao động.

- Phối hợp với Phòng Knh doanh mở rộng thị trường.

- Chịu trách nhiệm cung cấp trang thiết bị văn phòng cho các phòng ban. - Quản lý chế độ đồng phục.

- Quản lý cơ sở vật chất, tài sản trong chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tại công ty mỳ Hàn Quốc (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w