0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Chất lượng củ của các giống dong riềng thí nghiệm tại trường Đạ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÂY DONG RIỀNG TẠI THÁI NGUYÊN HOÀNG THỊ THÙY LINH. (Trang 49 -107 )

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.6. Chất lượng củ của các giống dong riềng thí nghiệm tại trường Đạ

3.1.6. Chất lượng củ của các giống dong riềng thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Sản phẩm chính của dong riềng là củ, từ củ dong riềng có thể sử dụng tươi (luộc ăn) hoặc chế biến thành tinh bột. Từ tinh bột dong riềng có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như làm thức ăn, làm miến, làm bánh hay sử dụng trong công nghiệp rượu bia. Bã dong riềng có thể ủ làm thức ăn, làm phân bón hoặc đem phơi khô làm thức ăn dự trữ cho gia súc.

Đánh giá chất lượng củ các giống dong riềng tham gia thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.7: Chất lƣợng củ của các giống dong riềng thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Giống Hàm lƣợng chất khô (%) Tỷ lệ tinh bột khô (%) Độ bở (điểm 1- 9) Độ ngọt (điểm 1- 9) DR3 26,71ab 14,65a 3 3 DR1 25,21c 13,72bc 3 3 V-CIP 25,48c 13,85abc 1 3 DR49 25,04c 14,13ab 1 1 VC 25,83bc 13,78bc 1 1 DR70 24,95c 13,62bc 1 1 Địa phương (đ/c) 26,81a 13,16c 3 3 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 0,91 0,82 - - CV (%) 2,0 3,3 - -

Hàm lượng chất khô các giống thí nghiệm đạt từ 24,95 - 26,81% khối lượng tươi. Giống DR3 có hàm lượng chất khô là 26,71%, sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (được xếp nhóm ab). Giống VC, DR1, DR49, DR70 và V-CIP có hàm lượng chất khô đạt 24,95 – 25,83%, thấp hơn chắc chắn so với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Tỷ lệ tinh bột dao động từ 13,16 – 14,65%. Giống DR49 và giống DR3 có tỷ lệ tinh bột đạt 14,13 – 14,65%, cao hơn chắc chắn so với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Giống VC, giống DR70, giống DR1 và giống V- CIP (cùng xếp nhóm bc) có tỷ lệ tinh bột sai khác không có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Về chất lượng thử nếm: Giống DR3, DR1 khi ăn thấy dẻo và độ ngọt ít, tương đương giống đối chứng. Giống V-CIP có củ khi luộc lên ăn thấy sượng và ngọt ít. Còn lại các giống DR3, giống số 49, giống VC và giống DR70 thì củ sượng và nhạt. Điều này có thể do mưa nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng củ của các giống dong riềng.

% 0 5 10 15 20 25 30

Hàm lƣợng chất khô Tỷ lệ tinh bột khô

DR3 DR1 V-CIP DR49 VC DR70 Địa phương (đ/c)

Hình 3.2: Hàm lƣợng chất khô và tỷ lệ tinh bột của các giống dong riềng thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ, khoảng cách trồng đến sinh trƣởng, năng suất, chất lƣợng giống dong riềng DR3 thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến tỷ lệ mọc mầm và độ đồng đều của giống dong riềng thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Sự nảy mầm là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất cây dong riềng. Sau trồng từ 20 – 25 ngày dong riềng sẽ mọc mầm. Tỷ lệ mọc của dong riềng được tính bằng % số cây mọc trên tổng số cây trồng.

Qua quá trình theo dõi các thí nghiệm chúng tôi đã thu được kết quả ở bảng 3.8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.8: Ảnh hƣởng của mật độ, khoảng cách trồng đến tỷ lệ mọc mầm và độ đồng đều giống dong riềng thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên

Công thức Tỷ lệ mọc mầm (%) Độ đồng đều (điểm)

1 98,26 7

2 (đ/c) 99,17 7

3 97,92 7

4 97,62 5

5 98,78 5

Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy: tỷ lệ mọc mầm của các công thức thí nghiệm đạt từ 97,62 - 99,17%. Các công thức thí nghiệm đều có tỷ lệ mọc mầm biến động không nhiều so với công thức đối chứng. Như vậy mật độ trồng khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ mọc mầm của giống dong riềng DR3.

Đánh giá độ đồng đều ở giai đoạn sau trồng 75 ngày thấy: công thức 1, công thức đối chứng và công thức 3 có quần thể sinh trưởng đồng đều hơn giống đối chứng đạt điểm 7. Công thức 4 và công thức 5 có độ đồng đều chỉ đạt điểm 5 như giống đối chứng. Như vậy có thể nói mật độ trồng có ảnh hưởng đến độ đồng đều của dong riềng. Mật độ trồng càng cao độ đồng đều của quần thể sẽ giảm.

3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến một số đặc điểm hình thái của dong riềng thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Một số kết quả nghiên cứu cho biết: chiều cao cây, đường kính thân, số lá, chiều dài lá, chiều rộng lá, màu sắc lá... là các chỉ tiêu có tương quan với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ năng suất. Đề tài thực hiện trên cùng giống dong riềng có màu sắc thân, lá như nhau vì vậy chúng tôi chỉ theo dõi chiều cao cây, số thân, đường kính thân và số lá trên thân chính. Kết quả thí nghiệm thể hiện qua bảng 3.9

3.9: Ảnh hƣởng của mật độ, khoảng cách trồng đến một số đặc điểm hình thái dong riềng thí nghiệm tại Đại học Nông Lâm TháiNguyên

Công thức Chiều cao cây (cm) Đƣờng kính thân (cm) Số lá/thân chính (lá) Số thân/khóm (khóm) 1 171,07c 3,14ab 9,80 11,47ab 2 (đ/c) 177,40bc 3,18a 9,93 11,60a 3 182,87abc 3,05abc 9,73 11,73a 4 187,47ab 2,94bc 9,60 10,53b 5 193,20a 2,86c 9,30 9,27c P <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 LSD05 11,84 0,22 - 0,98 CV (%) 3,4 3,8 6,4 4,8

Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến năng suất và khả năng chống đổ của dong riềng. Chiều cao cây càng lớn thì khẳ năng chống đổ càng kém. Kết quả bảng 3.16 cho thấy, các công thức thí nghiệm có chiều cao cây dao động từ 171,07 - 193,2 cm. Công thức 5 chiều cao cây có xu hướng cao nhất đạt 193,2 cm (nhóm a), tuy sai khác không có ý nghĩa so với công thức 3 và công thức 4 nhưng cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tin cậy 95%. Công thức 1 và công thức 3 có chiều cao cây đạt từ 171,07 – 182,87 cm, sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

Đường kính thân của các công thức thí nghiệm dao động từ 2,86 – 3,18 cm. Công thức 1 và công thức 3 (cùng xếp nhóm ab) có đường kính thân tương đương với công thức đối chứng. Công thức 4 và công thức 5 có đường kính thân thấp hơn chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Số lá trên thân của các công thức thí nghiệm đạt từ 9,3 – 9,93 lá. Mặc dù hệ số biến động của chỉ tiêu này là 6,4 nhưng giá trị P>0,05 chứng tỏ các công thức thí nghiệm trồng ở mật độ khác nhau đều có số lá trên thân chính tương đương nhau và đều sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

Số thân trên khóm đạt từ 9,27 – 11,73 thân. Công thức 3 có số thân cao nhất 11,73 thân, sai khác khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng (cùng xếp nhóm a). Công thức 1 có số thân là 11,47 thân, xếp nhóm ab. Công thức 4 và công thức 5 có số thân thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến khả năng chống đổ và sâu bệnh hại của dong riềng thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Cây dong riềng có đặc tính sinh trưởng phát triển mạnh, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt. Theo dõi thành phần các loài sâu hại ở thí nghiệm chúng tôi thấy trên cây dong riềng chủ yếu có một số loài sâu ăn lá như sâu khoang, bọ nẹt (carterpilar), bọ cánh cứng (maladera catanea) và một số loại bệnh như bệnh vàng lá, thối thân nhưng khả năng gây hại ở mức độ thấp. Kết quả thể hiện bảng kết quả 3.10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.10: Ảnh hƣởng của mật độ, khoảng cách trồng đến khả năng chống đổ và sâu bệnh hại dong riềng thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên

ĐVT: Điểm

Công thức Sâu ăn lá Bệnh vàng Bệnh thối thân Khả năng chống đổ 1 1 1 1 1 2 (đ/c) 1 3 1 1 3 1 3 3 3 4 3 1 1 3 5 3 3 3 5 Ghi chú: - Tính chống đổ: Điểm 1 rất tốt . điểm 9 rất kém - Sâu bệnh hại: Điểm 1 rất nhẹ. điểm 9 rất nặng

Về khả năng chống đổ: Từ kết quả thống kê bảng 3.10 cho thấy công thức 1 và công thức 2 không có cây đổ gãy, khả năng chống đổ của cây là tốt đạt điểm 1. Công thức 3, công thức 4 và công thức 5 trồng với mật độ dày số cây bị đổ gãy ở mức 3 – 5 điểm.

Theo dõi tình hình sâu hại công thức 1, công thức 2 và công thức 3 không có cây nào bị sâu ăn lá phá hại (đạt điểm 1). Ở công thức 4 và 5 bị sâu ăn lá phá hại với mức độ nhẹ (2 – 4% ) đánh giá ở điểm 3.

Bệnh vàng lá và thối thân xuất hiện vào thời kỳ sau trồng 120 – 125 ngày. Tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh của các công thức không nghiệm trọng. Công thức 1 và công thức 4 không bị bệnh, các công thức khác bị hại ở điểm 3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến năng suất của dong riềng thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Dong riềng cho thu hoạch sản phẩm chính là củ, củ dong riềng được phát triển từ thân củ, thân rễ phình to hình thành củ. Năng suất của dong riềng rất cao, nếu trồng nơi đất tốt, thâm canh có thể thu được 15 - 20 kg củ/khóm. Trồng trên diện tích lớn năng suất thực thu của dong riềng có thể đạt 45 - 60 tấn/ha.

Theo dõi các chỉ tiêu cấu thành năng suất cũng như năng suất của các giống dong riềng chúng tôi thu được bảng kết quả 3.11

3.11: Ảnh hƣởng của mật độ, khoảng cách trồng đến năng suất của dong riềng thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Công thức Khối lƣợng củ/khóm (kg) Khối lƣợng củ/ô (kg) Đƣờng kính củ (cm) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất củ tƣơi (tấn/ha) Năng suất chất khô (tấn/ha) Năng suất tinh bột (tấn/ha) 1 3,49a 327,6c 4,64a 69,80 68,25c 18,59bc 10,09bc 2 (đ/c) 3,23ab 362,22b 4,71a 80,75 75,46b 20,14ab 11,08ab 3 3,15bc 388,47a 4,35ab 94,60 80,93a 21,43a 11,63a 4 3,07bc 369,83ab 4,01b 107,45 77,05ab 19,38bc 10,76abc 5 2,86c 354,02b 3,90b 114,4 73,75b 18,16c 9,75c P <0,05 <0,05 <0,05 - <0,05 <0,05 <0,05 LSD05 0,33 24,2 0,48 - 5,04 1,59 1,15 Cv (%) 5,6 3,6 5,9 - 3,6 4,3 5,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Khối lượng củ/khóm của các công thức thí nghiệm dao động từ 2,86 – 3,49 kg. Công thức 1 trồng với mật độ 2 cây/m2

có xu hướng cho khối lượng củ/khóm cao nhất là 3,49 kg/khóm (nhóm a), tuy nhiên sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Công thức 5 trồng mật độ 4 cây/m2 có khối lượng củ/khóm thấp nhất 2,86 kg, thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 3 và công thức 4 có khối lượng củ/khóm tương đương với công thức đối chứng.

Khối lượng củ/ô: Các công thức thí nghiệm có khối lượng củ/ô đạt từ 327,6 – 388,47 kg/ô. Công thức 1 có khối lượng củ trên ô 327,6 kg thấp hơn chắc chắn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 3 có khối lượng củ/khóm cao nhất là 388,47 kg/ô (nhóm a), cao hơn chắc chắn giống ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

Đường kính củ đạt từ 3,9 – 4,71 cm. Công thức 3 và công thức 1 có đường kính củ đạt từ 3,15 – 3,49 cm, sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Công thức 5 và công thức 4 có đường kính củ từ 2,86 – 3,07 cm (cùng xếp nhóm c), thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Qua bảng 3.11: Năng suất của các công thức thí nghiệm đạt từ 69,8 – 114,4 tấn/ha. Công thức 1 có năng suất lý thuyết đạt 69,8 tấn/ha, thấp hơn so với công thức đối chứng. Các công thức còn lại có năng suất lý thuyết cao hơn công thức đối chứng.

Năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm đạt từ 68,25 – 80,93 tấn/ha. Công thức 1 do mật độ trồng quá thưa 2 cây/m2

nên năng suất củ tươi thấp nhất đạt 68,25 tấn/ha (nhóm c), thấp hơn chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 3 trồng với mật độ 3 khóm/m2

cho thu hoạch năng suất củ tươi cao nhất 80,93 tấn/ha, sai khác không có ý nghĩa so với công thức 4 trồng mật độ 3,5 cây/m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 5 trồng mật độ 4 khóm/m2

cho năng suất 73,75 tấn/ha, sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng (cùng xếp nhóm b).

Ở nước ta, sản xuất dong riềng chủ yếu để chế biến tinh bột làm nguyên liệu sản xuất miến dong vì vậy năng suất chất khô và năng suất tinh bột là 2 chỉ tiêu được người sản xuất quan tâm. Năng suất chất khô của các công thức dao động từ 16,91 – 21,43 tấn/ha. Công thức 3 có năng suất chất khô đạt 21,43 tấn/ha, sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Công thức 1, công thức 4 và công thức 5 có năng suất chất khô thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Năng suất tinh bột của các công thức đạt từ 9,75 – 11,63 tấn/ha. Công thức 5 có năng suất tinh bột thấp nhất đạt 9,75 tấn/ha, thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

tấn/ha 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1 2 3 4 5 Công thức NS củ tươi NS chất khô NS tinh bột

Hình 3.3: Năng suất giống dong riềng DR3 ở các mật độ trồng khác nhau

3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng củ của dong riềng thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Sản phẩm chính của dong riềng là củ, từ củ dong riềng có thể sử dụng tươi (luộc ăn) hoặc chế biến thành tinh bột. Từ tinh bột dong riềng có thể chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như làm thức ăn, làm miến, làm bánh hay sử dụng trong công nghiệp rượu bia. bã dong riềng có thể ủ làm thức ăn, làm phân bón hoặc đem phơi khô làm thức ăn dự trữ cho gia súc.

Đánh giá chất lượng củ các giống dong riềng tham gia thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.12.

3.12: Ảnh hƣởng của mật độ, khoảng cách trồng đến chất lƣợng của dong riềng thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Công thức Hàm lƣợng chất khô (%) Tỷ lệ tinh bột (%) Độ bở (điểm 1-9) Độ ngọt (điểm 1-9) 1 27,22a 14,8a 3 3 2 (đ/c) 26,71a 14,65ab 3 3 3 26,47a 14,35ab 3 3 4 25,16b 13,93bc 1 3 5 24,64b 13,22c 1 3 LSD.05 1,22 0,81 - - CV (%) 2,5 3,0 - -

Hàm lượng chất khô các công thức thí nghiệm đạt từ 24,64 – 27,22%. Công thức 3 và công thức 1 có hàm lượng chất khô từ 26,47 – 27,22%, sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng (cùng xếp nhóm a). Công thức 4 và công thức 5 có hàm lượng chất khô tương đương nhau

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÂY DONG RIỀNG TẠI THÁI NGUYÊN HOÀNG THỊ THÙY LINH. (Trang 49 -107 )

×