Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống dong riềng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giống và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây dong riềng tại Thái Nguyên Hoàng Thị Thùy Linh. (Trang 45 - 46)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.4. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống dong riềng

Cây dong riềng có đặc tính sinh trưởng phát triển mạnh, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt. Theo dõi thành phần các loài sâu hại ở thí nghiệm chúng tôi thấy trên cây dong riềng chủ yếu có một số loài sâu ăn lá như sâu khoang, bọ nẹt (carterpilar), bọ cánh cứng (maladera catanea) và một số loại bệnh như bệnh vàng lá, thối thân nhưng khả năng gây hại ở mức độ thấp. Kết quả thể hiện bảng kết quả 3.5

3.5: Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống dong riềng thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Đơn vị:(điểm) Giống Tính chống đổ Sâu ăn lá Bệnh Vàng lá Thối thân DR3 1 1 3 1 DR1 3 1 3 3 V-CIP 1 3 1 3 DR49 3 3 3 1 VC 3 5 3 3 DR70 1 1 1 3 Địa phương (đ/c) 5 3 3 3 Ghi chú: - Tính chống đổ: Điểm 1 rất tốt. điểm 9 rất kém - Sâu bệnh hại: Điểm 1 rất nhẹ. điểm 9 rất nặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Về khả năng chống đổ: Khả năng chống đổ là chỉ tiêu quan trọng, thân cây bị gẫy làm cho quá trình sinh trưởng chậm lại, giảm số cây trên đơn vị diện tích ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây dong riềng. Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy các giống tham gia thí nghiệm có tính chống đổ cao hơn giống trồng tại địa phương.

Về sâu hại: Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy chỉ xuất hiện sâu ăn lá dong riềng ở tất cả các giống thí nghiệm và thấy vào giai đoạn cây còn nhỏ (giai đoạn sau trồng 40 - 60 ngày), trong đó giống VC bị sâu ăn lá cao hơn giống đối chứng, được đánh giá ở điểm 5. Giống DR3, DR1 và DR70 không bị hại. Các giống còn lại bị sâu ăn lá tương đương giống đối chứng.

Về bệnh hại: Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các giống dong riềng cho thấy bệnh vàng lá và thối thân xuất hiện vào thời kỳ 120 - 150 ngày sau trồng. Hầu hết các giống bị nhiễm bệnh của các giống với bệnh vàng lá và thối thân ở mức độ nhiễm nhẹ với tỷ lệ cây bị hại 2 – 8% (điểm 3), các giống V-CIP và DR70 không bị bệnh vàng lá, giống DR3 và DR49 không bị bệnh thối thân.

3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của các giống dong riềng thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giống và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây dong riềng tại Thái Nguyên Hoàng Thị Thùy Linh. (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)