Các giải pháp kĩ thuật

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường tại mỏ than khánh hòa, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 78)

, phƣơng pháp lấy mẫu và bảo quản

3.5.2.1. Các giải pháp kĩ thuật

Trên cơ sở phân tích hiện trạng và các vấn đề tồn tại môi trƣờng mỏ, các giải pháp đƣợc đề xuất cụ thể nhƣ sau:

* Cải thiện chất lượng môi trường không khí

Vấn đề môi trƣờng không khí cần quan tâm tại mỏ than Khánh Hòa là vấn đề bụi, ồn. Hơn nữa hệ thống xử lý khí bụi hiện tại của mỏ chƣa đáp ứng đƣợc hiệu quả xử lý do vậy cần thiết phải cải tạo hệ thống này:

- Đầu tƣ hệ thống phun sƣơng dập bụi cho những khu vực phát sinh bụi: Khu vực sàng tuyển than, khu vực tuyến đƣờng vận chuyển đất đá thải ra bãi thải Nam và bãi thải Tây. Hệ thống phun sƣơng này có thể đƣợc thiết kế theo dạng các tuyến ống có lắp đặt các vòi phun. Để tiết kiệm nƣớc, nguồn nƣớc cấp cho hệ thống các vòi phun có thể sử dụng nƣớc thải moong sau quá trình xử lý làm sạch.

Nƣớc thải moong sau xử lý sạch có thể cấp cho các trạm cấp nƣớc (bố trí phù hợp với địa hình khu mỏ), nƣớc sạch từ các trạm cấp cấp lên cho vòi phun qua hệ thống máy bơm.

Hình 3.9. Sơ đồ hệ thống xử lý bụi dự kiến

Hệ thống phun sƣơng dập bụi là giải pháp có nhiều ƣu điểm, đƣợc ứng dụng rộng rãi trong công nghệ xử lý ô nhiễm: có thể sử dụng xử lý bụi từ xƣởng sản xuất, hạ nhiệt cho dòng khí thải, hệ thống này cũng đang đƣợc áp dụng tại nhiều vùng mỏ khai thác phát sinh nhiều bụi nhƣ ở vùng khai thác than Quảng Ninh

Nƣớc sau xử lý Trạm bơm Bể chứa nƣớc sạch

Máy bơm nƣớc sạch Máy bơm cấp cho hệ

thống phun sƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Cải thiện chất lượng môi trường nước

- Đối với nƣớc thải moong: Hiện tại mỏ mới chỉ áp dụng phƣơng pháp lắng thông thƣờng nên rất khó đảm bảo hiệu quả xử lý cho hệ thống. Ngoài ra, để có thể tận dụng nguồn nƣớc này cho hệ thống dập bụi thì nhất thiết phải cải tạo lại hệ thống này. Phƣơng án đề xuất thể hiện trên sơ đồ dƣới đây:

* Thuyết minh công nghệ

Nƣớc từ moong đƣợc bơm lên bể điều hòa và dẫn vào bể khuấy trộn (BKT). Tại bể này, hỗn hợp nƣớc thải đƣợc cấp các hóa chất xử lý chất keo tụ A101 từ 02 thùng pha dung dịch PL1, PL2 và đƣợc khuấy trộn bằng máy khuấy.

Nƣớc thải sau khi hòa với hóa chất và khuấy trộn tại bể (BKT) đƣợc dẫn sang bể lắng (BL) để các phản ứng và các quá trình lắng cặn đƣợc xảy ra. Nƣớc trong đƣợc tách ở phần trên còn bùn cặn lắng ở đáy bể [24],[21].

Việc thu gom bùn trong bể đƣợc thực hiện bằng hệ thống gạt bùn bằng cơ khí (GB). Hệ thống GB sẽ gạt bùn từ cuối bể vào các hố thu. Bùn từ các hố thu đƣợc bơm (B2) bơm lên bể bùn để róc nƣớc. Bùn tiếp tục đƣợc lƣu trong bể để lắng và tách nƣớc, nƣớc từ quá trình róc bùn đƣợc dẫn về hệ thống bể lắng để xử lý tuần hoàn. Bùn sau tách nƣớc đƣợc máy xúc xúc lên ô tô và chở đi đổ thải ra bãi thải.

Nƣớc sạch sau xử lý đƣợc tái sử dụng cho các mục đích khác từ bơm B3, phần thừa mới xả ra suối. Bơm B1 bơm nƣớc sau xử lý về thùng PL1 và PL2 để pha dung dịch polime.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Có thể tái sử

dụng cho hệ thống phun sƣơng dập bụi

Đổ thải hoặc phơi khô tận thu pha vào than nguyên khai

Bể bùn (BB)

Gạt bùn (GB) vào các hố thu và bơm lên bể bùn Nƣớc róc bùn Dung dịch (PL2) Polime A101 Dung dịch (PL1) Polime A101 Xả thải Nƣớc sạch sau xử lý Bể lắng (BL) Bể khuấy trộn (BKT) Bể điều hòa Nƣớc thải từ moong B3 B2 B1 nƣ ớc s ạc h pha dung dị ch

Hình 3.10. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải mỏ than Khánh Hòa theo phƣơng án đề xuất

Với phƣơng án trên có thể loại bỏ đƣợc độ đục - đang là vần đề tồn tại đối với nƣớc thải mỏ. Phƣơng pháp lắng keo tụ cũng là phƣơng pháp phổ biến trong xử lý nƣớc thải đặc biệt là xử lý thành phần các chất rắn lơ lửng, chi phí đầu tƣ cho hệ thống không quá cao, nằm trong khả năng đầu tƣ của mỏ. Với phƣơng án này mỏ có thể tận dụng nƣớc sạch sau xử lý cho hệ thống dập bụi vừa cải thiện môi trƣờng vừa đảm bảo khả năng kinh tế; quá trình vận hành hệ thống cũng khá đơn giản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Cải thiện hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn

- Đối với đất đá thải: Hiện nay mỏ vẫn áp dụng công nghệ đổ thải theo hình thức bãi thải cao, với hình thức này không tránh khỏi hiện tƣợng đất đá rơi vãi, tiểm ẩn nguy cơ sạt lở gây bồi lắng lòng suối. Do đó để đảm bảo các vấn đề môi trƣờng trong tƣơng lai, mỏ cần thiết thay đổi công nghệ đổ thải: đổ phân tầng kết hợp với trồng cây hoàn thổ cho các khu vực đã kết thúc đổ thải.

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Đầu tƣ thêm hệ thống thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt nhằm để thu gom triệt để lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh.

- Đối với chất thải nguy hại: Đầu tƣ bổ sung các phuy chứa chất thải nguy hại và dán nhãn theo quy định.

* Đề xuất phương án cải tạo phục hồi môi trường

Các vấn đề về môi trƣờng còn tồn tại sau khi khai thác bao gồm: + Bãi thải chiếm diện tích lớn, có độ cao hàng trăm mét

+ Moong có diện tích chiếm đất lớn, sâu -300 m + Bụi than khu vực đất mỏ rất khó xử lý

Thực tế khu vực mỏ than Khánh Hòa cho thấy: Hệ thống thủy văn khu vực mỏ khá phong phú, xung quanh mỏ có các suối nhƣ suối Huyền, suối Làng Ngò, suối Tân Long. Trong đó có suối Huyền chảy qua khu mỏ giai đoạn mở rộng vì vậy sau khai thác có thể cải tạo moong khai thác thành hồ trữ nƣớc. Việc để lại hồ vừa giảm bớt đƣợc chi phí phục hồi, thời gian cải tạo mà còn mang ý nghĩa sinh thái, điều hòa khí hậu cho địa phƣơng, làm nguồn cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp cho nhân dân. Với ý nghĩa nhƣ trên phƣơng án cải tạo môi trƣờng đối với mỏ than Khánh Hòa đƣợc đề xuất là:

- Cải tạo và giữ lại moong khai thác làm hồ chứa nƣớc,

- San cắt, hạ thấp độ cao bãi thải Tây, trồng cây trên toàn bộ khu vực bãi thải. - Tháo dỡ các công trình trên mặt, phủ xanh bằng keo lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường tại mỏ than khánh hòa, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)