Hiện trạng quản lý chất thải rắ ny tế trên địa bàn tỉnhCao Bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện thông nông tỉnh cao bằng (Trang 35 - 72)

2.7.2.1 Vài nét về ngành y tế tỉnh Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây đã bước đầu thể hiện về sự vững vàng về y tế cơ sở, y tế kĩ thuật cao, y tế phổ cập và phòng chống dịch. mạng lưới y tế đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển . Cơ sỏ khám chữa bệnh được đầu tư nâng cấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng có nhiều tiến bộ.

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện có 3 bệnh viện ( Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện y học cổ truyền và Bệnh viện Tĩnh Túc), 11 trung tâm ( Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, trung tâm tâm phòng chống sốt rét, trung tâm giám định y khoa, trung tâm phòng chống HIV/AIDS....) và 14 trung tâm y tế huyện , thành phố ( trong đó có 13 bệnh viện đa khoa huyện, 24 phòng khám khu vực.

Trong những năm qua tỉnh đã tranh thủ nhiều nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở tuyến tỉnh, huyện và các trạm y tế xã. Từng bước chuẩn hóa dần dần và đảm bảo được khả năng thực hiện các dịch vụ phòng bệnh, mkhám chữa bệnh cho nhân dân toàn tỉnh. Cùng với sự phát triển của mạng lưới y tế hệ thống y tế dân lập cũng đã hình thành và có

vai trò tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng dẫn nhân dân phòng và chữa bệnh và sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Đến nay toàn tỉnh đã có hơn 250 cơ sở hành nghề y dược tư nhân . Công tác dân quân y kết hợp trên địa bàn được quan tâm và củng cố. Các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh đã làm công tác cấp cứu khám chữa bệnh cho nhân dân trong dịp tết nguyên đán, các dịp lễ trong năm.

Bảng 2.11 : Số lần khám chữa bệnh trong năm 2013 STT Nội dung Đơn vị Tổng số Tuyến

tỉnh Tuyến huyện Tuyến 1 Số lần khám bệnh Người 13239 1452 1030 10757 2 Điều trị nội trú Người 9537 4862 2973 1702 3 Điều trị ngoại trú Người 7496 2531 3754 1211

(Nguồn: Niên giám thống kê 2013 tỉnh Cao Bằng- Cục Thống Kê Cao Bằng) 2.7.2.2 Khối lượng và thành phần chất thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Bên cạnh những thành tựu trong công tác khám chữa bệnh thì vấn đề môi trường trong bệnh viện cũng là một vấn đề cần quan tâm. Mặc dù các cơ sở điều trị đảm bảo duy trì tốt việc cứu khám và điều trị bệnh nhân. Nghiêm túc chấp hành các quy chế chuyên môn, quy trình kiểm tra vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh ngoại cảnh, tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân ngày càng tốt hơn, chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao. Sở y tế đã tổ chức điều tra thực hiện quy chế chuyên môn , việc thực hiện y đức tại các cơ sở điều trị. Nhưng hiện nay lượng chất thải y tế phát sinh trong bệnh viện ngày càng nhiều với thành phần và tính chất nguy hại : Găng tay, kim tiêm,cao su, bông, băng thấm dịch hoặc máu, các loại thuốc qua hạn, bệnh phẩm và rác thải phóng xạ. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp nhưng chất thải rắn y tế và bệnh phẩm lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây truyền dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà việc xử lý chưa được triệt để đang là một trong những vấn đề bức xúc cần phải được quan tâm

giải quyết hàng đầu để tránh lây nhiễm cho cộng đồng và ảnh hưởng đến môi trường sống.

Theo kết quả điều tra khảo sát trong năm 2013, tỉnh Cao Bằng có 16 bệnh viện, 199 trạm y tế xã phường và 80 cơ sở khám chữa bệnh. Khối lượng chất thải rắn y tế thải ra trong một ngày theo thống kê trong năm 2013 là 9417 kg/ngày, trong đó tỷ lệ chất thải rắn nguy hại chiếm 9,7% tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh. Thành phần chính của rác thải y tế tại các bệnh viện, trạm y tế bao gồm: Bông, băng gạc, bơm kim tiêm, bệnh phẩm (nội tạng, bộ phận cơ thể), vật dụng khám bệnh (kim tiêm, dao, kéo), các chất về từ khâu xét nghiệm (môi trường cấy mô, vi sinh vật gây bệnh, lam kính, ống đựng máu…) Tuy khối lượng chất thải rắn y tế không nhiều nhưng có các thành phần độc hại cao, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm khi không được xử lý triệt để.

2.7.2.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnhCao Bằng

Kết quả đến nay các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong danh sách Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg đã cơ bản hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, xử lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cụ thể: Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg.

Các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng:

- Bệnh viện Y học cổ truyền, phường Tân Giang, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng;

- Bệnh viện Đa khoa huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng;

- Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, tổ 23, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng;

- Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, tổ 23, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng;

- Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng; - Bệnh viện Đa khoa huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng; - Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng;

Toàn tỉnh có 15/16 bệnh viện được đầu tư lò đốt chất thải y tế F-1S để xử lý chất thải nguy hại, riêng Bệnh viện Y học cổ truyền chưa được đầu tư lò đốt. Chất thải rắn thông thường được hợp đồng với đơn vị dịch vụ thu gom và

xử lý của huyện, thành phố. Đối với việc xử lý nước thải y tế, hiện nay có 03 Bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải và 3 trung tâm y tế tuyến tỉnh được đầu tư 01 hệ thống xử lý chung, các bệnh viện còn lại áp dụng biện pháp xử lý đơn giản bằng bể tự hoại sau đó thải ra môi trường xung quanh.

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng) 2.7.2.4 Thu gom và xử lý chất thải rắn tại các cơ sở y tế

Các chất thải rắn thông thường được các cơ sở y tế hợp đồng với Công ty môi trường đô thị hoặc các hợp tác xã môi trường thu gom, xử lý tại bãi chôn lấp rác.

Trong giai đoạn 2011 – 2013 việc xử lý chất thải rắn bệnh viện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ và đúng với những biện pháp xử lý chất thải rắn dành cho ngành y tế. Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên việc xử lý chất thải vẫn chưa được thực hiện có hiệu quả, một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã có lò đốt rác, nhưng do xây dựng không đúng kỹ thuật nên không vận hành được, tại các bệnh viện khác do thiếu kinh phí cho vận hành lò đốt nên hiệu quả hoạt động của các lò đốt chất thải rắn y tế chưa cao.

Hiện nay, 15 bệnh viện (13 bệnh viện đa khoa huyện thị, bệnh viện đa khoa Tĩnh Túc và bệnh viện đa khoa tỉnh) đã được đầu tư công nghệ xử lý chất thải rắn y tế, bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, sử dụng công nghệ đốt rác tiên tiến của Nhật, hiệu quả xử lý cao, hạn chế tối đa khí thải gây ô nhiễm môi trường. Các lò đốt đi vào sử dụng đảm bảo đáp ứng xử lý lượng chất thải rắn y tế phát sinh trong toàn tỉnh.

2.7.2.5 Lưu trữ và vận chuyển chất thải tới nơi tiêu hủy

Thực tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh mặc dù có kho lưu chứa chất thải nhưng không đúng quy định . Chất thải sinh hoạt sau mỗi lần thu gom ( lúc 6h sáng và 14h30 mỗi ngày) sẽ được tập trung vào một dãy hành lang dọc của bệnh viện sau đó mới được chuyển đến nhà lưu chứa để công ty môi trường đô thị vận chuyển đến nơi tiêu hủy cuối cùng . Một số bệnh viện quy mô nhỏ, đất rộng nên thường đào hố sau bệnh viện và vận chuyển chất thải đổ vào hố chứ không có khu lưu trữ riêng biệt. Nhiều bệnh viện huyện

bài chữa chất thải lại rất gần với phòng bệnh nhân ( Bệnh viện Phục Hòa, Bệnh viện Trà Lĩnh)

Vì không có khu lưu trữ riêng biệt hoặc có nhưng chưa đúng tiêu chuẩn , điều kiện vệ sinh không đảm bảo nhiều khi chất thải được chuyển ra khu tập kết rác nhưng công ty môi trường đô thị chưa đến thu gom kịp sẽ có những nguy cơ rủi ro như: Côn trùng xâm nhập, mùi, ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện , ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và người thân cũng như cán bộ công nhân viên bệnh viện khi qua lại khu vực này.

Khoảng 90% bệnh viện bao gồm bệnh viện trong khu vực thành phố và các bệnh viện tuyến huyện đã kí hợp đồng với công ty môi trường đô thị đến thu gom những túi đựng chất thải sinh hoạt của bệnh viện và vận chuyển đến nơi tiêu hủy là các bãi rác công cộng của thành phố, của huyện. Còn lại 10% bệnh viện đào hố chứa rác thải sinh hoạt sau một thời gian khi rác thải đầy sẽ tiến hành thiêu đốt ngoài trời hoặc chôn lấp,

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Thông nông – Cao Bằng - Cơ sở vật chất ,trang thiết bị quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện - Dụng cụ thu gom , vận chuyển ,lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế - Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện

- Nhân viên y tế, vệ sinh và bệnh nhân là những người phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông Tỉnh Cao Bằng , chất thải rắn y tế của bệnh viện

3.3 Thời gian và địa điểm

- Từ ngày 05/05/2014 đến 05/08/2014

- Bệnh viên đa khoa huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng

3.4 Nội dung nghiên cứu

- Khái quát về tổ chức, bộ máy hoạt động của Bệnh viện đa khoa huyện

Thông Nông

- Điều tra ,đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn của bệnh viện - Những tồn tại và hạn chế trong công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện

- Đề xuất các giải pháp quản lý và giảm thiểu chất thải y tế tại bệnh viện

3.5 Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Phương pháp thu thập tài liệu ,số liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan như: tổ chức, bộ máy, hiện trạng chất thải rắn y tế có sẵn tại bệnh viện, công tác thu gom ,xử lý chất thải rắn tại bệnh viện.

Các kết quả nghiên cứu có sẵn , thu tập phân tích qua các báo cáo , đề tài nghiên cứu.

3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về quản lý chất thải rắn y tế tại khu vực nghiên cứu

- Phỏng vấn ngẫu nhiên 29 cán bộ nhân viên y tế và 23 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

3.5.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn làm đề tài

- Tham khảo ý kiến của cán bộ phụ trách việc thu gom chất thải tại bệnh viện

3.5.4 Phương pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu

Quản lý và phân tích số liệu bằng các phần mềm máy tính.

Tiến hành phân tích và xử lý căn cứ vào những tiêu chuẩn môi trường hiện hành sau đó so sánh , nhận xét và đánh giá. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Khái quát về tổ chức, bộ máy hoạt động của Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông

4.1.1 Đặc điểm xây dựng , quy mô Bệnh viện huyện Thông Nông

- Trụ sở chính: Bệnh viện huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng được đặt tại

xóm Đoàn Kết, Thị trấn Thông Nông huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng. - Diện tích khuôn viên bệnh viện: 7.677m2

+ Phía Đông Bắc: Giáp đường vào bệnh viện + Phía Tây Bắc : Giáp nhà dân

+ Phía Tây Nam: Giáp Trường tiểu học Thị trấn Thông Nông + Phía Đông Nam: Giáp nhà dân

4.1.2 Cơ sở pháp lý thành lập và phát triển bệnh viện

Thực hiện cơ chế đổi mới của nhà nước để phù hợp với cô chế kinh tế mới trong lĩnh vực khám và chữa bệnh yêu cầu cấp bách là phải tăng cường quản lý bệnh viện, phải cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ, chức danh công tác và cơ chế quản lý chuyên môn kĩ thuật của bệnh viện.

Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông được thành lập trên cơ sở:

Quyết định số 1587/QĐ-UBND , ngày 11 tháng 08 năm 2006 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt đề án thành lập tuyến huyện

Quyết định số 722/QĐ-UBND ngày 03 tháng 05 năm 2007 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc xếp hạng Bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế dự phòng.

Căn cứ quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành quy chế bệnh viện

Căn cứ quyết định số 23/2005/TT_BYT, ngày 25 tháng 08 năm 2006 của Bộ y tế về Thông tư hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế.

Căn cứ quyết định số 1888/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 08 năm 2011 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

4.1.3 Chức năng của bệnh viện

4.1.3.1 Cấp cứu- khám bệnh- chữa bệnh

- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo đúng quy định của Nhà nước.

- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.

- Tổ chức giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

- Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của Bệnh viện.

4.1.3.2 Đào tạo cán bộ y tế

- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường hợp, lớp trung học y tế. - Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.

4.1.3.3 Nghiên cứu khoa học về y học

- Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Tham gia công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở.

- Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

4.2 Cơ cấu tổ chức của bệnh viện

Bệnh viện đa khoa huyệnThông Nông tỉnh Cao Bằng được tách từ trung tâm y tế huyện Thông Nông theo quyết định số 1587/ QĐ – UBND ,ngày 11 tháng 8 năm 2006 cuả UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt đề án thành lập tuyến huyện

Là bệnh viện đa khoa hạng III và là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc sở y tế Cao Bằng theo quyết định số 722/ QĐ-UBND , ngày 03/05/2007

của UBND tỉnh Cao Bằng về việc xếp hạng bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế dự phòng các huyện, thị.

Bệnh viện đang phục vụ cho nhân dân của 10 xã và 01 Thị trấn với dân số trên 23.000 dân trên địa bàn huyện . Giường bệnh được giao là 60 giường

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện thông nông tỉnh cao bằng (Trang 35 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w