Phương pháp hấp

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện thông nông tỉnh cao bằng (Trang 27 - 31)

Hấp được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành y tế để tiết trùng các thiệt bị y tế và xử lý rác thải y tế lây nhiễm trở thành rác thải thông thường. Giải pháp này sử dụng sự kết hợp giữa xử lý ở nhiệt độ cao, hấp hơi và tạo áp lực lớn để khử vi trùng, vi rút gây bệnh và các mầm sinh học để biến rác thải y tế độc hại trở thành rác thải thông thường có thể được xử lý theo quy trình bình thường như chôn xuống đất. Giải pháp hấp có mức độ tiêu diệt Virus và tác nhân gây bệnh cao nhất so với các loại hình công nghệ khác. Vì những ưu điểm trên,

đây là giải pháp được lựa chọn phổ biến sử dụng trong các bệnh viện để thay thế dần cho phương án đốt

2.5.3 Giải pháp sử dụng hóa chất

Xử lý rác thải y tế bằng hóa chất tức là sử dụng hóa chất để loại bỏ sự độc hại của rác thải y tế, biến chúng thành rác thải thông thường. Hóa chất được kết hợp với nước nóng để khử trùng. Các loại hóa chất hay sự dụng là Chlorine, khí Ozone, Formaldehyde, Ethylene, khí oxit, khí propylene oxide và axít periacetic. Công nghệ này cho phép xử lý triệt để một số loại rác thải, tuy nhiên nó vẫn tạo ra những hiệu ứng phụ đối với phần rác thải sau xử lý. Vì vậy việc sử dụng cách thức tiệt trùng bằng hóa chất ít được sử dụng trong các bệnh viện do các loại rác thải y tế rất đa dạng dẫn tới khó đảm bảo rác thải sau xử lý hoàn toàn đã tiệt trùng.

2.5.4 Giải pháp sử dụng vi sóng

Giải pháp sử dụng vi sóng được sử dụng khá phổ biến tại các cơ sở y tế. Quy trình xử lý đó là rác thải trước hết được nghiền và trộn với nước, sau đó dùng vi sóng xử lý. Kết hợp việc nghiền rác thải khi xử lý khiến cho tổng khối lượng rác thải giảm tới 80% trong quá trình tiêu diệt các chất độc hại và tiệt trùng. Tuy nhiên xử lý vi sóng được đánh giá không phù hợp với một số loại rác thải chứa hóa chất do tạo ra những tác động phụ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người tham gia vào quy trình xử lý rác thải. Mặt khác giải pháp này chỉ thích hợp cho những trung tâm y tế có quy mô xử lý rác thải vừa và nhỏ.

2.5.5 Giải pháp sinh học

Hình thức xử lý này đang được quan tâm và phát triển vì tính thân thiện với môi trường. Quy trình xử lý có việc sử dụng chất vi sinh để tiêu diệt vi trùng. Về cơ bản quy trình xử lý này khá giống với việc xử lý bằng hóa chất vì tận dụng các tính năng của vi sinh (hóa chất) để tiêu diệt vi trùng.

2.5.6 Giải pháp sử dụng chất phóng xạ

Hình thức xử lý này chỉ phù hợp với một số loại rác thải đặc biệt. Nguyên lý là sử dụng chất phóng xạ nhằm tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh. Phương pháp này đòi hỏi việc xử lý phải được cách ly để tránh bị nhiễm phóng xạ. Việc sử dụng phương pháp này cần phải được nghiên cứu kỹ càng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Quy định của Bộ y tế về xử lý chất thải y tế :

Theo quy định hiện hành của Bộ y tế, mỗi nhóm chất thải y tế đều có biện pháp xử lý riêng phù hợp cho từng loại. Cụ thể:

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: phải được xử lý an toàn ở gần nơi chất thải phát sinh. Và sử dụng các phương pháp xử lý ban đầu như khử khuẩn bằng hóa chất (dùng dung dịch Cloramin B, Javen hoặc các hóa chất khác), khử khuẩn bằng hơi nóng, đun sôi liên tục. Sau khi xử lý ban đầu, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao có thể đem chôn hoặc cho vào túi nilon màu vàng để hòa vào chất thải lây nhiễm.

Chất thải lây nhiễm: sử dụng các phương pháp như nhử khuẩn bằng nhiệt ướt (autoclave), khử khuẩn bằng vi sóng, thiêu đốt, chôn lấp hợp vệ sinh (chỉ áp dụng tạm thời cho các cơ sở y tế các tỉnh miền núi và trung du).

Chất thải sắc nhọn: có thể thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng, chôn trực tiếp trong các hố xây xi măng chuyên dùng. Chất thải giải phẫu: sử dụng các phương pháp như xử lý và tiêu hủy như chất thải lây nhiễm, bọc trong hai lớp túi màu vàng, đóng thùng và đưa đi chôn ở nghĩa trang, chôn trong hố bê tông có đáy và nắp kín.

Chất thải hóa học: đối với chất thải hóa học nguy hại dùng các phương pháp như trả lại cho nhà cung cấp theo hợp đồng, thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao, phá hủy bằng phương pháp trung hòa hoặc thủy phân kiềm, trơ hóa trước khi chôn lấp.

Đối với chất thải dược phẩm dùng các biện pháp như thiêu đốt cùng với chất thải lây nhiễm, chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại, trơ hóa, chất thải dược phẩm ở dạng lỏng được pha loãng và thải vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở y tế.

Đối với chất thải gây độc tế bào, áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy như trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng, thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao, dùng các chất oxy hóa giáng hóa các chất gây độc tế bào thành hợp chất không nguy hại, trơ hóa sau đó chon lấp.

Đối với chất thải chứa kim loại nặng: trả lại nhà sản xuất, tiêu hủy tại nơi tiêu hủy an toàn chất thải công nghiệp, đóng gói kín và thải ra bãi thải.

Chất thải phóng xạ: phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ.

2.6 Cơ sở pháp lí

- Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 80/2006/ NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 12/2011/TT BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

- Quyết định số 43/2007/QĐ- BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.

- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTG ngày 22 tháng 04 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “ Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.

- Quyết định số 170 ngày 08 tháng 02 năm 2011của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đén năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020

- Chỉ thị số 17/2008/CT_TTg ngày 05 tháng 06 năm 2008 của Thủ Tướng chính phủ về “ Một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ_TTg

- QCVN 02: 2008/BTNMT: quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về lò đốt chất thải y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện thông nông tỉnh cao bằng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w