nguy hại hàng ngày từ các hoạt động khám chữa bệnh, tại tất cả các khoa phòng của bệnh viện đều là nguồn phát sinh chất thải, các chất thải chủ yếu là chất sắc nhọn, chất thải không sắc nhọ , chất thải giải phẫu ...
Bảng 4.3 :Thành phần chất thải bệnh viện Thành phần chất thải Tỷ lệ (%) Xi lanh 21,7 Nội tạng 12,1 Động vật thí nghiệm 0,17 Chất thải nhiễm trùng 21,13 Bông băng 27,71 Kim tiêm 17,14
(Nguồn: Bệnh viện huyện Thông Nông)
Bơm kim tiêm là loại chất thải khó phân hủy cần được xử lý.Từ năm 2009 lò đốt chất thải rắn được xây dựng tại bệnh viện đã phần nào giải quyết được vấn đề chất thải rắn của bệnh viện.
Bảng 4.4: Các nguồn phát sinh thải theo các nhóm.
Nhóm Nguồn phát sinh
A Chất thải sắc nhọn phát sinh từ buồng tiêm
B Chất thải không sắc nhọn phát sinh từ buồng tiêm C Chất thải lây nhiễm cao phát sinh từ buồng tiêm D Chất thải bệnh phẩm từ phòng tiểu phẫu, phòng mổ E Rau thai,bào thai phát sinh từ buồng đẻ
4.3.2 Hiện trạng thu gom ,lưu trữ ,vận chuyển và xử lý chất thải rắn tạibệnh viện bệnh viện
4.3.2.1Khối lượng rác thải phát sinh tại bệnh viện
Lượng rác thải phát sinh tại bệnh viện tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh viện ( Số giường bệnh, số lượt bệnh nhân đến khám...) .tháng nào có số lượt khám bệnh càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều
Bảng 4.5 Tổng khối lượng rác thải nguy hại phát sinh tại bệnh viện qua các tháng trong năm 2013 và 2014
STT Thời gian Khối lượng (kg/tháng)
1 Tháng 06/2013 271 2 Tháng 072013 289 3 Tháng 08/2013 270 4 Tháng 09/2013 346 5 Tháng 10/2013 265 6 Tháng 11/2013 253,5 7 Tháng 12/2013 259 8 Tháng 01/2014 265 9 Tháng 02/2014 267 10 Tháng 03/2014 272 11 Tháng 04/2014 299,5 12 Tháng 05/2014 307 13 Tháng 06/2014 279 Tổng 3543
( Nguồn : Bệnh viện huyện Thông Nông)
Hình 4.2: Khối lượng rác thải nguy hại phát sinh tại bệnh viện qua các tháng trong năm 2014
Qua bảng trên ta thấy lượng chất thải phát sinh không đều lúc tăng lúc giảm qua các tháng .Lượng phát thải có xu hướng tăng lên nguyên nhân là do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao số lượt người đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng
Bảng 4.6 Lượng rác thải nguy hại phát sinh trong ba tháng đầu năm 2014 tại các khoa trong bệnh viện
Khoa Khối lượng (kg/tháng) Tổng ( kg)
Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03
Khoa nội 44 46 47 137
Khoa ngoại 56 58 62 176
Khoa Truyền nhiễm 32 43 48 123
Khoa cận lâm sàng 16 15 20 51
Khoa sản 103 102 96 301
(Nguồn: Bệnh viện huyện Thông Nông)
Hình 4.3: Khối lượng rác thải y tế phát sinh trong từng khoa
Qua bảng trên ta thấy lượng rác thải nguy hại phát sinh hàng tháng của khoa sản và khoa ngoại chiếm khối lượng lớn nhất trong các khoa của bệnh viện
4.3.2.2 Công tác phân loại , thu gom chất thải rắn y tế tại bệnh viện
Theo quy chế quản lý chất thải y tế năm2007 của Bộ y tế,chất thải rắn y
tế phải được phân loại tại nguồn, và trong quá trình thu gom phải có bao bì , túi đựng phù hợp theo quy định về màu sắc :
- Thùng và túi màu vàng thu gom chất thải lây nhiễm
- Thùng và túi màu đen đựng chất thải nguy hại và chất thải phóng xạ - Thùng và tuí màu xanh thu gom rác thải y tế thông thường và các bình áp suất nhỏ
Bảng 4.7 Hoạt động phân loại chất thải rắn y tế
Thông tin Có Không
Chất thải rắn y tế đều được phân loại ngay tại nơi phát sinh Có Chất thải sắc nhọn đều được bỏ vào dụng cụ đựng chất thải sắc
nhọn theo đúng quy định, có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải nguy hại
Có Chất thải lây nhiễm đều được bỏ vào thùng / túi màu vàng đựng
chất thải lây nhiễm kèm biểu tượng nguy hại sinh học
Có Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ phòng xét nghiệm
đều được xử lý ban đầu trước khi bỏ vào túi/thùng màu vàng đựng chất lây nhiễm kèm biểu tượng nguy hại sinh học, có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải
Có
Chất thải hóa học nguy hại đều được bỏ vào túi/thùng màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại, có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
Có Chất thải gây độc tế bào phát sinh từ khu điều trị bằng hóa trị liệu
đều được bỏ vào túi/thùng màu đen có biểu tượng chất gây độc tế bào và dòng chữ “CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO”, có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
Không
Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ thiết bị y tế chứa thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị) đều được bỏ vào túi/thùng ô màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại, có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
Có
Chất thải phóng xạ phát sinh từ khoa chẩn đoán hình ảnh, khu xạ trị đều được bỏ vào túi/thùng màu đen có biểu tượng chất phóng xạ và có dòng chữ “CHẤT THẢI PHÓNG XẠ”, có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
Có
Chất thải giải phẫu đều được bỏ vào túi màu vàng, có dòng chữ “CHẤT THẢI GIẢI PHẪU”, có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
Có Chất thải tái chế đều được đựng trong túi/thùng màu trắng kèm
biểu tượng “CHẤT THẢI CÓ THỂ TÁI CHẾ”, có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
Có Chất thải thông thường đều được đựng trong túi/thùng màu xanh
và không lẫn chất thải nguy hại.
Có Không bỏ chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường. Có
Quy trình phân loại CTRYT tại bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông được thực hiện khá tốt, quá trình phân loại chất thải sinh hoạt và chất thải y tế được thực hiện ngay tại nguồn phát sinh theo đúng quy định của Bộ y tế. Chất thải sau khi phân loại sẽ được cho vào túi nylon đúng màu sắc quy định , không để lẫn chất thải y tế nguy hại với chất thải sinh hoạt.
-Tại mỗi khoa phòng đều trang bị túi nylon với màu sắc theo quy định của Bộ y tế , các thùng rác đều có chân đạp và được cọ rửa thường xuyên
-Trên các túi cũng có vạch ghi dòng chữ rõ ràng “ không đựng quá vạch này” ở mức 2/3 túi và có dán biểu tượng nguy hại nếu đó là chất thải nguy hại
- Riêng đối với chất thải thông thường thì hiện tại vẫn bỏ chung vào thùng màu xanh và không phân loại trước khi đem đi xử lý. Các hóa chất nguy hại thì cho vào túi màu đen
Các thùng chứa chất thải y tế được đặt hợp ly tại các khoa phòng, Xuyên suốt quá trình khám bệnh, trên xe tiêm và xe thủ thuật đều trang bị túi nylon và thùng đựng vật sắc nhọn và được phân loại trực tiếp.
Thời gian tổ chức thu gom vận chuyển được quy định rõ ràng là 2 lần/ngày: sáng khoảng 7h30, chiều khoảng 16h. Trong trường hợp rác quá nhiều sẽ tiến hành thu gom trái giờ quy định.
Mỗi khoa phòng tự bảo quản lượng chất thải cho đến khi có nhân viên hộ lý đến thu gom. Khi đến giờ quy định vận chuyển, nhân viên hộ lý chịu trách nhiệm lấy rác tại mỗi khoa sẽ tiến hành chất rác từ thùng rác cố định lên xe đẩy, buộc kín miệng túi nylon, thu gom chất thải về nhà lưu giữ.
Có thể thấy việc phân loại cũng như thu gom chất thải tại bệnh viện được thực hiện đúng theo quy định của Bộ y tế, không ứ đọng và không bốc mùi, không ảnh hưởng sức khỏe của toàn thể nhân viên, bệnh nhân và người thăm nuôi trong bệnh viện
Tuy nhiên, quá trình thu gom vẫn còn vài hạn chế :
- Tuy đã được lấy hai lần trong ngày nhưng rác vẫn còn ứ đọng lại nhiều tại các khoa.
- Do diện tích hạn chế, các khu gom rác tại các khoa phòng không cách xa khu vực bệnh nhân và nơi làm việc.
- Thực tế hiện nay là nhiều khi nhân viên thu gom chưa ý thức cao trong việc mang bảo hộ lao động, không chịu mang khẩu trang, thiết bị bảo hộ lao động do họ cảm thấy vướng víu, khó thở khi thao tác thu gom.
4.3.2.3 Công tác vận chuyển CTRYT
Lối vận chuyển chất thải y tế từ các khoa phòng trong bệnh viện sẽ theo lối đi riêng, không đi qua khu vực chăm sóc bệnh nhân và các khu vực sạch khác, chất thải trong suốt quá trình vận chuyển đến nhà lưu giữ phải đảm bảo được cột chặt trong túi màu, không phát sinh mùi và được đưa về nhà lưu giữ chung. Sử dụng phương tiện vận chuyển là xe đẩy tay, thùng đẩy màu xanh để vận chuyển chất thải sinh hoạt và màu cam để vận chuyển chất thải y tế, tuyệt đối không dùng vào mục đích khác và được vệ sinh sau mỗi lần vận chuyển.
Công tác thu gom vận chuyển CTRYT của bệnh viện nhìn chung luôn tuân thủ theo quy định như sau:
- Hàng ngày rác đều được thu gom vận chuyển đúng giờ quy định. -Nhân viên hộ lý chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển rác.
- Khi rác đầy ở mỗi thùng rác, nhân viên hộ lý đều cột túi và tập trung về vị trí cố định tại mỗi khoa phòng sau khi đầy đủ sẽ bắt đầu vận chuyển.
- Rác luôn thải bỏ dưới mức 2/3 của túi theo quy định.
- Quá trình vận chuyển rác từ các khoa không hề ảnh hưởng đến sinh hoạt, khám và chữa bệnh.
Bảng 4.8 Hoạt động vận chuyển chất thải rắn y tế trong khuôn viên bệnh viện
Thông tin Có Không
Các loại chất thải được vận chuyển từ khoa tới nơi lưu giữ của bệnh viện ít nhất 1 lần/ngày
Có
Xe được đậy kín nắp khi vận chuyển Có
Vận chuyển bằng xe chuyên dụng riêng cho chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường
Thùng Không có xe Có đường vận chuyển riêng về nơi lưu giữ không qua khu
vực chăm sóc người bệnh hoặc nơi tập trung đông người
Có Có quy định giờ vận chuyển chất thải rắn y tế hay không Có Vận chuyển chất thải rắn y tế có đúng giờ quy định hay không Có
( Nguồn: Bệnh viện huyện Thông Nông) 4.3.2.4 Nhà lưu giữ CTRYT
Chất thải y tế sau khi được phân loại, thu gom và vận chuyển đến nơi lưu giữ tại vị trí quy định được gọi là nhà phân loại rác. Quá trình lưu giữ cũng được tách riêng chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt. Thời gian lưu giữ chất thải tại bệnh viện tối đa là 48 giờ, sau đó sẽ được đem đi xử lý. Địa điểm lưu giữ chất thải tại bệnh viện cũng đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nhà chứa rác được bố trí ở khu xử lý chất thải của bệnh viện, xa khu vực các phòng khám và điều trị trung tâm.
- Có đường dành cho xe chuyên chở từ bên ngoài đến. - Có mái che chắn và máy làm lạnh.
- Khu vực nhà chứa rác của bệnh viện được chia làm 2 phần : phần chứa rác sinh hoạt và phần chứa rác y tế.
- Bố trí 01 máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ thấp trong toàn bộ khu vực nhà chứa rác y tế.
Bảng 4.9 Thực trạng nhà lưu trữ chất thải y tế
Thông tin lượngSố Tình trạng
1. Nhà lưu giữ chất thải y tế:
- Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10m.
Có - Có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa
để tránh súc vật, các loài gậm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập.
Có - Có diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh
của cơ sở y tế.
Có - Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống
thấm, thông khí tốt.
Có - Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho
nhân viên vận chuyển, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh.
Có - Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài
vào nhà lưu giữ chất thải của cơ sở y tế
Có 2. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường
được lưu giữ trong các buồng riêng biệt.
Có 3. Chất thải để tái sử dụng, tái chế được lưu giữ riêng. Có 4. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế
không quá 48 giờ trong điều kiện thường và không quá 72 giờ trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh.
Có 5. Chất thải giải phẫu được chuyển đi chôn lấp hoặc tiêu
hủy hàng ngày.
Tình trạng rác sinh hoạt tập trung ngoài trời gây ô nhiễm, xuất hiện mùi hôi và côn trùng gây bệnh. Ngoài ra, bên trong nhà lưu giữ, rác vẫn còn rơi vãi dưới sàn nhà như găng tay y tế, khẩu trang…
Nền nhà ẩm ướt, xung quanh nhà lưu giữ không có hệ thống hàng rào che chắn, bảo vệ. Vấn đề cấp bách hiện tại là bệnh viện cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng lại nhà lưu giữ rác, khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại để hoàn thiện hơn công tác bảo quản chất thải phát sinh trước khi xử lý để đảm bảo sức khỏe cho mọi người và hoàn thiện việc bảo vệ môi trường bệnh viện
4.3.2.5 Xử lý CTRYT
Rác thải y tế là nguồn lây lan bệnh và ô nhiễm môi trường, nên luôn được bệnh viện kiểm soát nghiêm ngặt là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tại bệnh viện.
Những rác lây nhiễm cao, bệnh viện luôn theo quy định xử lý giai đọan đầu trước khi thải bỏ vào túi và thùng rác.
Đối với các chất thải y tế nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao từ phòng xét nghiệm, phòng điều trị người bệnh truyền nhiễm (găng tay, lam kính, ống nghiệm sau khi xét nghiệm, đờm tại khoa của bệnh nhân lao …), bệnh viện đều thực hiện xử lý ban đầu bằng hóa chất hay bằng autoclave (nồi hấp) trước khi thu gom đến nơi tập trung chất thải.
Đặc biệt, chất thải phóng xạ phải được thu gom và xử lý theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ theo các quy định hiện hành của nhà nước.
Bảng 4.10 Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế
Tên /loại chất thải rắn y tế Đơn vị tính Tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong năm 2013 Lượng chất thải rắn được xử lý đạt yêu cầu trong năm
2013
Lượng chất thải rắn chưa được xử lý còn
lưu giữ tại bệnh viện trong năm 2013 Tên phương pháp công nghệ được xử lý được xử dụng Chất thải rắn thông thường kg 9.800 9.600 Không có Chất thải rắn được
phép thu gom, tái chế kg 1.200 1.200 Không có Chất thải rắn lây nhiễm kg 3.240 3.240 Không có Xử lý bằng lò đốt Chất thải sắc nhọn kg 120 120 Không có Chất thải hóa học nguy hại kg 24 24 Không có Chất thải rắn phóng xạ kg 0 0 Không có
(Nguồn : Bệnh viện huyện Thông Nông)
Đối với chất thải có thành phần nguy hại, chất thải lây nhiễm, chất thải giải phẫu, chất thải sắc nhọn đều được xử lý bằng phương pháp đốt trong lò đốt.
Bệnh viện có lò đốt được đưa vào sử dụng năm 2009 với công suất là 25kg/h đảm bảo đạt yêu cầu xử lý của bệnh viện
Bảng 4.11: Kết quả phân tích lò đốt rác STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả thử
nghiệm So sánh với QCVN 02:2008/BTNMT 1 Bụi mg/m3 102 115 2 NOx mg/m3 176 250 3 SO2 mg/m3 235 300 4 CO mg/m3 46 100 5 HCl mg/m3 62 100 6 HF mg/m3 <0,1 2
(Nguồn: Bệnh viện huyện Thông Nông)
Chi phí cho quản lý và xử lý chất thải rắn y tế là 26.180.000/năm. Ngoài