Để đánh giá một chương trình đào tạo phát triển có hiệu quả hay không người ta có thể sử dụng phương pháp đánh giá: định tính và định lượng.
Phương pháp định tính
Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo phát triển bằng phương pháp định tính thường phải trả lời được các câu hỏi sau:
Mục tiêu của chương trình đào tạo có thực hiện được không?
Sau khóa học đào tạo, học viên tiếp thu được những gì? Có hài lòng về chương trình đào tạo không?
Khả năng vận dụng kiến thức vào thực hiện công việc như thế nào? Sử dụng các công nghệ vào sản xuất ra sao?
Ngoài ra, ta còn có thể đánh giá qua những thay đổi về nhận thức, hành vi theo hướng tích cực, chẳng hạn như: giảm sai sót trong công việc, ít mắc lỗi hơn, tai nạn lao động giảm, ý thức chấp hành kỷ luật cao hơn.
Phương pháp định lượng.
Thực chất đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực cũng chính là một hình thức đâu tư vốn vào lĩnh vực khác doanh nghiệp phải tính toán đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Do đó khi thực hiện các chương trình đào tạo, các doanh nghiệp nên có dự tính đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt định lượng thông qua việc so sánh, phân tích tổng chi phí lợi ích do đào tạo mang lại.
Khi quá trình đào tạo kéo dài nhiều năm, tổng chi phí đào tạo cần được quy về giá trị hiện thời. Lợi ích bằng tiền do đào tạo mang lại được xác định bằng khoản chênh lệch giữa lợi ích hàng năm do nhân viên mang lại cho doanh nghiêp trước và sau đào tạo. Thông thường có thể sử dụng hai cách tính chi phí-hiệu quả của giáo dục, đào tạo.
Thứ nhất, theo giá hiện tại thuần (NPV) NPV=∑t ( +− )t r Ct Bt 1 1 Trong đó:
Bt là lợi ích gia tăng do kết quả đào tạo năm t Ct là chi phí tăng thêm đào tạo năm t
r là mức lãi suất chiết khấu (có thể lấy r là lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng, lãi suất trái phiếu..
Nếu NPV >0 doanh nghiệp nên áp dụng chương trình đào tạo. Khi đó, đào tạo không những mang lại các giá trị tâm lý xã hội mà còn một hình thức đầu tư có lời nhiều hơn so với khi đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác.
Thứ hai, hệ số hoàn vốn nội bộ(IRR): IRR= r1 + (r1- r2) 2 1 1 NPV NPV NPV + Trong đó:
- r1 lãi suất chiết khấu ứng NPV1 có giá trị dương gần bằng 0 - r2 lãi suất chiết khấu ưng NPV2 có giá trị âm gần bằng 0 - NPV1 : tổng giá trị hiện tại thuần ở mức chiết khấu r1 - NPV2 : tổng giá trị hiện tại thuần ở mức chiết khấu r2
So sánh IRR trong đào tạo với IRR chung trong doanh nghiệp sẽ có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi đầu tư trong đào tạo có hiệu quả cao hay không. Thông thường, doanh nghiệp chỉ nên đào tạo khi IRR trong đào tạo cao hơn IRR trong các hình thức khác.
Tuy nhiên trong thực tế, các doanh nghiệp thường rất dễ xác định các khoản chi phí trong đào tạo nhưng lại không xác định được hoặc rất khó xác định được các lợi ích bằng tiền do đào tạo mang lại, nhất là đối với các khóa học nâng cao năng lực quản trị. Đây cũng chính là một lý do khiến các doanh
Thứ ba, cũng có thể sử dụng phương pháp so sanh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra ban đầu:
P=TR- TC
Trong đó:
P: lợi nhuận thu được sau 1 năm kinh doanh TR: tổng doanh thu sau 1 năm kinh doanh
TC: tổng chi phí bỏ ra sau 1 năm ( chi phí kinh doanh và chi phí đào tạo)
Nếu doanh thu mà doanh nghiệp đạt được có thể bù đắp được chi phí kinh doanh và chi phí đào tạo tức là doanh nghiệp hoạt động có lãi(P>0) và kết quả đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã phát huy hiệu quả của nó. Còn ngược lại, nghĩa là doanh nghiệp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (P<0) và kết quả đào tạo ứng dụng vào sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả.
1.7. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực
Như chúng ta đã nghiên cứu ở phần (1.6.1.6) có 2 phương pháp đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực: định lượng và định tính. Thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
1.7.1. Đánh giá thông qua mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo là cái đích cần đạt đến của chương trình đào tạo doanh nghiệp lập ra mục tiêu cần đạt trước khi tổ chức thực hiện rồi lấy đó làm căn cứ đánh giá chất lượng đào tạo sau này.
Sau mỗi chương trình đào tạo, doanh nghiệp phải trả lời được: mục tiêu có đạt được không? đạt được ở mức độ nào? Mục tiêu nào được thực hiện tốt nhất?
Đây là một công cụ hiệu quả nhất đánh giá hiệu quả công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Nếu lượng lợi nhuận đem lại lớn hơn chi phí bỏ ra thì chương trình đào tạo phát triển đó mới được coi là có hiệu quả.
1.7.3. Thời gian thu hồi vốn đào tạo
Ta có công thức:
Tn=
M Cd
Trong đó:
Tn : thời gian thu hồi phí đào tạo(năm) Cd : tổng chi phí đào tạo
M: thu nhập công nhân được đào tạo trong một năm
Thông qua chỉ tiêu này chúng ta có thể biết được thời gian thu hồi đủ lượng chi phí bỏ ra cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Thời gian này càng rút ngắn thì tính hiệu quả của công tác này càng cao.
1.7.4. Năng suất lao động sau khi được đào tạo
Bằng việc so sánh năng suất lao động sau đào tạo với trước đào tạo ta có thể đưa ra kết luận có hiệu quả của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực về tăng năng suất lao động. Năng suất lao động cao hơn so với trước khi đào tạo chứng tỏ chương trình đào tạo có hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi đánh giá cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng khác để tránh kết luận sai lầm.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NÔNG NGHIỆP
2.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phat triển của công ty
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần May nông nghiệp có tiền thân là Xí nghiệp may nông nghiệp thuộc Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngày nay trong nền kinh tế mở, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập với thế giới, để đảm bảo phù hợp cho sản xuất kinh doanh được phát triển, phát huy tối đa nội lực, năng lực sáng tạo, ý kiến đóng góp của các thành viên trong doanh nghiệp, Công ty đã tiến hành đi vào cổ phần hóa doanh nghiệp, theo chủ trương của Chính Phủ và đổi tên thành Công ty cổ phần May nông nghiệp, đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2005.
Tên giao dịch trong nước: Công ty cổ phần May nông nghiệp Tên giao dịch quốc tế: Agreculture garment joint stock company Địa chỉ: số 01- ngõ 120 Trường Chinh- Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: (04)8525054- 8523373-5767731
Fax : 04 8524492
Emai: egcarpm@hu.vnn.vn
Công ty cổ phần May nông nghiệp là một đơn vị có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật doanh nghiệp, Công ty hoạt động hạch toán độc lập các khoản thu chi có tài khoản tiền Việt và ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Trong những năm qua Công ty đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Tài khoản ngoại tệ : 43210137000010
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất gia công quần áo bảo hộ lao động và may quần áo xuất khẩu. Sản phẩm của Công ty gồm các mặt hàng chủ yếu như: áo Jacket 3 lớp, 2 lớp, 1 lớp; quần áo thể thao; áo sơ mi; váy hoa ngắn; váy hoa dài, quần áo bảo hộ lao động, quần áo đồng phục. Ngoài ra, để theo kịp với xu thế hội nhập và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, Công ty còn tham gia kinh doanh một số ngành nghề khác như:
• Kinh doanh bất động sản, vật tư thiết bị, vật liệu XD, văn phòng cho thuê.
• Xây dựng các công trình thủy lợi giao thông, công nghiệp, dân dụng.
• Kinh doanh dịch vụ nông lâm hải sản, thương mại.
• Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa.
• Đào tạo may công nghiệp.
Ra đời trong hoàn cảnh quan hệ kinh tế cũ bị phá vỡ do ảnh hưởng của Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu tan rã nên Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở ban đầu chỉ thô sơ với một dãy nhà khung kho Tiệp, một dãy nhà cấp 4 đã hỏng cùng một số thiết bị máy móc củ kỹ. Nhưng dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã không ngừng nỗ lực, cố gắng hết sức tổ chức lại bộ máy quản lý, sắp xếp lại bộ máy tổ chức sản xuất, đổi mới phương thức hoạt động đã đưa Công ty ngày một phát triển và tạo được uy tín trên thị trường quốc tế và trong khu vực.
Thành quả đạt được sau những cố gắng không mệt mỏi đó là vào tháng 03/1993 nghị định số 338/HĐBT-QĐ ngày 24/03/1993, Nhà nước sắp xếp lại sản xuẩt và đổi tên xí nghiệp thành Công ty may xuât khẩu Phương Mai. Như vậy chỉ sau hơn 3 năm hoạt động vươn lên muôn vàn khó khăn Công ty đã trở thành một doanh nghiệp được đánh giá là có cơ sở vật chất tốt, đội ngũ lao
động và quản lý có chuyên môn cao và tạo được uy tín và chỗ đứng riêng trên thị trường.
Không dừng lại ở đó, để phù hợp với tình hình kinh tế thị trường mới, Công ty còn phải tăng cường đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm với kỹ thuật và mỹ thuật hợp thời trang. Đồng thời Công ty luôn mở rộng và tìm kiếm những thị trường ổn định lâu dài, tạo được việc làm thường xuyên cho người lao động, từ đó khẳng định sự tồn tại, phát triển và đi lên của Công ty trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Đến cuối năm 2004, thực hiện chủ trương của Đảng và Nghị định 100 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Công ty đã tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp và chuyển đổi thành Công ty cổ phần May nông nghiệp theo quyết định số 5364 ngày 15/12/2004. Từ ngày 01/01/2005 Công ty bắt đầu đi vào hoạt động với tư cách là là một Công ty cổ phần với 100% vốn do các cổ đông góp vốn.
2.1.2. Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và bộ máy kế toán của công ty