Xác đinh mục tiêu và xây dựng chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần May nông nghiệp (Trang 25 - 27)

 Xác định mục tiêu đào tạo.

Xác định mục tiêu đào tạo là việc xác định kết quả của hoạt động đào tạo. Nó bao gồm các kiến thức kỹ năng cần phải đào tạo và trình độ kiến thức kỹ năng có được sau đào tạo, số lượng và cơ cấu học viên, thời gian đào tạo.

Việc xác định mục tiêu đào tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực và là cơ sở để đánh giá trình độ chuyên môn của người lao động trong mỗi doanh nghiệp. Suy cho cùng mục tiêu đào tạo phát triển dù thế nào đi nữa cuối cùng vẫn là góp phần

tăng doanh thu, lợi nhuận và chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp với thị trường… Các mục tiêu về đào tạo phát triển có thể hạn hẹp, giới hạn vào khả năng của một chức vụ nào đó. Mục tiêu cũng có thể dàn trải rộng như nâng cao kỹ năng tay nghề cho công nhân kỹ thuật trong phạm vi các phân xưởng.

 Xây dựng chương trình đào tạo.

Trên cơ sở những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, chúng ta tiến hành xây dựng chương trình đào tạo phát triển. Mặc dù đây chỉ là bước đầu tiên nhưng nó có vai trò rất quan trọng. Đó là cơ sở để ta thực hiện các giai đoạn đầu đào tạo phát triển theo trình tự và khoa học. Việc xây dựng chương trình đào tạo phát triển hợp lý, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu đào tạo phát triển được phân tích kỹ càng, chính xác. Nó bao gồm:

Bước 1: Kiểm tra sự khác nhau và phạm vi công việc. Nghiên cứu phạm vi công việc mà học viên sẽ tham gia trong các hoạt động sau khi kết thúc khóa học.

Bước 2: Kiểm tra trình độ theo yêu cầu của công việc sau này.

Bước 3: Kiểm tra nội dung học tập có thích ứng và phương tiện dạy học có phù hợp với công việc và thiết bị sẽ làm không.

Bước 4: Kiểm tra nội dung học tập, an toàn và kiểm soát độ ẩm môi trường đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.

Bước 5: Kiểm tra trình độ đầu vào của học viên để tổ chức đào tạo phát triển.

Bước 6: Kiểm tra quá trình chọc tập bằng việc chuẩn bị một danh mục những chương trình học và sắp xếp thứ tự hợp lý trong quá trình học tập.

Bước 7: Xây dựng môi trường phương pháp đào tạo và phát triển nhằm tạo động cơ động viên, khuyến khích người học.

Bước 8: Điều chỉnh thời gian đào tạo phát triển chính thức cho quá trình đào tạo phát triển kỹ năng môn học quan trọng phải thực hiện trước.

Bước 9: Lập kế hoạch đánh giá quá trình đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thành chỉ tiêu đánh giá và đưa ra kết quả đánh giá chính xác để cải tiến hơn nữa trong quá trình đào tạo phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần May nông nghiệp (Trang 25 - 27)