Kỹ thuật Điện tử Tin học Hồng Đức.
Công ty thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể là trích 9,5% từ tiền lương, tiền công của người lao động, trích 23% trên tổng quỹ lương tính vào chi phí.
* Phương pháp trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN:
Phương pháp tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo lương phải trả CNV.
BHXH trong tháng phải trả phải trích
= =
Σ số tiền lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng
x x 2 24% Trong đó: + 17% tính vào CP + 7% người lao động nộp
- BHYT phải trích trong tháng = Σ số tiền lương cơ bản phải trả
Trong đó: + 3% tính vào CP
+ 1,5% người lao động nộp
- BHTN phải trích trong tháng = Σ số tiền lương cơ bản phải trả
công nhân viên trong tháng x 2% Trong đó: + 1% tính vào CP
+ 1% người lao động nộp - KPCD trong tháng phải
trả phải trích =
Σ số tiền lương thực tế phải trả
công nhân viên trong tháng x 2% Trong đó: + 2% tính vào CP
Quy định về thời gian và mức hưởng các khoản trợ cấp trong công ty như sau:
Chế độ ốm đau:
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động là 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng đủ từ 15 năm đến dưới 30 năm.
- Mức trợ cấp ốm đau trong khoảng thời gian trên bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Chế độ khi con ốm đau:
- Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi, tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.
Chế độ thai sản:
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày, trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần 1 khám thai.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Lao động nữ sinh con được nghỉ 4 tháng ( áp dụng sinh trước 1/5/2013) sau ngày 1/5/2013, Lao động nữ dược nghỉ trước và sau sinh con là 06 tháng, trường hợp lao động nữ sinh đôi trở nên thì tính từ con thứ 2 trở đi , cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng, thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
-Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
Chế độ tai nạn lao động:
Nhân viên trong công ty được hưởng chế độ tai nạn lao động khi: + Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+ Ngoài nơi làm việc và ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc cho công ty;
+Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động trong các trường hợp trên.
- Suy giảm từ 5% đến 31% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung. Ngoài mức trợ cấp trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung. Ngoài mức trợ cấp trên, hàng tháng người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để
điều trị.
Khi người lao động nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ BHXH cho từng người và từ các phiếu nghỉ BHXH kế toán lập bảng thanh toán BHXH.