Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại tổng công ty đầu tư và phát triển đô thị - công ty cổ phần (Trang 25 - 27)

- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất có khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất nhiều, thường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và điều kiện

3.1.4Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị Công ty cổ phần

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CÔNG TY CỔ PHẦN

3.1.4Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị Công ty cổ phần

3.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị - Công ty cổphần phần

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty

Do đặc điểm của ngành xây dựng là sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài... nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý có những đặc điểm riêng. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Để phù hợp với trình độ của cán bộ và nhân viên quản lý trong Tổng công ty. Tổng công ty đầu tư phát

triền đô thị- Công ty cổ phần tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Tổng Giám đốc Tổng công ty là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và các bộ phận khác cũng như hoàn toàn chịu trách nhiệm trước HĐQT và các cổ đông.

+ Đại hội đồng cổ đông: Được tổ chức thường niên hằng năm đề ra quy chế hoạt động của công ty cũng như phương hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty.

+ Hội đồng quản trị: Có trách nhiệm giám sát hoạt động của Tổng công ty thông qua Tổng giám đốc, đảm bảo Tổng công ty hoạt động theo mục tiêu mà các cổ đông thống nhất tại đại hội cổ đông hằng năm. Trong một số trường hợp là người có quyết định cuối cùng nhằm giải quyết công việc trong Tổng công ty.

+ Ban kiểm soát: Hỗ trợ cho Hội đồng quản trị trong công tác quản lý đồng thời giám sát công việc của Hội đồng quản trị

+Tổng giám đốc: Là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty cử ra, đề cao trách nhiệm cá nhân, tăng cường kỷ luật hành chính, giữ vai trò chủ đạo và chịu trách nhiệm trước HĐQT cũng như đại diện cho quyền lợi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty.

+ Các phó tổng Giám đốc: Trợ giúp cho Tổng giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện nhiệm vụ bố trí, theo dõi, sắp xếp lại đội ngũ lao động trong Công ty về số lượng, trình độ nghiệp vụ .Đồng thời làm nhiệm vụ tính toán tiền lương, tiền thưởng.

+ Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc thực hiện đúng chế độ tài chính kế toán theo quy dịnh của nhà nước. Đồng thời, phòng tài chính kế toán quản lý nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra việc sử dụng và bảo toàn vốn, tài sản. Phòng tài chính kế toán còn có nhiệm vụ tổ chức hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tính toán và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, chủ động lập kế hoạch tháng, quý, năm theo dõi, kiểm tra, giám sát từng đơn vị, từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty, quản lý tốt các loại vốn, chủ động khai thác các nguồn vốn để phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh của đơn vị ,giúp tổng giám đốc nghiên cứu, đề ra phương án phát triển của Tổng công ty.

+ Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ khai thác bán hàng, đảm bảo việc phân phối đại lý cho các cửa hàng, xem xét biến động và nhu cầu của thị trường để kịp thời báo cáo, theo dõi thu hồi công nợ...

+ Phòng kế hoạch kỹ thuật: Chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ở các phân xưởng, xí nghiệp. Xây dựng đề cương và triển khai các đề tài khoa học - kỹ thuật, các dự án về sản xuất công trình, làm hồ sơ dự thầu, đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản, tập hợp những sáng kiến cải tạo kỹ thuật trong Tổng Công ty và tiếp cận thị trường mua bán sản phẩm hàng hoá và tìm nguồn nguyên liệu, tìm nguồn tiêu thụ, xây dựng các biểu, đồ thị thể hiện mức tăng trưởng của công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh: Chức năng lên kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như xác định các mức kỹ thuật của công trình xây dựng: Ngoài ra phòng còn đảm nhận các công việc như, giám sát, thanh tra tiến độ thi công tại các công trường xây dựng, kiến nghị sử dụng các MMTB thi công hiện đại có công suất cao, đảm bảo chất lượng đúng quy trình kỹ thuật.

+ Tổ xe máy: Có nhiệm vụ lái, điều khiển các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy kéo phục vụ cho xây dựng của công trình.

+ Các nhà máy, xí nghiệp, đội xây dựng: Có chức năng sản xuất, kinh doanh gạch và các loại vật liệu, xây dựng và thi công các công trình nhằm phục vụ việc bán và cung ứng sản phẩm cần thiết cho ngành xây dựng. Chịu sự chi phối của giám đốc và báo cáo thực tế diễn ra nơi thuộc quyền quản lý của mình.

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại tổng công ty đầu tư và phát triển đô thị - công ty cổ phần (Trang 25 - 27)