Mỗi ngân hàng đều có một chiến lược kinh doanh khác nhau, vì thế chính sách lãi suất cũng khác nhau.Tuy lãi suất là do ngân hàng Nhà Nước ấn định ở mức cơ bản nhưng các ngân hàng thương mại vẫn có thể điều chỉnh lãi suất linh hoạt xoay quanh mức này. Nguồn vốn chính là yếu tố đầu vào trong kinh doanh của ngân hàng. Để tăng cường nguồn vốn cho ngân hàng thì bản thân họ phải có những chính sách huy động vốn phù hợp. Vì thế, mỗi ngân hàng thương mại phải xây dựng cho mình một chính sách lãi suất để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Lãi suất là yếu tố cấu thành nên thu nhập, chi phí của ngân hàng. Vì thế, nếu lãi suất biến động sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của ngân hàng. Khi mọi người gửi tiền vào ngân hàng, điều đầu tiên họ quan tâm là lãi suất huy động của ngân hàng. Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội cần tăng lãi suất đối với các loại tiền gửi trung và dài hạn. Trong xu thế mà ngày càng nhiều các ngân hàng được thành lập, để có thể duy trì ổn định nguồn vốn huy động của ngân hàng, chi nhánh Vietcombank Hà Nội cần phải có chính sách lãi suất hợp lý để đảm bảo kích thích người gửi tiền, vừa phù hợp với lợi ích của ngân hàng. Chi nhánh Vietcombank Hà Nội nên áp dụng chính sách huy động vốn bậc thang để thu hút khách hàng. Bởi vì với hình thức này, khách hàng có thẻ rút tiền trước hạn
mà không bị thiệt thòi, ngân hàng cũng có nguồn vốn ổn định. Chỉ có điều chỉnh lãi suất một cách phù hợp, từ đó điều chỉnh nguồn vốn huy động ổn định thì ngân hàng mới có thể kinh doanh một cách hiệu quả.Chẳng hạn khi có một dự án hiệu quả tốt nhưng đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong dài hạn. Tuy nhiên, ngân hàng lại chỉ huy động được nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng trong trường hợp cần thiết. Nếu ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi thì phải tăng lãi suất cho vay. Điều đó sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp sử dụng vốn vay của ngân hàng và ngân hàng sẽ bất lợi trong hoạt động cho vay. Ví dụ trong năm 2008 khi lãi suất cơ bản lên quá cao, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất tín dụng lên đến 20%/năm. Các doanh nghiệp cần vốn mặc dù muốn vay nhưng không đáp ứng được lãi suất cao như vậy. Vì thế, làm giảm dư nợ tín dụng của chi nhánh Vietcombank Hà Nội nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam. Trong điều kiện cạnh tranh của thị trường, lãi suất huy động có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn. Sự lên xuống bất thường của lãi suất trong việc kinh doanh theo cơ chế thị trường có rủi ro tương đối cao, khó lường trước. Do vậy, lãi suất của ngân hàng cần phải xác định hợp lý cho từng loại vốn, bảo đảm hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng, hấp dẫn đối với khách hàng. Chi nhánh cần có chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp với từng thời kỳ, từng địa nơi ngân hàng đặt địa điểm giao dịch. Ngân hàng cần có chính sách lãi suất vừa hấp dẫn người gửi tiền, vừa hạn chế gia tăng lãi suất đầu ra, cụ thể như sau:
-Nâng lãi suất tiền gửi trung và dài hạn, hạ thấp lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn ngắn. Đảm bảo lãi suất trung bình không tăng lên đối với toàn bộ nguồn vốn huy động.
-Lãi suất được xây dựng phù hợp với từng đối tượng gửi tiền, từng khu vực dân cư, trong từng thời điểm cụ thể. Lãi suất phải được xây dựng dựa trên tình hình tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát.
-Chiến lược lãi suất của ngân hàng xây dựng thay đổi linh hoạt nhưng phải tuân theo lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà Nước và trong biên độ giao động cho phép.