5. Kết cấu của chuyên đề
1.9.5.3. Địnhmức chi phí sản xuất chung
CPSXC phân bổ trong kỳ = Số giờ lao động thực tế tính cho 1 giờ X Giá định mức chi phí SX cho một giờ Công thức tính giá thành thực tế: Giá thành thực tế = Giá thành định mức +(-) Chêch lệch 1.10. KẾ TOÁN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG SẢN PHẨM VÀ KẾ TOÁN THIỆT HẠI VỀ SẢN PHẨM HỎNG. Ý nghiã của trích lập dự phòng.
Dự phòng thực chất là ghi nhận một chi phí chưa thực chi vào sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính của niên độ kế toán để có nguồn tài chính bù đắp cho niên độ kế toán sau. Trong các giai đoạn trong các thời kỳ phát triển mạnh mẽ trong các doanh nghiệp như hiện nay, cùng với những cơ hội phát triển kinh doanh không tránh khỏi những rủi ro này có thể do nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt.. nguyên nhân chủ quan như thị trường tài chính biến động giá nguyên vật liệu thay đổi. Vì vậy để tránh rủi ro kinh tế việc trích lập dự phòng là yêu cầu bắt buộc của doanh nghiệp. Nó sẽ tạo ra một sự ổn định kể cả khi doanh nghiệp rơi vào tình huống khó khăn, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.
1.10.1. Kế toán trích lập dự phòng hàng tồn kho.
Về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Theo thông tư số 228/TT – BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 và thông tư 34/TT – BTC ngày 14 tháng 03 năm 2013 về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản lập dự phòng, việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém phẩm chất, lac hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luận chuyển…) sản phẩm dở dang chi phí dịch vụ dở dang.
Việc trích lập giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được đảm bảo phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp của bộ tài chính hoăc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn của hàng tồn kho.
Cuối kỳ kế toán khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo
Nếu khoản dự phòng phải lập của năm nay lớn hơn dự phòng lập năm trước thì phần chêch lệch lớn hơn:
Nợ TK 632 : Phần chêch lệch lớn hơn Có TK 159
Nếu khoản dự phòng phải lập của năm nay lớn hơn dự phòng lập năm trước thì phần chêch lệch nhỏ hơn:
Nợ TK 159 : Phần chêch lệch nhỏ hơn Có TK 632.
1.10.2. Kế toán trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm.
Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất và tiến hành lập dự phòng cho từng sản phẩm, hàng hóa, công trình do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng và văn bản quy định khác.
Phương pháp lập dự phòng.
Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất và tiến hành lập dự phòng cho từng sản phẩm, hàng hóa cam kết.
Tổng mức lập dự phòng cam kết với khách hàng nhưng không quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ.
Phương pháp hạch toán.
Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm
Mức dự phòng giàm giá vật tư
hàng hóa
=
Lượng vật tư, hàng hóa tồn kho tại thời
điểm lập BCTC X Giá gốc của hàng tồn kho trên sổ kế toán - Giá trị thuận có thể thực hiện HTK
Nợ TK 641(6415)
Có TK 352 Dự phòng phải trả Phát sinh chi phí bảo hành
Nợ TK 1541, 1542, 1543
Có TK 111, 112, 152, 153.. Cuối kỳ kết chuyển chi phí bảo hành thực tế
Nợ TK 154
Có TK 1541, 1542, 1543 Khi bảo hành xong bàn giao khách hàng
Nợ TK 352: Có TK 154
Nếu khoản trích bảo hành sản phẩm lớn hơn thực tế phát sinh hoàn nhập dự phòng.
Nợ TK 352
Có TK 641(6415)
1.10.3. Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng.
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng. Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại.
+ Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là sản phẩm có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.
+ Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là sản phẩm không thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật hoặc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế.
Trong quan hệ với công tác kế hoạch sản xuất thì loại sản phẩm hỏng trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức (doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong sản xuất) và sản phẩm hỏng ngoài định mức (sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của nhà sản xuất).
Sản phẩm hỏng trong định mức được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác.
TK 1381
TK 334, 152 632
Chi phí sữa chữa sản phẩm hỏng giá trị thiệt hại sản
Có thể sữa chữa được phẩm hỏng ngoài ĐM
TK 154, 155 1388
giá trị sản phẩm hỏng không giá trị phế liệu thu
sửa chữa được hồi và các khoản BT
Sơ đồ 1.9: Thiệt hại sản phẩm ngoài định mức
1.11. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN SỬ DỤNGTRONG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP. TRONG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP.
1.7.1. Tổ chức chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức chứng từ kế toán là việc xác định danh mục chứng từ cần sử dụng, trình tự luân chuyển chứng từ phù hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp.
Các chứng từ cụ thể trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
*Chứng từ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Hóa đơn GTGT
Phiếu xuất kho hoặc phiếu yêu cầu vật tư Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu
*Chứng từ kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Bảng chấm công
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành Bảng thanh toán tiền lương
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Phiếu xuất kho, giấy báo nợ, phiếu chi
Chứng từ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phiếu kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC
Phiếu tính giá thành sản phẩm
Phiếu xác nhận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành
1.7.2.Tổ chức sổ kế toán và quy trình ghi sổ kế toán
Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, hiện nay các doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau :
- Hình thức kế toán Nhật ký chung ; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ; - Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ ; - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính. (gọi tắt là kế toán máy)
Cụ thể khi xét vào phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì mỗi hình thức kế toán có các mẫu sổ như sau :
Tất cả các hình thức kế toán đều giống nhau về các sổ kế toán chi tiết. Cụ thể :
Sổ kế toán chi tiết TK 1541-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ;
Sổ kế toán chi tiết TK 1542- Chi phí nhân công trực tiếp ;
Sổ kế toán chi tiết TK 1543-Chi phí sản xuất chung ;
Sổ kế toán chi tiết TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Hình thức kế toán Sổ kế toán tổng hợp
Nhật ký chung - Sổ Nhật ký chung ; Sổ nhật ký đặc biệt.-Sổ cái các TK 1541, 1542, 1543, 154 theo hình thức Nhật ký chung. Chứng từ ghi sổ -Chứng từ ghi sổ ; -Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ; -Sổ cái các TK 1541,1542, 1543, 154 theo hình thức CT – GS. Nhật ký chứng từ -Bảng kê số 4 ; -Nhật ký chứng từ số 7 ; -Sổ cái các TK 1541, 1542, 1543, 154 theo hình thức NKCT Nhật ký- Sổ cái -Nhật ký sổ cái.
(*) Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm : - Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01- DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02- DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03- DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B09- DN
1.11. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
1.11.1. Vai trò của kế toán
Hoạt dộng sản xuất của con người là tạo ra vật chất, là một yếu tố khách quan để duy trì sự phát triển của xã hội loài người. Khi tiến hành hoạt động sản xuất con người nhất thiết phải quan tâm đến các hoạt động đó hay nói cách khác phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động, mà kết quả hoạt động là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả mang lại. Chính vì vậy trong quá trình sản xuất phải quan tâm đến chi phí bỏ ra. Trong kế toán luôn được coi là công cụ hiệu quả nhất trong quản lý. Với chức năng ghi chép, tính toán, phản ánh thường xuyên, sự biến động cả vật tư tiền vốn…kế toán cung cấp nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp để đánh giá phân tích tình hình định mức dự toán chi phí, tình hình sử dụng lao động vật tư tiền vốn có hiệu quả tiết kiệm hay lãng phí từ đó có biện pháp hạ giá thành hay chi phí.
Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản phẩm, lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm, chính vì vậy kế toán là một công cụ quản lý là một yếu tố khách quan có vai trò quan trọng trong việc quản lý kinh tế nói chung và quản lý sản xuất nói riêng. Đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay khi mà chi phí đang là một vấn đề sống còn, vấn đề trọng tâm mà các doanh nghiệp quan tâm. Do đó kế toán tập hợp chi phí san xuất càng có vai trò quan trọng ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp
1.11.2. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Hiện nay mục tiêu của doanh nghiệp là phải đi tìm mọi mục tiêu phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đứng trên góc độ quản lý thì phải biết con đường hình thành nên giá thành sản phẩm, biết được các yếu tố nào làm tăng hoặc làm giảm giá thành, từ đó có biện pháp cần hạn chế, loại trừ các ảnh hưởng các nhân tố tiêu cực, khai thác khả năng tiềm tàng trong quản lý, sử dụng nguồn vât tư lao động… Căn cứ đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm theo phương phá tính giá thành thích hợp.
Tổ chức tập hợp và phân bổ tổng loại chi phí theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp đã chọn, cung cấp kịp thời những thông tin về các khoản mục chi phí và các yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành và giá thàn đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành xác định.
Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế toán giá thành và hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp để không ngừng tiết kiệm chi phí.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH LAM SƠN - SAO VÀNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LAM SƠN - SAO VÀNG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Tên công ty: Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng.
Tên giao dịch quốc tế: LAM SON - SAO VANG LIMITED COMPANY Tên viết tắt: LSC; Ltđ
Địa chỉ: Khu1 Thị trấn Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa. Điện thoại: 0373 835 103
Mã số thuế: 2800.786.957
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng
Nông trường quốc doanh Sao Vàng được thành lập từ năm 1960, tiền thân là tập đoàn sản xuất Miền Nam, nhiệm vụ khi thành lập là khai hoang, xây dựng kinh tế kết hợp với an ninh quốc phòng. Diện tích đất đai được quy hoạch là 2.831,8ha, trên địa bàn của 5 xã: Xuân Phú, Xuân Thắng, Thọ Lâm, Thọ Xương, Xuân Sơn.
Từ khi thành lập đến nay đã nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Những năm đầu thành lập Nông trường vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa khai hoang trồng mới cây cà phê.
Đến năm 1976 phá bỏ cây cà phê chuyển sang trồng mía, chế biến mật, rượu, đường, chăn nuôi lợn thịt và lợn nái sinh sản. Từ năm 1994 đến nay, Nông trường tập trung sản xuất chính là cây mía nguyên liệu và cây cao su.
Suốt thời gian sản xuất trong nền kinh tế hoạch hóa, Nông trường đã làm tốt vai trò kinh tế chủ đạo, trung tâm đi đầu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật đáp ứng nhu cầu vật chất cho nền kinh tế. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển nông nghiệp đã tạo lập được vị thế trên địa bàn tỉnh, sản xuất kinh doanh liên tục có lãi, thu nhập và đời sống người lao động không ngừng tăng lên.
đặc biệt là nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, các nông trường quốc doanh nói chung gặp nhiều khó khăn do sản xuất thuần nông và không gắn sản xuất với chế biến công nghiệp, đất đai giao ổn định cho các nông hộ tự sản xuất, nguồn thu chủ yếu là các khoản thu từ sử dụng đất, vì vậy Nông trường đã không phát huy được đúng vai trò của mình như thời kì trước
Đứng trước những khó khăn, thử thách như vậy, với một đơn vị có bề dày truyền thống, Đảng bộ Nông trường Sao Vàng đã quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và vận dụng sáng tạo thực tiễn của Nông trường.
Ngày 17/12/2003 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định số 4826 và 4259/QĐ-CT góp toàn bộ vốn Nhà nước tại Nông trường Sao Vàng liên doanh với Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, thành lập thí điểm mô hình Công ty TNHH hai thành viên Lam Sơn - Sao Vàng. Vốn điều lệ 20 tỷ đồng (Công ty CP mía đ- ường Lam Sơn 90,5%,Nhà nước 9,5%). Ngày 26/12/2003 Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp giấy đăng ký kinh doanh số 2602.00693 với các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và dịch vụ.
Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng ra đời và đi vào hoạt động có nhiều thuận lợi cơ bản: Nông trường Sao Vàng có truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển, có tiềm năng về đất đai, lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nay hợp tác với Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, là đơn vị anh hùng thời kì đổi mới, một công ty có tiềm năng kinh tế tài chính vững mạnh, có tên tuổi trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thị trường
Như chúng ta đã biết cách đây 5 năm cả tỉnh Thanh Hóa chỉ có đến khoảng 5 nhà máy gạch tuynel nhưng cho đến cuối năm 2013 cả tỉnh Thanh đã có khoảng 30 nhà máy. Vì vậy trên thị trường tính cạnh tranh rất khốc liệt, các nhà máy đua nhau cạnh tranh về