Quản lý doanh thu bán hàng, doanh số mua vào

Một phần của tài liệu “Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm” (Trang 73 - 76)

- Về kinh tế:

3.2.3.1.Quản lý doanh thu bán hàng, doanh số mua vào

4 Thuế môn bài 80 105 10 9.0 70

3.2.3.1.Quản lý doanh thu bán hàng, doanh số mua vào

Muốn quản lý tốt doanh thu bán hàng, doanh số bán ra chúng ta phải quản lý tốt công tác hóa đơn chứng từ, công tác hạch toán kế toán.

- Tuyên truyền hỗ trợ để doanh nghiệp hiểu, nắm được các chính sách, thông tư, nghị định mới về hóa đơn chứng từ, chế độ hạch toán kế toán để không xảy ra những tình trạng sai sót. Với các doanh nghiệp mới chưa thành thạo với công tác hạch toán- kế toán và công tác quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ, Chi cục thuế cần:

+ Cử các cản bộ quản lý có đủ trình độ và kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ và hướng dẫn ghi sổ sách kế toán, ghi chép số liệu, lập sổ, bảng kê cho phù hợp đến việc lập tờ khai, tự tính thuế.

+ Nếu số doanh nghiệp có nhu cần được hướng dẫn nhiều thì nên tập trung cán bộ kế toán của các doanh nghiệp để mở lớp học, bồi dưỡng do cơ quan thuế phụ trách hoặc do cán bộ Cục thuế, giảng viên Học Viện Tài Chính giảng dạy.

- Tuyên truyền hướng dẫn các DN siêu nhỏ sang năm 2014 phải tiến hành tự in hóa đơn và cơ quan thuế sẽ không bán hóa đơn nữa. Do đó, công tác quản lý cần tăng cường đôn đốc nhắc nhở các DN tiến hành đặt in hóa đơn sớm, tránh tình trạng hết năng không có hóa đơn sử dụng.

- Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh, truyền hình, băng rôn, khẩu hiệu... tới mọi người dân nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về thuế, tạo dựng cho người tiêu dùng có thói quen khi mua hàng lấy hóa đơn chứng từ.

- Để ngăn ngừa tình trạng sử dụng hóa đơn giả thì: Chi cục thuế cần phải có những kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền để đưa ra biện pháp khắc phục đến mức tối thiểu những trường hợp này như: Sẽ nghiên cứu xem xét lại loại giấy in hóa đơn, chứng từ và ký hiệu, mã hiệu của từng loại hóa đơn để chống in giả, làm giả trong khi in nên tạo ra một đặc điểm dễ nhận thấy nhưng khó làm giả để cho người sử dụng dễ nhận diện hóa đơn thật và hạn chế những hành vi làm giả. Thành lập bộ phận giám định ở các cơ quan thuế ở đây được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để giám định các vấn đề về chứng từ hạch toán kế toán, các vấn đề liên quan tới việc tính thuế như: Hóa đơn thật giả, chứng từ mới lập hay đã lập từ trước.

- Ngoài ra, việc tổ chức kiểm tra đối chiếu xác minh hóa đơn đang áp dụng tại Chi cục thuế như hiện nay cũng nên được xem xét, nghiên cứu để hoàn thiện cho hiệu quả. Dễ thấy đây là công việc thủ công tốn nhiều công sức, nhiều công đoạn như: phát hiện, báo cáo, làm phiếu yêu cầu xác minh và gửi đi, tổ chức xác minh, gửi kết quả trả lời với thời lượng như vậy thì một lần xác minh sẽ cần ít nhất 4 đến 5 ngày chưa kể các trường hợp phức tạp, điều tra kéo dài dẫn đến tốn kém mất thời gian mà hiệu quả không cao. Từ đó, Chi cục thuế cần có kiến nghị hoàn

thiện quy trình về quản lý việc sử dụng hóa đơn chứng từ của các doanh nghiệp trên máy tính trong phạm vi toàn quốc giúp các Chi cục thuế có thể kiểm tra mã số các hóa đơn chứng từ của các tỉnh có liên quan một cách nhanh nhất, một mặt vẫn tiến hành theo phương pháp cũ nhưng cần có sự linh hoạt trong khi tiến hành xác minh như: trường hợp cán bộ quản lý kiểm tra thấy hóa đơn không hợp lệ hoặc là hóa đơn được đơn vị ngoại tỉnh phát hành ra mà chưa có điều kiện xác minh thì có thể loại số thuế trên hóa đơn ra khỏi số thuế khấu trừ kỳ này chờ đối chiếu xác minh sau và khấu trừ thuế kỳ sau.

- Công tác kiểm tra hóa đơn chứng từ tình hình thực hiện chế độ kế toán cần phải được tiến hành thường xuyên liên tục để phát hiện ra các sai phạm. Muốn thực hiện tốt việc kiểm tra thì cán bộ thuế cần trau dồi nghiệp vụ hơn nữa. Đôn đốc các doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp mình phụ trách. Đối với những doanh nghiệp nào sử dụng hóa đơn không hợp lệ, số thứ tự hóa đơn sử dụng nhảy cóc, mất mát thất lạc hóa đơn thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình, nếu giải trình không hợp lý thì kiên quyết xử phạt. Đối với những ngành nghề khó quản lý thì cán bộ phải chú ý. Ví dụ:

+ Đối với hoạt động xây lắp: quản lý các hợp đồng kinh tế của loại hình này gắn liền với giải trình của đơn vị để tiến độ thực hiện hợp đồng, biên bản nghiệm thu khối lượng công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng, yêu cầu đơn vị viết đầy đủ hóa đơn bán hàng đối với khối lượng hoàn thành bàn giap để theo dõi quản lý chặt chẽ doanh thu và tính thuế GTGT đúng thời điểm.

+ đối với kinh doanh xăng dầu: kiểm tra số lượng tiêu thụ mà cơ sở kê khai với cơ quan thuế và đồng hồ lưu lượng, đồi thời kiểm tra trong sổ sách giao ca với hóa đơn bán hàng… để xác định lượng hàng tiêu thụ.

+ đối với doanh nghiệp thương mại và bán hàng đại lý: Tăng cường công tác kiểm tra tờ khai đối chiếu với tổng giá trị hàng bán: so sáng giá bán và giá mua; kết hợp kiểm tra đối chiếu nơi doanh nghiệp khai thác nguồn hàng so với số liệu kê khai của doanh nghiệp; phối kết hợp với cơ quan quản lý thị trường ấn định giá bán thống nhất cho từng loại mặt hàng được trao đổi trên địa bàn huyện.

+ đối với ngành sản xuất, vận tải: Kiểm tra doanh thu phát sinh gắn với định mức tiêu hoa nguyên vật liệu, chi phí nguyên liệu, vật liệu. Với ngành vận tải, kiểm tra doanh thu cần gắn với định mức tiêu hao xăng, dầu. Khi kiểm tra cần chú ý đến kê khai, hạch toán công suất ghế ngồi của từng đầu xe, tần số hoạt động của xe trong tháng, công suất vận tải hàng hóa. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp hoạt động vận tải rất ít sử dụng vé trong vận tải hành khách, sử dụng hợp đồng, hóa đơn trong vận tải hàng hóa do vậy việc kê khai doanh thu không chính xác, khi kiểm tra cần có sự đấu tranh ấn định doanh số phù hợp.

+ đối với các ngành dịch vụ: Đối với các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn cần kiểm tra chi tiết từng hoạt động như ăn uống, dịch vụ buồng nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác như giặt là, massage… hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn, ăn uống đều không kê khai, hạch toán sổ sách kế toán doanh thu chính xác do vậy ngoài việc kiểm tra cần có sự khảo sát, điều tra để có căn cứ ấn định doanh số.

- Những DN mà qua công tác kiểm tra phát hiện thấy sai phạm thì có các biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nghiêm minh hơn nữa. mặt khác những DN chấp hành tốt sẽ được biểu dương khen thưởng.

Một phần của tài liệu “Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm” (Trang 73 - 76)