0
Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Quản lý giá tính thuế * Quản lý doanh thu bán hàng.

Một phần của tài liệu “GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM” (Trang 44 -47 )

- Về kinh tế:

120 19 15,8 40 33,3 41 34, 215 12, 55 4,2 Kỹ năng giải quyết công

2.2.3.1. Quản lý giá tính thuế * Quản lý doanh thu bán hàng.

bán ra, thuế suất của các mặt hàng. Những khoản này thường chứa đựng nhiểu rủi ro liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế mà ngành thuế nói chung và Chi cục thuế huyện Gia Lâm đang rất quan tâm.

Các doanh nghiệp tự khai, tự nộp số thuế của mình, điều đó tạo cho các doanh nghiệp tính tự giác, trung thực trong khai, nộp thuế. Nhưng đây cũng là kẽ hở, tạo cơ hội cho doanh nghiệp có hành vi gian lận, trốn thuế. Thực tế vẫn còn nhiều DN vi phạm pháp luật về thuế. Do vậy để quản lý tốt căn cứ tính thuế cán bộ thuế cần quản lý các mặt sau: quản lý doanh thu bán hàng, quản lý doanh số mua vào và thuế suất trên cơ sơ hạch toán sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra để tránh tình trạng thất thu thuế.

2.2.3.1. Quản lý giá tính thuế.* Quản lý doanh thu bán hàng. * Quản lý doanh thu bán hàng.

Doanh thu bán hàng coa hay thấp là một trong những yếu tố cho chúng ta biết DN đó tiêu thụ được nhiều hàng hay không. Tình hình sản xuất kinh doanh như thế nào. Doanh thu bán hàng lớn đồng nghĩa với số thuế GTGT đầu ra nhiều. Do vậy số thuế GTGT mà DN phải nộp nhiều. Do vậy mà số thuế GTGT mà DN phải nộp nhiều. Muốn lợi nhuận thu được tối đa, số thuế GTGT phải nộp nhỏ nhất thì DN phải tìm mọi cách trốn, tránh thuế. Sự trốn tránh thuế cụ thể là sự lẩn trốn doanh thu bán hàng được thể hiện trong việc hạch toán sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào bán ra. Do đó, cán bộ quản lý thu thuế cần phải quản lý tốt doanh thu bán hàng trên cơ sở hạch toán sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ của DNNQD, đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra để tránh tình trạng gian lận, thất thu thuế GTGT.

Biểu 6: Tổng Hợp Doanh Thu Bán Hàng Của Một Số DNNQD Được Kiểm Tra Trên Địa Bàn Huyện Gia Lâm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Số DN ĐượcKiểm Tra Thu Kê KhaiTổng Doanh Thu Kiểm TraTổng Doanh Chênh Lệch

2011 250 7825 7832,5 7,5

2012 280 8530 8546,67 16,67

2013 300 8920 8946,8 26,8

Nguồn: Chi cục thuế huyện Gia Lâm

Qua kết quả kiểm tra, ta thấy: Năm 2011 tổng số doanh thu bị bỏ sót là 7,5 tỷ đồng, trung bình mỗi doanh nghiệp bỏ sót 30 triệu đồng doanh thu, năm 2012 là 16,67 tỷ đồng, trung bình mỗi DN bỏ sót 60 triệu đồng, đến năm 2013 con số này tiếp tục tăng lên là 26,8 triệu đồng, trung bình mỗi DN bỏ sót 89 triệu đồng. Có thể đánh giá, việc kê khai doanh thu bán hàng của các DN trên địa bàn chưa tốt, hầu hết các doanh nghiệp đều khai giảm doanh thu nhằm giảm số thuế phải nộp. Đặc biệt năm 2013 số doanh thu bình quân mỗi doanh nghiệp bỏ sót lớn, cũng có thể

đánh giá do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khiên các doanh nghiệp phải che dấu doanh thu. Nhưng nhờ công tác chỉ đạo, kiểm tra và quản lý tích cực của cán bộ thuế, tình hình này sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn trong các năm tiếp theo.

Dựa vào thực tế kiểm tra các DNNQD trên địa bàn Huyện, cơ bản công tác quản lý doanh thu của Chi cục tương đối tốt và đang phát huy mạnh. Chi cục đã dần bao quát được các DN, kịp thời phát hiện các DN kê khai sai doanh thu, bổ sung số thuế còn thiếu. Qua đó, ý thức chấp hành của DN cũng tốt hơn trong việc kê khai doanh thu. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra phát hiện một số sai phạm chủ yếu sau:

- Kê khai thiếu hoặc thông đồng với khách hàng ghi giá thấp hơn giá thực tế bán ra

- Bán hàng không xuất hóa đơn xảy ra ở một số DN kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, ăn uống...

- Một số sai phạm trong công tác kế toán như: Kê khai chậm thiếu hay không kê khai doanh thu bán hàng trên sổ kế toán, báo cáo, chênh lệch doanh số giữa liên 1,3 và 2. Vi phạm chính sách chế độ kế toán, hạch toán doanh thu sai thời kỳ, nhằm chuyển doanh thu kỳ này sang kỳ sau.

Để phát hiện ra những sai phạm trên thì cán bộ kiểm tra đã sử dụng các nghiệp vụ như:

+ Kiểm tra việc đánh số liên tục của chứng từ gốc khi xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

+ Xác định bản chất các nguồn thu, các khoản thu không được phản ánh vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

+ Kiểm tra sổ nhật ký bán hàng để xác định các giao dịch thực tế trong ngày, phân loại các giao dịch xem xét thuế suất.

+ Kiểm tra loại hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế.

Cán bộ kiểm tra đã sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết... để tìm ra sai phạm trên.

*Quản lý doanh số mua vào

Doanh số mua vào của DN là cơ sở để xác định số thuế GTGT đầu vào. Nếu đảm bảo đủ các nguyên tắc khấu trừ, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì số thuế đầu vào này sẽ được khấu trừ, làm giảm số thuế phải nộp của DN. Do vậy trong quá trình kê khai nhiều doanh nghiệp kê khai sai doanh số mua vào, việc kê khai sai này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau khách quan hoặc chủ quan từ phía doanh nghiệp.

Vì vậy, để quản lý tốt Doanh số mua vào Chi cục đã chú trọng việc quản lý và kiểm tra các khoản mua vào thoe kê khai của DN. Kiểm tra tính chính xác, hợp lý và đầy đủ của các hóa đơn, chứng từ; đặc biệt chú trọng đến những khoảng mua lớn của DN bằng cách đối chiếu số liệu, chứng từ với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho DN. Sau đây là kết quả kiểm tra doanh số mua vào của một số DNNQD

Một phần của tài liệu “GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM” (Trang 44 -47 )

×