Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 178 - 179)

cho kiểm toán viên

Theo khoản 14 trong tuyên bố LIMA của ITOSAI "Nhân viên cơ quan kiểm toán tối cao phải có đầy đủ năng lực và tư cách đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Và ngay từ lúc tuyển dụng vào biên chế của cơ quan kiểm toán tối cáo cần phải tuyển những nhân viên có kiến thức và năng lực trên mức trung bình, có kinh nghiệm làm việc ở mức thỏa đáng" [14, tr.6]. Như vậy chất lượng hoạt động của cơ quan KTNN phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của KTV. Để không ngừng nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan KTNN và chất lượng kiểm toán dự toán NSNN, KTNN cần tiêu chuẩn hoá đội ngũ KTV nhà nước về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ và trình độ chuyên môn hoá, theo hướng: thống nhất, đa dạng (đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá môi trường đào tạo, đa dạng hoá kiến thức bổ trợ...). Từđó, cân đối giữa số lượng KTV hiện có với nhu cầu nhiệm vụđể xác định số lượng KTV cần tuyển dụng thêm. Trong quá trình tuyển chọn cần chú ý tính cân đối, hợp lý giữa cơ cấu ngành nghề, như các chuyên ngành thu, chi ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản...; cân đối giữa cán bộ, KTV đã có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, nhất là công tác trong ngành tài chính với việc tổ chức thi tuyển tiếp nhận KTV từ sinh viên tốt nghiệp đại học. Đồng thời KTNN có chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, KTV để tránh việc tiêu cực, phiền hà, sách nhiều đối với đơn vị được kiểm toán. Phải nhìn nhận từ thực tế rằng đội ngũ các công chức kiểm toán của KTNN hiện nay được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo

khác nhau có thể đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng về lâu dài thì chưa đáp ứng được yêu cầu. Cần phải xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ công chức kiểm toán về mọi mặt và có mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, thích hợp với từng giai đoạn, trước hết là về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó chú trọng bồi dưỡng về kinh nghiệm kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách và dự toán NSNN. Vấn đề là muốn kiểm tra, kiểm soát được đối tượng và chỉ cho họ thấy những khiếm khuyết thì trước hết KTV phải có trình độ, kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm hơn các đối tượng được kiểm toán.

Để kiểm toán dự toán NSNN, KTV phải có chuyên môn cao, am hiểu nhiều lĩnh vực, cả những vấn đề vi mô và vĩ mô. Muốn vậy việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho KTV phải theo hướng chuyên sâu theo từng loại hình kiểm toán đặc biệt chú trọng đào tạo về kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động, trong đó chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kiểm toán hoạt động, nâng cao trình độ phân tích tổng hợp, các kiến thức quản lý kinh tế, tài chính vĩ mô; kết hợp với việc đào tạo theo từng chuyên đề như, thẩm định dự toán, kiểm toán quá trình đấu thầu, kiểm toán báo cáo quyết toán công trình, kiểm toán điều tra, lập báo cáo kiểm toán... có như vậy mới có thể tiến hành kiểm toán dự toán NSNN bảo đảm chất lượng.

Bên cạnh việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, KTNN cũng cần chú trọng việc trau dồi và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho KTV để bảo đảm chất lượng của hoạt động kiểm toán, hạn chế những thiếu sót của KTV, giữ gìn uy tín cho cơ quan KTNN.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 178 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)