Mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước với các quĩ tài chính nhà nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

nước ngoài ngân sách và các đối tượng thụ hưởng ngân sách nhà nước

Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là một định chế tài chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập với mục đích tập trung một số nguồn lực đểđáp

ứng một số nhiệm vụ chi được xác định. Các nước trên thế giới đều có quỹ tài chính ngoài ngân sách, chủ yếu trong các lĩnh vực an sinh xã hội, chăm sóc y tế, giao thông, lương hưu… Tuy nhiên, mức độ phát triển, quy mô và cơ chế quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách khác nhau. Ở Việt Nam, do yêu cầu tập trung nguồn lực tài chính của Nhà nước để thực hiện một số nhiệm vụ chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước... Do vậy, cần thiết thành lập các quỹ tài chính nhà nước để tập trung nguồn lực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, việc thành lập các quỹ tài chính nhà nước cho các mục tiêu an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, người yếu thế trong xã hội... cũng tạo điều kiện thu hút thêm các nguồn lực cả trong và ngoài nước, giảm bớt bao cấp từ ngân sách và giảm gánh nặng cho ngân sách.

Xét theo mối quan hệ với NSNN, các quỹ tài chính nhà nước được chia thành: Quỹ hoạt động độc lập với NSNN (NSNN không hỗ trợ vốn thành lập ban đầu và kinh phí trong quá trình hoạt động) như: Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; Quỹ bảo hiểm y tế; Quỹ bình ổn giá xăng dầu…; Quỹ hoạt động độc lập tương đối với NSNN (được NSNN hỗ trợ vốn thành lập hoặc/và hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên): Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia; Quỹ bảo vệ môi trường… Như vậy, các quỹ tài chính nhà nước thường có nguồn thu chủ yếu từ NSNN và huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân, việc sử dụng quỹ không hạch toán vào ngân sách mà được quản lý theo các quy định riêng; việc hình thành và sử dụng các quĩđược NSNN hỗ trợ làm nảy sinh một số vấn đề trong việc phân bổ nguồn ngân sách nhưng các giao dịch thực hiện từ các quỹ này không được phân loại theo các tiêu chí như các khoản chi ngân sách, từ đó làm ảnh hưởng đến tính đầy đủ, chính xác của việc phân tích các chương trình chi tiêu của Chính phủ, của NSNN. Do mối quan hệ với NSNN như vậy nên quá trình quản lý điều hành các quĩ được hỗ trợ một phần từ NSNN và quá trình điều hành NSNN phải lưu ý một số nội dung: (i) lưu ý đến việc tự huy động các nguồn lực của Quĩ và khống chế mức chi hỗ trợ từ NSNN để tránh tình trạng nguồn vốn của quĩ chủ yếu là từ NSNN, nguồn vốn tự huy động ít làm tăng gánh nặng, phân tán nguồn lực NSNN; (ii) cần phân định rõ ràng nguồn thu, nhiệm vụ chi của các quĩ tránh trùng lặp nguồn thu, nhiệm vụ chi với NSNN; (iii) cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối

với các quỹ tài chính nhà nước để hạn chế những rủi ro của cơ chế "tự kiểm soát" chi tiêu gây ra (cơ chế tài chính của các quĩ là quĩ tự kiểm soát chi tiêu) nhằm quản lý tốt các quĩ phục vụ các mục tiêu của quĩ và sử dụng hiệu quả kinh phí NSNN hỗ trợ cho quĩ.

NSNN được hình thành đểđáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Như vậy ngoài nhiệm vụ chi thường xuyên (chi hoạt động sự nghiệp, quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh...) để chi hoạt động thường xuyên của nhà nước, chi đểđầu tư phát triển đểđầu tư cơ sở vật chất cho đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chi trả nợ và viện trợ, chi dự trữ... NSNN còn phải thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, điều hành kinh tế vĩ mô như: chi cho các quĩ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (đã trình bày ở trên); chi cho cho vay; bảo lãnh các khoản vay cho doanh nghiệp (Chính phủđứng ra bảo lãnh trường hợp doanh nghiệp không trảđược sẽ chuyển gánh nặng này cho ngân sách)... Các nhiệm vụ chi thường xuyên của NSNN (chi thường xuyên; chi đầu tư phát triển; chi trả nợ và viện trợ; chi dự trữ...) thường được qui định chặt chẽ trong các đạo luật về NSNN; quan hệ giữa NSNN với các đối tượng thụ hưởng, các đối tượng có quan hệ với NSNN trong trường hợp này mang tính pháp lý cao và chủ yếu không mang tính hoàn trả trực tiếp; quá trình quản lý, điều hành, sử dụng NSNN cho các nội dung chi này cần phải xem xét đầy đủ đến yếu tố tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối của ngân sách để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Tuy nhiên khi NSNN thực hiện các nhiệm vụđặc thù như chi cho các quĩ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, chi cho cho vay, bảo lãnh các khoản vay cho doanh nghiệp... là các khoản chi mang tính hỗ trợ của nhà nước vì mục tiêu chung là phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội và có tính đến lợi ích của bên được cho vay, được bảo lãnh...; quan hệ giữa NSNN với các đối tượng trong trường hợp này là quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế với nhau (một bên là nhà nước một bên là các chủ thể khác) vì vậy cần phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội khi sử dụng ngân sách, lợi ích mang lại cho nhà nước và đặc biệt là những ảnh hưởng của các nhiệm vụ chi này đến bội chi ngân sách, nợ công cũng như an ninh tài chính quốc gia.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)