Nâng cao chất lượng kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước để

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 177 - 178)

cung cấp thông tin cho việc đánh giá dự toán ngân sách nhà nước

Chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách có liên quan chặt chẽ đến chất lượng dự toán NSNN, bởi vì nó cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ chi tiết của từng mục thu, chi; lĩnh vực thu, chi; số thu, chi của từng cấp ngân sách để đánh giá tình hình thực hiện thực tế so với dự toán NSNN từ đó chỉ ra những hạn chế trong việc soạn lập, thẩm tra, quyết định dự toán NSNN các năm trước để rút kinh nghiệm cho việc lập, thẩm tra, quyết định dự toán NSNN các năm sau. Đồng thời kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách còn cung cấp thông tin về kết quả áp dụng những giải pháp của chính quyền các cấp trong quá trình quản lý và điều hành ngân sách và tình hình, kết quả thực hiện dự toán ngân sách của năm trước, làm cơ sở cho việc ước thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm nay sát với thực tế. Các nguồn tài liệu, số liệu này giúp cho việc phân tích, đánh giá đưa ra dự báo về tốc độ tăng trưởng ngân sách của năm kế hoạch, từ đó xây dựng dự toán ngân sách sát với thực tế, có tính khả thi hơn. Như vậy, nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách là một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán dự toán NSNN, giúp cho KTNN tư vấn cho Quốc hội, HĐND các cấp quyết định dự toán NSNN. Để nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cần thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau:

(1) Tăng số lượng các cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hướng tới mục tiêu kiểm toán hàng năm đối với báo cáo quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, áp dụng đồng thời cả 3 loại hình kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính để xác nhận số thu, chi ngân sách; kiểm toán tuân thủđểđánh giá việc tuân thủ pháp luật trong quản lý, sử dụng ngân sách và từng bước áp dụng kiểm toán hoạt động đểđánh giá tính tiết kiệm, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và điều hành NSNN.

(2) Rà soát sửa đổi để hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán ngân sách (ngân sách địa phương và ngân sách bộ, ngành), quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN để chuẩn hóa các qui định về kiểm toán quyết toán ngân sách nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán

(3) Rà soát sửa đổi để hoàn thiện hệ thống mẫu biểu, biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán của tổ kiểm toán, báo cáo kiểm toán của đoàn kiểm toán cho phù hợp

khi áp dụng cả 3 loại hình kiểm toán (kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động);

(4) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về kiểm toán ngân sách cả về lý luận và thực tiễn để nâng các chất lượng kiểm toán;

(5) Đổi mới phương thức tổ chức kiểm toán ngân sách, lập kế hoạch kiểm toán trên cơ sởđánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán; tăng cường cả về thời gian và nhân lực cho kiểm toán công tác quản lý, điều hành ngân sách của một cấp chính quyền tại các cơ quản lý tài chính tổng hợp (Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cục Thuế, cục Hải quan...) để đánh giá công tác quản lý, điều hành ngân sách và xác nhận tổng số thu, chi ngân sách của một cấp chính quyền.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 177 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)