0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tổn th−ơng mô bệnh học của viêm thận lupus

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM THẬN TRONG LUPUS BAN ĐỎ Ở TRẺ EM TẠI KHOA THẬN TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 42 -44 )

a. Tổn th−ơng cơ bản gồm các hiện t−ợng sau:

- Tăng sinh tế bào ở cầu thận: Có thể tăng sinh tế bào gian mạch, nội mạc hoặc tế bào biểu mô, đôi khi có sự xâm nhập của tế bào đơn thuần và bạch cầu đa nhân.Sự tăng sinh này với các mức độ rất khác nhau: Có thể chỉ một phần cầu thận hay toàn bộ, cục bộ hay lan toả. Ngoài ra có chỗ bị hoại tử và tạo thành múi. Chúng gồm các hạt và cơ chất bắt màu eosinophilic yếu hoặc tơ huyết (hoại tử dạng tơ huyết)

Tăng sinh tế bào biểu mô có thể bọc xung quanh ổ hoại tử và dính với màng Bowman tạo thành hình liềm

- Các lắng đọng miễn dịch ở cầu thận là dấu ấn của viêm thận lupus. Số l−ợng và định khu đám đọng liên quan chặt chẽ với mức độ nặng và loại tổn th−ơng cầu thận. Đám đọng gian mạch có thể gặp ngay cả ở những bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng bệnh thận. Đám đọng d−ới biểu mô hoặc nội mạc có thể kết hợp với đám đọng gian mạch

D−ới kính hiển vi miễn dịch huỳnh quang cho thấy có IgG, IgM hoặc IgA, ngoài ra có thể có các thành phần bổ thể C3, Ciq, C4: Khoảng 25% bệnh nhân có đầy đủ các chất phản ứng miễn dịch này (immunoreactants), rất đặc tr−ng cho bệnh viêm thận lupus(Cameron 1989)

b. Phân loại tổn th−ơng cầu thận:

Có nhiều cách phân loại mô bệnh học. Một số nhà thận học dựa trên kính hiển vi quang học và kính hiển vi miễn dịch huỳnh quang chia tổn th−ơng viêm thận lupus thành 4 nhóm (phân loại của Pollack cải biến)

- Tổn th−ơng cầu thận tối thiểu - Viêm cầu thận tăng sinh ổ

- Viêm cầu thận tăng sinh lan toả - Viêm cầu thận màng

•Phân loại mô học viêm thận do lupus của TCYTTG ( 1975) và đ−ợc cải biên năm 1995 (ChurgJ, Bernstẹin & Glasock R,J)

Loại I: Bình th−ờng

A: Tất cả kỹ thuật đều bình th−ờng

B: KHVQH thì bình th−ờng, nh−ng có đám đọng d−ới KHV điện tử hoặc miễn dịch huỳnh quang

Loại II: VCT tăng sinh gian mạch

A: Mở rộng gian mạch và /hoặc tăng tế bào nhẹ B: Tăng tế bào vừa ( moderate hypercellulority)

Loại III: VCT ổ và từng đoạn (focal and segmental glomerulonephritis) A: Với tổn th−ơng hoại tử hoạt tính (active necrotizing lesions) B: Với th−ơng tổn đang xơ cứng và hoạt tính (active and sclerssing) C: Với tổn th−ơng xơ cứng

Loại IV: Viêm cầu thận tăng sinh tr−ởng lan toả (diffuse proliferative

glomerulonephritis)

A: Không có tổn th−ơng

B: Với tổn th−ơng hoại tử hoạt tính C: Với tổn th−ơng hoạt tính và xơ cứng D: Với tổn th−ơng xơ cứng

Loại V: Viêm cầu thận màng ( membranous glomerulonephritis)

A: Đơn thuần

B: Phối hợp với tổn th−ơng loại II (A hoặc B)

Loại VI: Viêm cầu thận xơ cứng mãn tính (trích theo P. Niaudet: Treatment of lupus nephritis in children Pediatr nephorl (2000) 14: 158: 166)

Tổn th−ơng hoạt tính gồm: Liềm tế bào, tăng sinh nội mạch, hoạt tử dạng tơ huyết karyorrhexis, huyết khối, quai kim loại ( wire loop) với lắng

đọng miễn dịch d−ới nội mạc, thâm nhiễm bạch cầu ở cầu thận, và thâm nhiễm tế bào đơn nhân ở mô kẽ

Mỗi một tổn th−ơng hoạt tính này đ−ợc chia 0 – 3 độ ( với cả hoại tử và liềm tế bào chia 0 – 6 độ ). Nh− vậy, chỉ số hoạt tính là từ 0 – 24

Các tổn th−ơng hoạt tính có thể hồi phục khi đ−ợc điều trị. Ng−ợc lại, tổn th−ơng không hồi phục cho phép xác định chỉ số mãn tính ( chrronicity index) gồm: Xơ cứng cầu thận, liềm xơ, xơ hoá ống thận và mô kẽ: Những tổn th−ơng này không đáp ứng với điều trị

Mặc dầu chỉ số hoạt tính và mãn tính là quan trọng để quyết định liệu pháp tốt nhất cho từng bệnh nhân nh−ng giá trị tiên l−ợng của nó còn đang bàn cãi.

Viện sức khoẻ quốc gia (NIH) cho rằng chỉ số hoạt tính > 12/24 hoặc chỉ số mãn tính tăng là tiên l−ợng của bệnh nhân không tốt. Chỉ số mãn tính <2 kết hợp với tỷ lệ sống sót của viêm thận lupus là 100% sau 10 năm, trong khi chỉ số mãn tính giữa 2 và 4, tỷ lệ này chỉ còn 70%, và nếu chỉ số >4 thì tỷ lệ sống sót sau 10 năm chỉ còn 35% số bệnh nhân

Tuy nhiên, một nghiên cứu bao gồm các bệnh nhân viêm thận do lupus không chọn lọc của bệnh thận( Schwarrtz et al. 1992) [12,43,55].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM THẬN TRONG LUPUS BAN ĐỎ Ở TRẺ EM TẠI KHOA THẬN TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 42 -44 )

×