Chương 3 Để động cơ che mắt

Một phần của tài liệu bản đồ tư duy trong công việc (Trang 33 - 71)

Để động cơ che mắt

Hãy hình dung về buổi hẹn nha sĩ tiếp theo của bạn. Bạn bước vào sảnh, trao đổi vài câu với người tiếp tân, và bắt đầu lướt qua vài cuốn tạp chí cũ trong khi chờ được gọi. Bây giờ, hãy thử tưởng tượng rằng kể từ lần cuối bạn ghé thăm, vị nha sĩ đã sắm thêm một dụng cụ nha khoa tiên tiến, đắt tiền. Đó là chiếc máy chữa răng CAD/CAM (viết tắt của thiết kế bằng vi tính – computer-aid-design và chế tạo bằng vi tính – computer- aid-manufacturing), một thiết bị tối tân chuyên dùng để phục hồi răng theo ý khách hàng, như bịt răng hay gắn cầu răng giả. Thiết bị này hoạt động qua 2 bước. Trước tiên, nó sẽ hiển thị bản sao 3D của chiếc răng và phần nướu của bệnh nhân trên màn

hình máy tính, cho phép nha sĩ xác định chính xác hình thù của vết bịt – hay bất kỳ biện pháp phục hồi răng nào khác – qua hình ảnh hiển thị. Đó là phần CAD. Tiếp theo sẽ đến phần CAM: thiết bị này sẽ tự đóng khuôn chất trám thành vết bịt dựa trên bản vẽ của nha sĩ. Có thể nói, giá thành cho chiếc máy kỳ diệu này vô cùng đắt đỏ.

Lúc này, bạn vừa lướt qua một bài báo nói về những rắc rối trong đời sống hôn nhân của một chính trị gia nào đó, và đang đọc đến câu chuyện về “cô gái hoàn hảo” kế tiếp, thì người tiếp tân gọi tên bạn. “Phòng thứ hai bên trái,” cô nói.

Bạn yên vị trên chiếc ghế nha sĩ và bắt đầu tán gẫu với người vệ sinh viên; anh này ngắm nghía miệng bạn một lát rồi bắt tay vào làm sạch dụng cụ. Hồi lâu sau, vị nha sĩ bước vào.

Ông lặp lại quy trình khám tổng quát như trên, và khi kiểm tra răng của bạn, ông bảo người vệ sinh viên đánh dấu lại hai chiếc răng số 3 và 4 để quan sát kỹ hơn, và lưu ý răng số 7 đã xuất hiện những vết nứt.

“Ả? Ứt ì ơ?” (Hả? Nứt gì cơ?) bạn ú ớ; miệng bạn há rộng với chiếc ống hút đang mút chặt bên hàm phải.

Vị nha sĩ dừng tay, nhấc các dụng cụ ra và cẩn thận đặt chúng trên chiếc khay nằm cạnh ông, rồi ngồi xuống ghế. Ông bắt đầu giải thích về tình trạng của bạn: “Các đường nứt là cách chúng tôi gọi những vết rạn nhỏ trên men răng. Nhưng không vấn đề gì, chúng tôi sẽ xử lý nó ổn thỏa. Chúng tôi sẽ dùng máy CAD/CAM để bịt răng anh lại, và vấn đề được giải quyết. Anh nghĩ sao?” Ông hỏi.

Bạn hơi ngập ngừng, nhưng sau khi vị nha sĩ cam đoan bạn sẽ không thấy đau chút nào, bạn liền đồng ý. Dù sao đi nữa, bạn cũng là khách quen của phòng khám này suốt nhiều năm; và tuy một số liệu pháp của ông trong mấy năm qua khiến bạn không dễ chịu mấy, nhưng nhìn chung ông vẫn chăm sóc bạn khá tốt.

Đến đây, tôi cần phải khẳng định rằng – vì có thể nha sĩ của bạn sẽ không đồng tình – các đường nứt nói trên là những vết rạn nhỏ bình thường, hết sức bình thường trên men răng của bạn, và hơn thế nữa, chúng thường chẳng có triệu chứng gì đáng kể; không ít người sống chung với chúng và họ chẳng cảm thấy phiền toái chút nào. Do đó, tập trung vào những đường nứt này, dù với bất gì cách điều trị nào cũng hoàn toàn không cần thiết.

TÔI SẼ KỂ bạn nghe một câu chuyện có thật từ một người bạn của tôi, Jim, nguyên viện trưởng một trung tâm nha khoa lớn. Trong suốt nhiều năm, Jim đã tham gia vào không ít ca khám răng kỳ quặc, nhưng riêng câu chuyện về chiếc máy CAD/CAM anh kể với tôi lại hết sức kinh khủng.

Khoảng ít năm sau khi công cụ CAD/CAM được bày bán trên thị trường, một nha sĩ tại bang Missouri đã quyết định đầu tư vào nó; và kể từ đó, ông bắt đầu nhìn các đường nứt trên men răng bằng con mắt khác. “Ông ta muốn trám tất cả.” Jim nói với tôi. “Ông ta quá hào hứng và nóng lòng sử dụng món đồ chơi mới, nên ông đã gợi ý cho rất nhiều bệnh nhân rằng: nếu họ muốn có nụ cười đẹp, thì lẽ tất nhiên, họ phải sử dụng chiếc máy CAD/CAM – kiệt tác nghệ thuật của ông ta.”

Trong số các bệnh nhân của ông, có một cô sinh viên luật trẻ tuổi với những đường nứt hoàn toàn lành lặn; song, ông vẫn đề nghị cô bịt chúng lại. Cô sinh viên đồng ý, vì cô vẫn thường nghe theo lời khuyên của nha sĩ. Nhưng hãy đoán xem! Chính vết bịt đã khiến răng cô bị tổn thương và hoại tử, và buộc cô phải chữa tủy răng. Nhưng chưa hết, mọi thứ còn trở nên tệ hơn. Ca chữa tủy tiếp tục thất bại buộc cô phải thực hiện lại, nhưng vẫn chẳng đâu vào đâu. Cuối cùng, cô gái không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trải qua một ca phẫu thuật phức tạp và cực kỳ đau đớn. Như vậy, từ việc điều trị những vết nứt vô hại, người phụ nữ trẻ đã phải hứng chịu biết bao đau đớn và tổn thất về tiền bạc.

Mãi sau khi tốt nghiệp trường luật, trong lúc làm bài tập về nhà, cô gái mới nhận ra rằng cô không hề cần đến một vết bịt ngay từ ban đầu. Như bạn có thể đoán, cô đã không chấp nhận điều đó; vì vậy, cô đã quyết tâm báo thù gã nha sĩ, đưa hắn ra tòa, và thắng kiện.

ĐẾN ĐÂY, CHÚNG TA CÓ THỂ rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? Như ta đã biết, con người không nhất thiết phải trở nên sa đọa chỉ vì có hành động gây rắc rối hoặc đôi khi mang họa. Ngay đến những ai có thiện chí nhất cũng có thể mắc bẫy từ các thói tật trong tâm trí con người, hay gây ra những sai lầm nghiêm trọng mà vẫn tự xem mình là lương thiện và đạo đức. Thật không ngoa khi nói rằng hầu hết các nha sĩ đều là người có năng lực, đặc biệt đối với những cá nhân luôn tiến hành công việc của họ với dụng ý tốt đẹp nhất. Song, hóa ra những động cơ thiên kiến vẫn có thể – và nhất định sẽ – lôi kéo những chuyên gia cương trực nhất đi sai đường.

Hãy suy nghĩ về điều đó. Khi vị nha sĩ quyết định mua một thiết bị mới, ông đã hoàn toàn tin tưởng rằng nó sẽ giúp ông phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Nhưng nó cũng có thể là một khoản đầu tư quá đắt đỏ và liều lĩnh. Tuy ông muốn sử dụng nó nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân, nhưng ông cũng muốn bù đắp cho khoản đầu tư trên bằng cách tính phí những bệnh nhân sử dụng thứ công nghệ mới tuyệt vời này. Như vậy, dù vô tình hay hữu ý, ông cũng phải tìm cách thực hiện điều đó, và bệnh nhân đã có cho mình một chiếc răng trám mới – đôi khi cần thiết, đôi khi không.

Nói rõ hơn, tôi không tin các nha sĩ (hay phần lớn nhân loại nói chung) lại nuôi dưỡng những toan tính thiệt hơn triệt để bằng cách đặt sức khỏe của bệnh nhân và túi tiền của họ lên bàn cân, để rồi ung dung lựa chọn lợi ích cá nhân thay vì lợi ích tốt nhất cho người bệnh. Trái lại, tôi ngờ rằng một số nha sĩ từng mua công cụ CAD/CAM vẫn đang đối diện với sự thật rằng họ vừa đầu tư một khoản tiền lớn vào thiết bị này, và mong muốn thu lại lợi nhuận cao nhất từ nó. Chính thông tin này sau đó sẽ bóp méo đánh giá chuyên môn của các nha sĩ, khiến họ đưa ra những lời khuyên và quyết định vị kỷ thay vì làm tất cả những gì tốt nhất cho bệnh nhân.

Bạn có thể cho rằng những tình huống kể trên – khi nhà cung cấp dịch vụ phải chịu giằng xé giữa hai lựa chọn (thường được gọi là mâu thuẫn lợi ích) – rất hiếm khi xảy ra. Nhưng trên thực tế, những mâu thuẫn lợi ích này lại ảnh hưởng khá thường xuyên

đến hành vi của chúng ta trong mọi phương diện, cả trên góc độ chuyên môn lẫn cá nhân.

Tôi có thể xăm lên mặt anh không?

Trước đây, đôi đã có lần rơi vào tình huống mâu thuẫn lợi ích khá bất thường. Khi đó, tôi đóng vai một bệnh nhân. Là một thanh niên đang trong độ tuổi 20 – khoảng sáu hay bảy năm sau một ca tổn thương nghiêm trọng – tôi phải quay lại bệnh viện để kiểm tra định kỳ. Trong chuyến đi đặc biệt trên, tôi đã có dịp gặp gỡ một số bác sĩ trị liệu, và họ đã báo cáo lại trường hợp của tôi. Sau đó, tôi đến gặp người đứng đầu khoa bỏng; ông có vẻ rất vui khi trông thấy tôi.

“Dan, tôi có một cách điều trị mới rất tuyệt vời dành cho anh!” ông mừng rỡ. “Anh biết đấy, do tóc anh rất dày và sẫm màu, nên khi hớt tóc, dù anh có cạo sát bao nhiêu thì vẫn sẽ để lại những chấm đen nhỏ nơi chân tóc. Nhưng vì phần khuôn mặt bên phải của anh đã thành sẹo, nên sẽ không có tóc mọc hay chấm đen nào trên đó nữa, do vậy khuôn mặt của anh sẽ rất mất cân đối.”

Thời điểm đó, ông đã tổ chức một buổi diễn thuyết nói về tầm quan trọng của tính cân đối vì lý do thẩm mỹ và cộng đồng. Tôi biết tính cân đối có ý nghĩa thế nào với ông, vì vài năm trước, tôi cũng từng được nghe một bài giảng ngắn tương tự, khi ông thuyết phục tôi tiến hành một ca phẫu thuật phức tạp và dài hơi; trong đó, ông sẽ lấy đi một phần da đầu cùng lượng máu cung cấp, và tái tạo lại nửa bên phải phần lông mày phải của tôi. (Cuối cùng, tôi đã trải qua cuộc phẫu thuật dài 24 giờ và rất hài lòng với kết quả.)

Tiếp đó, ông đề xuất: “Chúng tôi đã tiến hành xăm những chấm nhỏ mô phỏng chân tóc lên các khuôn mặt bị kết sẹo giống như anh, và những bệnh nhân này đã vô cùng vui mừng trước kết quả.”

“Nghe hay đấy,” tôi nói. “Tôi có thể trò chuyện với một trong các bệnh nhân đó được không?”

“Rất tiếc là không thể – như vậy sẽ vi phạm bí mật ngành y,” ông nói. Thay vì thế, ông đã cho tôi xem hình của các bệnh nhân – không phải toàn bộ khuôn mặt của họ, mà chỉ những phần mặt được xăm hình. Và quả thực, những khuôn mặt kết sẹo này đều trông như được những chấm đen giống chân tóc bao phủ.

Nhưng bất chợt, tôi nghĩ đến một chuyện. “Chuyện gì sẽ xảy ra khi tôi già đi và tóc bạc dần?” tôi hỏi.

“Ồ, không vấn đề gì đâu,” ông trả lời. “Khi đó chúng tôi chỉ cần làm sáng các điểm xăm bằng tia la-de.” Tỏ vẻ hài lòng, ông đứng dậy và nói thêm, “Hãy quay lại vào 9 giờ sáng mai. Cứ cạo sạch nửa mặt trái của anh như mọi khi, và để sát như anh muốn, tôi sẽ xăm sao cho mặt phải của anh trông giống như vậy. Tôi cam đoan với anh rằng đến trưa, anh sẽ hạnh phúc và hấp dẫn hơn rất nhiều.”

Tôi cứ băn khoăn mãi về ca điều trị sắp tới trên đường về nhà và suốt cả ngày hôm ấy. Tôi cũng nhận ra rằng để kết quả điều trị được mỹ mãn, tôi phải cạo mặt chính xác

cùng một kiểu trong suốt quãng đời còn lại. Sáng hôm sau, tôi đến gặp trưởng khoa ở văn phòng và trả lời ông rằng tôi không thích liệu pháp mới.

Và tôi không thể ngờ chuyện xảy ra tiếp theo. “Có chuyện gì với anh vậy?” ông gầm lên giận dữ. “Anh muốn trông mình xấu xí sao? Anh thích cảm giác vui sướng quái gở vì trông mình mất cân đối sao? Phụ nữ sẽ thông cảm cho anh và “vui vẻ” với anh vì thương hại à? Tôi đang trao cho anh cơ hội sửa đổi bản thân theo cách đơn giản và tao nhã nhất. Sao anh không lấy làm biết ơn và nhận thấy nó?”

“Tôi không biết nữa,” tôi nói. “Tôi chỉ cảm thấy không thoải mái. Xin hãy để tôi suy nghĩ thêm.”

Bạn sẽ cảm thấy thật khó tin khi vị trưởng khoa lại tỏ ra hung hăng và cay nghiệt đến như vậy, nhưng tôi cam đoan đó chính xác là những gì ông nói với tôi. Bên cạnh đó, đây không phải là cách ông thường đối xử với tôi, nên tôi rất lúng túng vì ông cứ khăng khăng như thế. Đây cũng không phải lần đầu tiên tôi từ chối một phương pháp điều trị. Qua nhiều năm tiếp xúc với các chuyên gia ngành y, tôi đã quyết định chấp nhận một số liệu pháp và nói không với những phương pháp khác. Nhưng không bác sĩ nào, kể cả vị trưởng khoa bỏng nói trên, từng cố gắng ép buộc tôi tiến hành điều trị. Mong muốn giải đáp điều bí ẩn trên, tôi đã đến gặp bác sỹ phó khoa của ông, một bác sĩ trẻ tôi khá gần gũi. Tôi yêu cầu anh giải thích vì sao vị trưởng khoa lại đặt tôi dưới áp lực như thế.

“À, vâng, vâng,” chàng phó khoa trả lời. “Ông ấy đã tiến hành phương pháp này trên hai bệnh nhân rồi, và chỉ cần thêm một người nữa để được đăng bài viết khoa học trên một trong các tạp chí y khoa hàng đầu.”

Thông tin bổ sung này đã giúp tôi hiểu rõ hơn về tình huống mâu thuẫn lợi ích mà chính tôi đang dính líu. Ở đây, chúng ta đang nói đến một bác sĩ trị liệu thật sự có tâm, một người tôi quen biết trong suốt nhiều năm và đã luôn chăm sóc tôi tận tình, chu đáo. Song, bất chấp sự thật rằng ông rất lo lắng cho sức khỏe của tôi, trong trường hợp này, ông đã không thể chiến thắng mâu thuẫn lợi ích. Điều này càng chứng tỏ vượt qua mâu thuẫn lợi ích là thử thách khó khăn đến nhường nào, nhất là khi chúng bắt đầu bóp méo nhãn quan của bạn.

Giờ đây, sau nhiều năm tự mình trải nghiệm cảm giác được đăng bài trên các tạp chí học thuật, tôi đã hiểu hơn về mâu thuẫn lợi ích xảy ra với vị bác sĩ ấy (sẽ đề cập rõ hơn trong phần sau). Tất nhiên, tôi chưa từng ép buộc bất kỳ ai phải xăm lên mặt của họ – nhưng, sự đời mấy ai biết được.

Cái giá đằng sau một ân huệ

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mâu thuẫn lợi ích chính là khuynh hướng “đền đáp ân huệ” cố hữu trong mỗi chúng ta. Con người là giống loài mang đặc điểm xã hội sâu sắc, nên mỗi khi có ai đó đưa tay giúp đỡ ta hay xuất hiện với một món quà, chúng ta sẽ cảm thấy như mình mang ơn họ. Cảm giác đó có thể làm thiên lệch cách nhìn nhận, và khiến chúng ta muốn tìm cách giúp đỡ họ trong tương lai.

Trong số những nghiên cứu thú vị nhất về sức ảnh hưởng của ân huệ, phải kể đến công trình do Ann Harvey, Ulrich Kirk, George Denfield và Read Montague tiến hành (khi họ còn theo học trường Cao đẳng Y khoa Baylor). Trong nghiên cứu trên, Ann cùng các đồng sự đã tìm hiểu xem liệu ân huệ có ảnh hưởng đến thị hiếu thẩm mỹ hay không.

Khi người tham gia nghiên cứu tập trung tại phòng thí nghiệm sinh học thần kinh trường Baylor, họ được yêu cầu đánh giá các tác phẩm từ hai phòng triển lãm; “Mặt trăng thứ Ba”, và “Con sói Cô độc.” Người tham gia cũng được thông báo rằng các phòng tranh sẽ mạnh tay trả thù lao cho họ trong thí nghiệm này. Một số người hay tin rằng phòng tranh “Mặt trăng thứ Ba” đã tài trợ cho khoản thù lao, trong khi số khác lại nghĩ đó là “Con sói Cô độc.”

Cùng với thông tin trên, người tham gia bắt đầu bước sang phần chính của cuộc thí nghiệm. Từng người một được yêu cầu đứng bất động càng lâu càng tốt trước một máy quét ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI – functional magnetic resonance

imagining), một cỗ máy lớn với hốc hình trụ nằm giữa. Sau khi yên vị trong lòng khối nam châm khổng lồ, họ bắt đầu xem qua một loạt 60 bức tranh (mỗi lần một bức). Toàn bộ số tranh này đều thuộc về các họa sĩ phương Tây từ thế kỷ XIII đến XIX, với

Một phần của tài liệu bản đồ tư duy trong công việc (Trang 33 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w