6.4.1. Môi trường nước
Lượng nước mặt bình quân đầu người hiện nay ở nước ta đạt khoảng 3.840 m3/người/năm. Nếu tính tổng lượng tài nguyên nước sông ngòi ở Việt Nam (kể cả tài
nguyên nước từ ngoài chảy vào) thì bình quân đạt 10.240m3/người/năm.
Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay thì đến năm 2025 lượng nước mặt tính bình quân đầu người ở nước ta chỉ đạt khỏang 2.830m3/người/năm. Tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào thì bình quân đạt 7.660m3/người/năm.
Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA), quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy nếu chỉ tính riêng lượng tài nguyên nước mặt sản sinh trên lãnh thổ nước ta thì ở thời điểm hiện nay nước ta đã thuộc số các quốc gia thiếu nước và Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều thách thức về tài nguyên nước trong tương lai gần.
Cũng theo một quan chức của Bộ Tài nguyên Môi trường, tài nguyên nước tại Việt Nam phân bố không đều giữa các vùng. Trên 60% nguồn nước sông tập trung ở khu vực ĐBSCL (lưu vực sông Mê Kông) trong khi toàn phần lãnh thổ còn lại chỉ có gần 40% lượng nước nhưng lại chiếm tới gần 80% dân số cả nước và trên 90% khối lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Đặc biệt các địa phương vùng miền Đông Nam Bộ và lưu vực Đồng Nai – Sài Gòn, lượng nước bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 2.900m3/ người/năm, bằng 28% so với mức trung bình của cả nước.
Bên cạnh đó, tài nguyên nước của Việt Nam cũng phân bố không đều theo thời gian trong năm và giữa các năm. Lượng nước trung bình trong 4 đến 5 tháng mùa mưa chiếm khoảng 75 – 85% trong khi những tháng mùa khô (kéo dài đến 7- 8 tháng) lại chỉ có khoảng 15 – 25 % lượng nước của cả năm.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không đi đôi với làm tốt công tác bảo vệ môi trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên nước ở nước ta. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô. Nguồn nước dưới đất ở nhiều đô thị, một số khu vực đồng bằng đã có biểu hiện ô nhiễm do các chất hữu cơ khó phân hủy và hàm lượng vi khuẩn cao. Các biểu hiện suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất đang trở nên rõ rệt và phổ biến ở nước ta.
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề
các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ôxy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Fecal coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.
Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước.
Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)...
6.4.2. Môi trường đất
Tài Nguyên Đất Và Các Quá Trình Chính Trong Đất Việt Nam - một trong những quốc gia khan hiếm đất trên thế giới
Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 33.000.000ha, trong đó, diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,2 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới, nhưng vì dân số đông (khoảng 80 triệu người) nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 và bằng 1/6 bình quân của thế giới. Diện tích đất canh tác vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng
Các quá trình chính trong đất của Việt Nam bao gồm: quá trình phong hoá, trong đó phong hoá hoá học và sinh học xảy ra mạnh hơn so với phong hoá lý học; quá trình
mùn hoá; quá trình bồi tụ hình thành đất đồng bằng và đất bằng ở miền núi; quá trình glây hoá; quá trình mặn hoá; quá trình phèn hoá; quá trình feralít hoá; quá trình alít; quá trình tích tụ sialít; quá trình thục hoá và thoái hoá đất. Tuỳ theo điều kiện địa hình, điều kiện môi trường và phương thức sử dụng mà quá trình này hay khác chiếm ưu thế, quyết định đến hình thành nhóm, loại đất với các tính chất đặc trưng.
Nhìn chung, đất của Việt Nam đa dạng về loại, phong phú về khả năng sử dụng. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có thể phân thành hai nhóm lớn: nhóm đất được hình thành do bồi tụ (đất thuỷ thành) có diện tích khoảng 8 triệu ha, chiếm 28,27% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất đồng bằng 7 triệu ha.
6.4.3. Môi trường khí
Ở nước ta, hoạt động khai khoáng có quy mô khá lớn cả về phạm vi và đối tượng khai thác. Hầu hết các hoạt động khai khoáng đều có những sự phát triển đáng kể trong những năm qua, trong đó điển hình là hoạt động khai thác than.
Trong các năm vừa qua, ngành than đã có những bước đột phá cả về quy mô đầu tư cũng như tốc độ phát triển. Quy hoạch phát triển của ngành trong những năm tới cho thấy mức phát triển của ngành vẫn tiếp tục gia tăng. Mặc dù các đơn vị khai thác đã chú trọng và có các biện pháp thiết thực nhằm BVMT, nhưng hoạt động khai thác than vẫn là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng đối với khu vực mỏ khai thác cũng như những vùng xung quanh.
Sản xuất điện
Ngành năng lượng của Việt Nam phát triển rất nhanh, đặc biệt là ngành nhiệt điện. So với năm 1995, tổng công suất phát điện của các nhà máy nhiệt điện năm 2000 gấp 3,37 lần, năm 2005 gấp 5,36 lần và đến năm 2010 gấp 9,43 lần. Tỷ lệ công suất nhiệt điện trong tổng công suất phát điện cũng ngày càng lớn (1995: 26,7%; 2000: 46,7%; 2005: 52,9%; 2010: 62,5%). Nhiệt điện càng phát triển thì áp lực gây ô nhiễm không khí càng lớn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý nhiệt điện khí (dùng gas) là loại nhà máy điện ít phát thải ô nhiễm không khí, chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng công suất nhiệt điện trong tương lai.
Hoạt động xây dựng:
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hoá, hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị bao gồm cả xây dựng các công trình cấp thoát nước, công trình giao thông và nhà ở tại các đô thị diễn ra hết sức mạnh mẽ. Mặc dù đã có quy định về che chắn tại các công trình xây dựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu nhưng việc phát tán bụi từ các hoạt động này vẫn là nguồn gây ô nhiễm không khí đô thị đáng kể.
Ô nhiễm bụi - vấn đề nổi cộm của chất lượng không khí đô thị
Môi trường không khí xung quanh của hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp. Không khí xung quanh các đường giao thông bị ô nhiễm bụi chủ yếu là do từ mặt đường cuốn lên khi các phương tiện cơ giới tham gia giao thông.
Bụi PM10
PM10 trung bình năm của các thành phố lớn của Việt Nam như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng nhìn chung đều vượt ngưỡng trung bình năm được khuyến nghị của WHO (20µg/m3).
So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam, tại hầu hết các khu vực của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nồng độ bụi PM10 các năm gần đây đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
Nồng độ bụi PM10 trung bình năm còn bị ảnh hưởng của điều kiện khí hậu (đặc biệt là chế độ mưa). Theo kết quả nghiên cứu tại trạm Láng từ năm 1999 đến 2004, Hà Nội, năm nào mưa nhiều thì nồng độ bụi PM10 trung bình năm giảm và ngược lại: lượng mưa hàng năm tăng 100 mm thì lượng PM10 năm đó giảm 1,8µg/m3 (Phạm Duy Hiển, 2007).
Bụi lơ lửng tổng số (TSP)
Tình trạng ô nhiễm đối với bụi lơ lửng tổng số (TSP) rất đáng lo ngại, đặc biệt là ô nhiễm dọc hai bên các đường giao thông chính
Ở các đô thị có hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển, mật độ giao thông khá cao như Biên Hoà, Thái Nguyên, Việt Trì và Hạ Long, mức độ ô nhiễm bụi trên các trục đường giao thông, các KCN và khu dân cư lân cận đều vượt TCVN. Đặc biệt những khu vực liền kề với các mỏ than (Hạ Long) và mỏ khoáng sản (Thái Nguyên), vấn đề ô nhiễm bụi đã trở nên báo động, có những vị trí quan trắc, có đến 100% số mẫu bụi trung bình 1 giờ vượt TCVN. Mức độ ô nhiễm ở những thành phố này không có xu hướng giảm đi, ngoại trừ một số trục đường giao thông được cải tạo, nâng cấp. Nồng độ bụi TSP tại một số nút giao thông có thời điểm vượt TCVN đến 5 lần và đang