0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG (Trang 55 -59 )

4.2.1. Vòng tuần hoàn nước

Hình 4.1:Vòng tuần hoàn nước

4.1.6. Tài nguyên nước toàn cầu

Nước phân bố không đồng đều theo thuỷ vực trong không gian. Khoảng 1.370 triệu km3 (97,3%) tập trung trong biển và đại dương (chiếm 71% bề mặt trái đất).

(Xem phần Thủy quyển)

Lượng mưa cũng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa hàng năm trên lục địa bằng 105.000 km3. Từ xích đạo đến hai cực xu thế chung là lượng mưa giảm dần, tuy nhiên tại vùng vĩ độ khoảng 60o có một đỉnh mưa thứ hai, nhỏ hơn đỉnh mưa lớn xích đạo. Lượng mưa lớn nhất quan sát thấy tại Haoai, >11.000 mm/năm, Vùng núi Himalaya 12.000 mm/năm, một số nơi trong các sa mạc thường không có mưa trong nhiều năm.

Tương tự, dòng chảy sông ngòi phân bố cũng không đồng đều theo không gian và thời gian. Chế độ nước trong đa phần các sông suối phân hoá thành hai mùa rõ nét là mùa lũ và mùa kiệt. Dòng chảy mùa lũ lớn, hình thành chủ yếu bởi dòng cấp trên bề mặt sườn dốc, chảy nhanh và mạnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến, nên được gọi là tài nguyên nước không ổn định, hay tài nguyên nước tiềm năng. Loài người chỉ khai thác được nó nếu có những giải pháp giữ nó lại lâu hơn trong lưu vực, ví dụ như dùng hồ chứa nhân tạo, trồng rừng đầu nguồn,... Dòng chảy mùa kiệt nhỏ, hình thành nhờ các quá trình cấp nước đi qua đất, nên được gọi là dòng chảy ngầm, hay dòng chảy ổn định. Đây là nguồn nước thực sự hữu ích cho mọi đối tượng dùng nước, vì nó có trong sông quanh năm. Trung bình, phần dòng chảy ổn định này chiếm khoảng 1/3 tổng lượng dòng chảy mỗi sông ngòi.

Đặc điểm của tài nguyên nước là mang tính lưu vực và phi hành chính. Trên thế giới hiện có hơn 200 lưu vực sông đa quốc gia, có nơi sông là đường biên giới, có nơi dòng sông lần lượt chảy qua nhiều quốc gia khác nhau, việc cùng chia sẻ nguồn nước và các nghĩa vụ bảo vệ lưu vực là vô cùng khó khăn trong thời bình và hầu như không thể được trong thời chiến. Nhiều kẻ vô nhân tâm còn dùng nước như một phương tiện trợ giúp trong các cuộc xung đột, mặc cả,...

4.2.2. Tài nguyên nước của Việt Nam

Tài nguyên nước Việt Nam rất phong phú. Lượng mưa trung bình 1960mm/năm, gấp 2,6 lần trung bình lục địa, cấp 660 km3 nước mưa năm. Mưa phân bố không đồng dều theo không gian và thời gian.

Việt Nam có 2.360 con sông dài trên 10km, tạo ra mật độ sông suối lớn, trung bình 0,6 km/km2, lớn nhất tại hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, >4km/km2. Lớp dòng chảy đạt gần 1.000mm, gấp 3 lần trung bình thế giới, tạo ra lượng dòng chảy nội địa 330km3/năm. Ngoài ra, hàng năm Việt Nam còn nhận được một lượng dòng chảy trên 500km3 qua biên giới, nên tổng lượng nước sông ngòi Việt Nam lên tới 835km3/năm. Sông ngòi Việt Nam có tính đa quốc gia, có tiềm năng thuỷ điện dồi dào do có lượng nước phong phú và chảy qua vùng địa hình 3/4 là đồi núi.

Nước ta có nhiều hồ tự nhiên như: hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, với diện tích khoảng 5km2; Hồ Tây ở Hà Nội, 4,5km2; Biển Hồ ở Gia Lai, 8km2; hồ Lắk ở Đắk Lắk, 10km2. Về hồ nhân tạo, có 750 hồ lớn và trung bình và hàng nghìn hồ nhỏ. Trong đó có 7 hồ với dung tích trên 500 triệu m3: Hòa Bình, 5.680 triệu m3; Trị An, 2.547 triệu m3; Thác Bà, 2.160 triệu m3; Thác Mơ, 1.311 triệu m3; Dầu Tiếng, 1.111 triệu m3; Yaly, 779 triệu m3; Hàm Thuận - Đa Mi, 535 triệu m3. Một số đập và hồ lớn hiện đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng trên sông Đà, sông Gâm, sông Sê San, sông Đồng Nai.

Về nước dưới đất, tiềm năng của nước ta cũng tương đối lớn. Tổng trữ lượng có tiềm năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ nước trên toàn lãnh thổ, chưa kể phần hải đảo, ước tính gần 2000m3/s, tương ứng khoảng 60 tỷ m3/năm. Trữ lượng này thay đổi nhiều theo các vùng: dồi dào nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; khá nhiều ở Tây Nguyên và ít hơn tại các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ.

Những hạn chế chính của tài nguyên nước Việt Nam là phân bố cực đoan theo không gian và thời gian, tiềm ẩn những nguy cơ gây tai biến như lũ lụt, lũ bùn đá, lũ quét, trượt lở đất, hạn hán. Nước sông có hàm lượng phù sa lớn, vùng cửa sông ven biển dễ bị nhiễm mặn. Hệ thống các sông miền Bắc bị đê khống chế, không có cơ hội phát triển tự nhiên, nên lòng sông bị bồi cao, đồng bằng không có cơ hội được bồi tụ. Châu thổ S. Cửu Long thường xuyên ngập nước trong mùa lũ, gây khó khăn cho dân sinh và phát triển kinh tế. Ô nhiễm nước các thuỷ vực, đặc biệt là sông ngòi chỉ mang tính cục bộ. Một vài bồn nước ngầm đã bị khai thác quá mức gây suy thoái và ô nhiễm.

4.2.3. Những thách thức của tài nguyên nước

Khó khăn thứ nhất: 2/3 tổng lượng nước mặt của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài: Như trên đã trình bày, 63% tổng lượng dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ Việt

Nam là từ các nước láng giềng: Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Lào và Campuchia chảy vào. Các nước này đều đang ở trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, phát triển nông nghiệp, dịch vụ một cách nhanh chóng. Quá trình phát triển này, dù bằng cách nào cũng sẽ đặt ra cho các nước nói trên yêu cầu tận dụng hợp lý tài nguyên nước sản sinh trên lãnh thổ của họ. Chế độ thủy văn của các dòng sông xuyên

biên giới chảy vào nước ta sẽ thay đổi. Dòng chảy nước sẽ được điều tiết theo những chiều hướng có khi không phù hợp với yêu cầu kinh tế và sinh thái của ta. Khối lượng nước cần cho sinh hoạt, canh tác, đẩy mặn, giao thông thủy vào mùa khô có thể sẽ không còn nhưtrước. Chất lượng nước của một số dòng sông sau khi đã tiếp nhận xả thải từ nhiều đô thị, khu dân cư, khu nông nghiệp trên các vùng thượng lưu sẽ không thể còn độ trong sạch như hiện nay.

Khó khăn thứ hai: tài nguyên nước phân bố rất không đều theo không gian và thời gian: Lượng mưa, nhân tố chủ yếu hình thành tài nguyên nước trên lãnh thổ nước ta,

phân bố rất không đều theo không gian và thời gian. Bình quân toàn lãnh thổ lượng mưa năm là 1.960mm. Tuy nhiên, lượng mưa này phân bố rất không đều theo không gian. Có những nơi lượng mưa này đạt 8.000mm/năm như ở Bạch Mã thuộc Thừa Thiên - Huế; 5.000mm/năm nhưở Bắc Quang thuộc Hà Giang; Nam Châu Lĩnh thuộc Quảng Ninh. Trong lúc có những nơi lại chỉ có 700mm/năm như ở thị xã Phan Rang, Ninh Thuận, thậm chí chỉ có 400mm/năm như ở thị xã Phan Rí thuộc Bình Thuận. Trong từng phạm vi lãnh thổ nhỏ hơn như tỉnh, huyện lượng mưa phân bố cũng rất không đều. Trong năm 2002, nhiều tỉnh ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trong 3 - 4 tháng hầu nhưkhông có giọt mưa nào.

Lượng dòng chảy trong sông, tổng hợp cả dòng chảy hình thành trong và ngoài lãnh thổ, cũng phân bố rất không đều. Lấy theo số liệu của "Hồ sơ nguồn nước, 2002" thì suất dòng chảy năm bình quân của cả nước ta là 2,642 triệu m3/km2.năm. Vùng Đông Bắc với diện tích bằng 65.327km2, có lượng dòng chảy năm bằng 15,4 tỷ m3/năm, suất dòng chảy năm chỉ là 0,236 triệu m3/km2. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích bằng 39.706km2 có lượng dòng chảy năm bằng 507,9 tỷ m3/năm, suất dòng chảy năm khoảng 12,79m3/km2, gấp 54 lần suất dòng chảy của vùng Đông Bắc. Khác biệt giữa các vùng khác cũng tương đối lớn.

Khó khăn thứ ba: có nhiều thiên tai gắn liền với nước: Lũ lụt là thiên tai phổ biến

nhất và ác liệt nhất ở nước ta. Trong thế kỷ XX, mặc dầu hệ thống đê điều đã được tu bổ, kiên cố hóa nhưng do lũ lớn, đã có 23 năm có sự cố vỡ đê lớn gây tai họa và tổn thất nghiêm trọng. Trận lũ vỡ đê năm 1971 trên Đồng bằng sông Hồng đã gây thiệt hại khoảng 7 triệu tấn thóc, số dân bị ảnh hưởng lên tới 2,71 triệu người. Lũ do bão gây ra ở miền Trung từ năm 1992 đến năm 1999 đã làm chết 2.716 người, bị thương 1.655 người, gây thiệt hại kinh tế trên 8.000 tỷ đồng Việt Nam. Từ năm 1986 đến năm 2009 đã lần lượt xảy ra khoảng 40 trận lũ đặc biệt lớn trên nhiều lưu vực sông trong cả nước.

Hạn hán cũng là thiên tai gây tác hại hết sức lớn, trên diện rộng cho sản xuất nông, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Vào mùa khô tất cả các vùng sinh thái trên nước ta từ đồng bằng, trung du đến miền núi đều có thể bị hạn nặng.

Trong những năm gần đây ở Tây Nguyên đã liên tiếp có 6 năm bị hạn 1994, 1995, 1996, 1997, 1998 và 2003. Đặc biệt năm 1998 diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả bị hạn là 111.000ha, bị chết là 19.300 ha, riêng cà phê bị hạn là 74.400ha, bị chết là 13.800ha và hơn 770.000 người thiếu nước sinh hoạt. Tại các đô thị, thậm chí đô thị

lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế và một số thành phố duyên hải miền Trung về mùa khô cũng có nạn thiếu gay gắt nước ăn uống sinh hoạt cho nhân dân, cũng nhưnước cho sản xuất công nghiệp.

Khó khăn thứ tư: chất lượng nước đang giảm sút tại nhiều nơi: Tỷ lệ tiếp cận với

nước sạch của nhân dân Việt Nam đã tăng 13% trong giai đoạn 1998 - 2000. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng nhanh nhất về tỷ lệ này trên thế giới. So sánh với một số nơi trên thế giới thì nước sông ngòi phần thượng lưu và tại một số hồ lớn ở Việt Nam còn tương đối sạch. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của công nghiệp hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số ở nông thôn cũng nhưthành thị, chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm đã có những biểu hiện suy thoái khá nghiêm trọng.

Mức độ ô nhiễm nước ở một số khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung đã rất lớn. Thí dụ tại Cụm Công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, ước tính mỗi ngày có khoảng hàng trăm nghìn m3 nước thải công nghiệp từ các nhà máy giấy, hóa chất, dệt nhuộm thải ra, tuy đã có những cố gắng khắc phục, nhưng nước kênh Tham Lương vẫn còn mầu đen, mùi hôi thối, hàm lượng chất độc hại cao.

Khó khăn thứ năm: yêu cầu về nước đang tăng nhanh: Ở nước ta với quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn yêu cầu về nước đang tăng lên với gia tốc. Theo tài liệu nghiên cứu về tài nguyên nước của Việt Nam do Viện Quy hoạch thủy lợi hợp tác với Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á thực hiện năm 1996 thì năm 1990 lượng tài nguyên nước được sử dụng ở nước ta mới chỉ có 50 tỷ m3/năm, chỉ mới bằng khoảng 6% tổng tài nguyên. Trong đó 92% được dùng cho nông nghiệp, 5% cho công nghiệp và 4% cho cấp nước đô thị. Tài liệu này dự báo rằng lượng nước sử dụng sẽ tăng lên tới khoảng 65 tỷ m3/năm vào năm 2000; 72 tỷ m3/năm vào năm 2010 (tức tăng khoảng 11%); 80 tỷ m3/năm vào năm 2020 và 87 m3/năm vào năm 2030. Tỷ lệ nước dùng cho nông nghiệp giảm xuống còn 75%, cho công nghiệp tăng lên 16% và cho sinh hoạt là 9%.

4.2.4. Hoạt động quản lý tài nguyên nước

Về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước

1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về thực trạng, đặc điểm tài nguyên và môi trường nước ở nước ta.

2) Thực hiện đầy đủ Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường cùng các luật, pháp lệnh, quy định liên quan tới khai thác, bảo vệ và sửdụng hợp lý tài nguyên và môi trường nước bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất.

3) Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch lưu vực các sông; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước và của các ban quản lý lưu vực các sông.

4) Nâng cao hiệu quả, tiết kiệm dùng nước trong tất cả các ngành sản xuất và sinh hoạt bằng các biện pháp khoa học, công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến.

Về nông nghiệp, cần thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước; giảm tổn thất nước bằng cách kiên cố hóa hệ thống kênh mương, nâng cấp công trình đầu mối, nâng

cao hiệu quả quản lý; chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển các cây con có nhu cầu sử dụng nước thấp, hiệu quả kinh tế cao; tích cực phòng chống ô nhiễm nước; sử dụng các hóa chất nông nghiệp theo đúng các quy định và hướng dẫn kỹ thuật.

Về công nghiệp và thủ công nghiệp kiểu làng nghề, cần nâng cao hiệu quả sử dụng nước; tái sử dụng nước; xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải; tích cực phòng chống ô nhiễm nước; thực hiện nghiêm túc các luật pháp, quy định về quản lý nước thải.

Về sinh hoạt và các hoạt động du lịch, dịch vụ, cần thực hiện các mục tiêu cấp nước cho đô thị và nông thôn đã được xác định trong các quyết định của Nhà nước; sử dụng nước một cách tiết kiệm nhất; cải tiến thiết bị sử dụng nước; tích cực phòng chống ô nhiễm nước.

5) Xây dựng các hồ chứa nước sử dụng tổng hợp, khai thác nhiều bậc thang trên một dòng sông khi có điều kiện thuận lợi, nhằm mục đích cấp nước, chống hạn, ngăn ngừa ô nhiễm mặn, cung cấp năng lượng tái tạo được; hết sức chú ý giảm thiểu và phòng tránh tối đa các tác động môi trường tự nhiên và xã hội của các hồ, đập, đặc biệt là của các hồ đập lớn.

6) Gắn liền việc quản lý tài nguyên nước mặt và nước dưới đất với quản lý các tài nguyên thiên nhiên khác như: đất, rừng, khoáng sản, năng lượng trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các lưu vực theo hướng bền vững.

7) Hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả với các nước láng giềng cùng chia sẻ tài nguyên nước trên các hệ thống sông xuyên biên giới để xây dựng và thực hiện các quy hoạch phát triển chung và quy hoạch sử dụng nước, bảo vệ chất lượng nước trên các sông này.

8) Đối với tài nguyên nước dưới đất, cùng với các phương hướng nói trên, cần chú ý: tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ nước ngầm, áp dụng các phương thức mới, như sử dụng hành lang thu nước, giếng tia, bổ sung nhân tạo để tăng cường khai thác các nguồn nước; cấm tuyệt đối việc xây dựng các công trình chôn lấp chất thải trên phạm vi nguồn; bảo vệ và phát triển các công trình có khả năng làm tăng nguồn nước ngầm.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG (Trang 55 -59 )

×