Nhiễm đất

Một phần của tài liệu bài giảng con người và môi trường (Trang 90 - 92)

Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm".

Sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất, ngoài ra ÔNĐ còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất (theo nước mưa)

Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.

6.2.1. Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất do chất thải nông nghiệp

Do phân bón hoá học

Để tăng năng suất cây trồng người ta thừơng bón thêm phân đạm , lân , kali trong đó đáng chú ý nhất là đạm , một loại phân mang lại hiệu quả rõ rệt nhất cho năng suất cây trồng nhưng cũng dễ gây ô nhiễm môi trường đất do tồn dư của nó .

Phân hữu cơ

Phân hữu cơ nếu ủ đúng kĩ thuật trứơc khi bón và bón đúng liều lượng thì không gây hại bao nhiêu cho môi trường sinh thái đất .Nhưng phần lớn người sử dụng dùng phân hữu cơ như phân bắc , nước tiểu không qua chế biến nên gây ô nhiễm cho môi trường đất và gây hại cho động vật , con người . Bởi vì trong đất có rất nhiều vsv nguy hiểm.

Tàn tích cây trồng

Những tàn tích cây trồng nông nghiệp là nguồn phân phân hũu cơ quí báo cho môi trường. Tuy nhiên, trong điều kiện yếm khí, tàn tích này quá nhiều, với lại tỷ lệ C/N quá lớn, se gây nên hiện tượng phân giải yếm khí, sinh ra nhiều chất độc H2S và khí CH4, gây hại cho môi trường.

Chất thải súc vật

Chất thải súc vật gồm chất thải trâu bò, gà, cừu, ngựa, heo, dê, chó, mèo… chất thải dạng phân, nước tiểu rất có ích cho độ phì nhiêu của đất. Tàn tích của cây rừng: tàn tích rừng, sau khi thu hoạch gỗ, phầnlớn bỏ đi gọi là “Slash” là một lượng lớn. Ở Mỹ lượng này là 23 triệu tấn/năm. Tàn tích này khi nằm trong môi trường đất sẽ phân huỷ tạo mùn cho đất. Nhưng khả năng này phù thuộc nhiều đến điều kiện của môi trường và tỷ lệ C/N của tàn tích rừng. Nếu điều kệin phân giải tạo mùn ít, thì khả năng chuyển hoá htành những dạng khó tiêu và gây chua nhiều hơn. Điều này thể hiện ở các rừng thông, rừng sim mua hay rừng savan. Nếu tàn tích rừng bị vùi lấp trong điều

khiện yếm khí lâu dài, hoặc tạo ra các đầm lầy than bùn hoặc than bùn phèn. Điều đó có nghĩa là tạo ra môt môi trường đất acid. Quá trình phân giải của chúng lại tăng thêm CH4, H2S, NH3 làm tăng thêm hiệu ứng nhà kính. Các bọt khí luôn luôn nổi lên và bay vào không khí ở các đầm lầy chứng minh điều đo.Ngay trong đầm lầy nhiều nhiều loại sinh vật háo khí, thực vạt trên cạn bị tiêu diệt, thay vào đó là hệ thuỷ sinh và bán thuỷ sinh.

Ô nhiễm môi trường sinh thái đất do chất thải công nghiệp

Chất thải công nghiệp dưới dạng thải rắn, thải lỏng và khí đều có ảnh hưởng đến MTST đất. Dạng khí có CO2, CO, NO, NO2, SO2, CH3, H2S… từ trong quá trình đốt nhiên liệu và chế biến sảm phẩm tạo thành. Dạng chất lỏng có các acid H2SO4, HCL, acid hữu cơ, nước, xà phòng, dầu mỡ… Dạng rắn có các chất thải trong nông nghiệp cơ khí, hàn tiện, trong sản xuất gang thép, luyện quặng, tuyển quặng… trong số đó có khôngít các chất hựu cơ trong chế biến thực phẩm, rượu, bai, đồ hộp. Chất thải của giao thông như NOX, COX, SO2 và Pb cũng lắng tụ và gây ô nhiễm đất hai bên đường. Anh hưởng của chúng lên MTST đất đã quá rõ ràng về nhiều mặt.

6.2.2. Suy thoái tài nguyên đất

Theo định nghĩa của FAO: suy thoái đất là quá trình làm suy giảm khả năng sản xuất ra hàng hóa và các nhu cầu sử dụng đất của con người.

Suy thoái đất thường liên quan đến: Quá trình xói mòn, rửa trôi đất và hệ quả làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có của đất hoặc làm gia tăng các chất bất lợi: keo nhôm, keo sắt, quá trình laterit hóa; Sự xáo trộn cấu trúc đất làm tăng quá trình phèn hóa, axit hóa, giảm pH của đất, không thuận lợi cho sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp; Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa thành phố gây ảnh hưởng đến tính chất lý học, hóa học của đất: xói mòn, nén chặt, phá hủy cấu trúc đất do hoạt động xây dựng. Về mặt hóa học: các chất thải khí, nước, chất thải rắn đều có tác động đến đất. Bên cạnh đó, trong các hoạt động công nghiệp hiện nay có chứa nhiều các chất nguy hại, độc

tính cao, khó phân hủy sinh học có thể tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Một phần của tài liệu bài giảng con người và môi trường (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)