Hà thành 'bia đạo'

Một phần của tài liệu Quá trình sản xuất Bia (Trang 31 - 34)

II) Bia lên men chìm (bia lager)

Hà thành 'bia đạo'

Từ 5h chiều, dân nhậu bắt đầu lục tục kéo nhau hội hè. Tiếng điện thoại di động chốc chốc lại réo vang. "Alô tôi nghe đây! A Hùng hả, ra đây, đang uống bia cùng Mạnh, Hà..." Alô Dũng à, bảo đến ngay mà giờ này vẫn chưa thấy đâu, tao say rồi...". Từ mọi ngả dân nhậu về với bia.

Buổi chiều ghé qua quán bia trên các phố Giảng Võ, Tăng Bạt Hổ, Láng Hạ, như bước vào một thế giới khác, thế giới của bia. Tiếng ào ào như ong vỡ tổ xen lẫn tiếng dzô vang dậy.

"Chè tam, tửu tứ nhưng với bia thì càng đông uống càng tốt, uống bia thì phải dzô thật to mới khí thế", anh Nguyễn Mạnh Hùng 30 tuổi nhà ở đường Trường Chinh hể hả.

Cái "đạo" uống bia mỗi người, mỗi nhóm một cách thức khác nhau, nên khi nhập bàn là phải hỏi ngay luật uống hôm nay là gì. Ví như có những nhóm uống hơi đầu tiên phải hết đúng đến vạch giữa cốc, nếu uống sai thì phải chịu phạt bằng cách uống lại. Có nhóm nhập cuộc thì phải làm ngay động tác "chào sân" bằng 1 cốc đầy và có trót bận bịu việc gì muốn về trước thì 3 cốc... "tạ lỗi".

Các câu chuyện đưa đẩy uống bia thì vô vàn lý do. "Bác có đồng ý với em hôm nay trời rất nóng không? Nếu đồng ý chúng ta cạn ly này để giảm bớt cái nóng". Hay "uống mừng tuyển Việt Nam vừa thắng Lào ở Sea games 23...".

Tại quán bia trên đường Láng Hạ, Trần Văn Phú nhà ở Khâm Thiên cho biết: "Lý do để uống bia thì rất nhiều, như mừng nhà mới, lên chức, sinh nhật. Có lúc muốn nâng cốc, chỉ cần lý do đơn giản là con mèo nhà bà hàng xóm mới đẻ".

Về kỷ lục uống bia thì Bia Đỏ đã từng đưa ra cuộc thi uống 1 hơi hết 2 lít bia. Chị Hồng ở quán bia 39 Nguyễn Khuyến cho biết: Có một nhóm khách ở cửa hàng chị đã uống hết mỗi người 16 cốc bia và ngồi trì từ 5h chiều đến 2 giờ sáng mới chịu về.

Uống đứng, uống ngồi, uống riêng với nhau, uống chéo tay, uống thách đố và bao giờ hỏi uống được nữa không mà trả lời là "uốn đượt" là lúc ra về.

Khác với vẻ náo nhiệt của bia cỏ, những quán bia tươi có vẻ trầm hơn. Khách đến uống bia tươi đỡ ồn ào hơn, uống ít hơn và thiên về đồ nhắm. Thường thường bia tươi mỗi người uống khoảng 1 cốc 1 lít, vì bia tươi khó uống hơn, chóng say hơn và cũng có thể là giá cũng đắt.

"Đạo bia" cũng không kể sang hèn miễn thích là có. Ở Hà Nội đủ các loại bia từ 1.000 đồng/cốc (bia cỏ) đến 50.000 đồng/cốc (bia tươi). Tuy nhiên những loại bia rẻ tiền uống vào hay bị nhức đầu do không được nấu đúng quy trình tiêu chuẩn. Phổ biến nhất vẫn là bia Hà Nội "xịn" với mức giá từ 3.000-4.000 đồng/cốc, bia Anchor 4.000 đồng/cốc, bia Việt Hà 2.500 đồng/cốc. Sành điệu hơn là những bar bán bia tươi giá có khi lên tới 50.000 đồng.

Tiếp thị bia bằng váy ngắn chân dài. Các hãng tuyển dụng những cô gái váy ngắn, chân dài để tiếp thị bia tại các cửa hàng lớn. Đến quán bia Hoàng Đạt 124 Hai Bà Trưng khách hàng sẽ được các cô gái mặc đồng phục xanh nhiệt tình mang bát đũa, đồ nhắm đến và nhẹ nhàng hỏi: "Anh dùng bia Tiger nhé".

Bia đen: kinh doanh sự sành điệu

Người Sài Gòn không quên bia đen loại lon nhập về vào đầu thập niên 90 với nhãn hiệu quen thuộc lúc đó là Guinness. Nhưng sản phẩm thăm dò thị trường này nhanh chóng bị tẩy chay vì mùi vị giống như… thuốc bắc. Nay bia đen xuất hiện trở lại dưới hình thức bia tươi và thu hút một bộ phận người tiêu dùng nhờ được các nhà sản xuất đầu tư khai thác tính sành điệu.

Lúc 16g, nhà hàng bia Hoa Viên chưa đông khách, dù lúc đó đang có truyền hình trực tiếp trận đấu Syria gặp Tuyển sinh viên Hàn Quốc trong khuôn khổ giải bóng đá LG Cup truyền thống. Tại một bàn lớn gồm 16 thực khách đủ cả nam lẫn nữ, một “round” bia được mang ra phục vụ. Điều khiến chúng tôi lưu ý là tất cả đều uống bia đen. Anh Chi, quản lý nhà hàng cho biết: “Nhà hàng chúng tôi có những khách quen chỉ đến uống bia đen. Thậm chí có lúc không đủ bia đen cung ứng, chúng tôi vẫn phải dự trữ một số lượng riêng cho họ”.

Bia đen: thêm chút hương vị mới

Thực khách đến với bia đen có nhiều lý do. Có thể đó là khách ở tỉnh xa ghé Sài Gòn và tiện thể muốn thưởng thức bia đen mà tại địa phương chưa có. Hoặc đó là người muốn bổ sung thêm hương vị mới vào hành trang ẩm thực của họ, sau một thời gian dài không có nhiều lựa chọn. Anh T.L. là một trong số đó. Anh cho biết: “Thời gian gần đây, tôi uống bia đen vì thích hương vị đậm đà của nó. Có người bảo rằng uống bia đen mau xỉn, nhưng tôi chỉ uống có ít ly sau giờ làm việc. Điều quan trọng là tôi muốn cảm nhận chất lượng của bia đen”.

Bia đen khác gì bia vàng?

Bia vàng có tỷ lệ hoa bia (houblon) nhiều hơn, trong khi bia đen có thành phần lúa mạch nhiều hơn và lại là loại lúa mạch được sấy khô cho có màu đen (còn gọi là carafamalt). Chính đặc điểm này tạo sự khác biệt về tính chất sản phẩm: bia đen có chất đạm cao hơn, bia vàng nhiều vitamin (B2, B6 và B9) hơn. Bia tươi uống ngon nhất ở nhiệt độ 12 độ C. Nếu để bia nguội đi quá nhiệt độ này, bia đen uống vẫn còn vị ngọt, trong khi bia vàng lại đắng.

Dù bia vàng vẫn là sản phẩm truyền thống, nhưng bia đen đang mang lại chút sành điệu cho người tiêu dùng, thậm chí trở thành ưu thế cho những thương hiệu mới tham gia thị trường. Gần như các nhà hàng bia tươi hiện nay như Hoa Viên, Lion, Big Man… đều có bia đen phục vụ theo hai trường phái: Đức và Tiệp (tức Tiệp Khắc cũ). Khác biệt về tên gọi Tiệp hay Đức chủ yếu là do dây chuyền sản xuất và nguyên liệu nhập từ nước đó.

Nổi tiếng nhất và cũng là “anh cả” trong số nhà hàng bia tươi là Hoa Viên. Kể từ khi mở rộng cơ sở vào năm 2001 và nhập về dây chuyền sản xuất bia tươi bán tự động của Cộng hoà Séc, Hoa Viên chính thức phục vụ bia đen. Có một nhà hàng ở Đà Lạt đề nghị được cung ứng bia mỗi ngày nhưng bị từ chối, vì điều kiện vận chuyển xa và nhất là Hoa Viên chủ trương chỉ phục vụ khách hàng uống tại chỗ hoặc vô chai (hay thùng) đem về nhà. Mỗi ngày, Hoa Viên bán ra từ 800 - 900 lít bia. Tỷ lệ sản xuất bia đen là 4/6, tức 40% bia đen và 60% bia vàng (trong khi tỷ lệ bia đen ở Lion là 45%).

Người Việt uống bia đen nhiều hơn cả dân Đức!

Đó là cảm nhận của anh Nguyễn Thanh Tùng ở nhà hàng Lion, nếu xét về mức độ đón nhận bia đen hiện nay của người Việt so với thói quen uống bia vàng của người Đức. Với chức danh thợ nấu bia, Tùng là thợ có bằng cấp nước ngoài hẳn hòi: anh học nghề làm bia 3 năm tại trường Brauer & Malzer ở Munich trong thời gian tạm cư tại Đức cùng gia đình. Tùng cho biết người Việt có bằng cấp về nấu bia ở bang Bavaria chỉ khoảng 3-4 người.

Chào Lâm, gọi tui là anh thui, chưa đủ tư cách làm thầy đâu.

Đọc xong câu 2 tưởng cậu định rủ tui đi triển lãm uống bia, ăn hải sản . Khiếp, hóa ra lại là cái ông ERESSOn Co. Ltd. Triển lãm tôi chưa có điều kiện để đi nhưng bọn này tôi có biết, website của nó: http://www.eresson.com.vn/

Hiện tại tôi chưa có nhu cầu làm về bia nên bạn làm ơn giữ cẩn thận giùm những tài liệu đó, khi nào cần tui mượn nhé Cảm ơn nhiều

Trước đây đi NaDa tui cũng có chụp khá đầy đủ máy móc, thiết bị và hệ thống điều khiển tự động của bọn nó. Nếu cậu chưa có và hứng thú mình sẽ gửi

Một phần của tài liệu Quá trình sản xuất Bia (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)