Một cuốn tạp chí của Mỹ đã từng giới thiệu "Phương pháp mua được quần áo rẻ". Vào cửa hàng sau khi đã nhìn thấy quần áo vừa ý, không để lộ ý này ngay mà vừa bắt chuyện với người bán hàng, vừa trịnh trọng đánh giá quần áo trong cửa hàng, không ngừng' mặc thử, khi thấy nét mặt người bán hàng khó chịu, tỏ ra hết kiên nhẫn, bạn mới hỏi bộ quần áo mà bạn ưng ý rằng có thể rẻ được bao nhiêu, hơn nữa bạn có thể cố gắng hạ giá xuống thấp. Cho dù là cửa hàng bình thường không muốn giảm giá, người bán hàng sẽ cảm thấy bạn hỏi này hỏi nọ tốn thời gian quá, mà bạn không mua cái gì thì lại càng thiệt thòi, nên cuối cùng tỏ ra nhượng bộ, giảm giá bán cho bạn.
Loại thủ pháp này có thông dụng hay không thì còn phải chờ các nhà kinh doanh nghiên cứu. Nhưng tâm lý này, tức trò tâm lý cố gắng làm đối phương nản lòng, làm đối phương hết kiên nhẫn, xuất hiện rất nhiều bên cạnh chúng ta, có lẽ bạn cũng chính là một kẻ bị hại đáng yêu hay đáng thương rồi. Như khi vợ đòi chồng mình, con đòi bố mẹ mua cho một thứ gì, có lẽ cũng thường dùng cách này, một cách hữu ý hoặc vô ý, để tấn công. Khởi đầu bạn còn thử thuyết phục, từ chối yêu cầu của họ, "Thứ này chẳng có tác dụng mấy!"; nhưng khi đối phương bám riết không rời, bạn thường trả lời một cách miễn cưỡng "Thôi được rồi!”.
Trong giao tiếp cũng có một phương pháp là “Nhẫn nại tức là thắng lợi. Đây tuy là một phương pháp hết sức đơn giản, nhưng xét từ góc độ tâm lý học thì là chuyện không đơn giản như vậy. Việc nhẫn nại của bạn sẽ làm cho đối phương nôn
nóng, chán ngán, như vậy khả năng phán đoán và đánh giá của đối phương dễ bị giảm sút. Để phá vỡ cục điện căng thẳng này, đối phương thường khó tránh khỏi một tâm lý kỳ lạ, anh ta sẽ tiếp nhận kể cả những điều kiện bất lợi cho họ mà bạn đưa ra.