Cưỡng chế nhưng không mạo phạm

Một phần của tài liệu làm thế nào để chinh phục đối phương (Trang 27 - 28)

Hiện nay nhiều ông bố bà mẹ rất phiền não về việc con em không nghe lời, e rằng trong số họ chẳng có mấy người chú ý tới phương pháp giáo dục con cái. Một lần tôi tới nhà bạn chơi, tôi phát hiện thấy cách dạy con của vợ anh bạn rất đáng học tập. Bà mẹ chỉ cần hơi chỉ bảo một chút là những đứa trẻ rất vui vẻ giúp mẹ chúng. Theo tôi thấy, bí quyết của việc làm cho lũ trẻ nghe lời của vợ anh bạn là ở chỗ cô ấy giáo dục có phương pháp. Cô ta không dùng ngữ khí mệnh lệnh để nói với bọn trẻ, mà dùng một ngữ khí ôn hòa theo kiểu thương lượng. Không phải nói "Mau đi rửa bát" mà nói: “Con đi rửa bát một chút có được không?”.

Có thể có người sẽ thấy khó hiểu về điều này: “như vậy thì sẽ có thể làm cho bọn trẻ nghe lời ư?" Kỳ thực, những ông bố bà mẹ kêu con không nghe lời kia thường cứ một mực ra lệnh cho con cái, bắt chúng phải nghe lời. Ngược lại, chính vì thái độ cưỡng chế của người lớn đã dẫn tới phản ứng của bọn trẻ.

Không chỉ trẻ con như vậy, mà mọi người chúng ta cũng có phản ứng về tâm lý đối với những lời nói có tính chất cưỡng chế của người khác. Do đó, cùng một việc, tự

phát làm hay làm với sự cưỡng chế, hiệu suất sẽ khác nhau một trời một vực Hơn nữa còn để lại sự bất mãn đối với người cưỡng chế. Sau khi suy nghĩ như vậy, bà vợ anh bạn không dùng mệnh lệnh trực tiếp mà dùng ngữ khí thương lượng để dạy bảo con, cách làm này quả là cao minh, cô ta để đứa trẻ tự mình lựa chọn, tự giác giúp mình. Chí ít chỉ cần không gây cho đứa trẻ ấn tượng cưỡng chế thì đứa trẻ sẽ không có lý do gì để có tình cảm chống chế.

Không dùng hình thức mệnh lệnh mà dùng ngữ khí nghi vấn có thể làm cho mệnh lệnh trở nên uyển chuyển, lịch sự, dễ tiếp nhận hơn. Có người nói đây là "tiểu khoa nhi" để bịp bọn trẻ, kỳ thực kỹ xảo tâm lý này cũng thông dụng tương đương trong thế giới người lớn của chúng ta. Chẳng hạn khi nhờ cấp dưới làm một việc mà cấp dưới không muốn nhận, không nói "Cậu, làm cho tôi việc này", mà đổi thành nói "Cậu có thể giành thời gian làm việc này một chút được không?", chắc chắn phản ứng nhận được của cấp dưới sẽ khác hẳn nhau.

Một vị trưởng phòng của một ngành quản lý xí nghiệp thường sử dụng kỹ xảo này khi nhờ cấp dưới làm một việc không thuộc trách nhiệm của anh ta. Hơn nữa, anh ta còn nghĩ rất chu đáo, đích thân tới bên bàn của cấp dưới, nói với cấp dưới "Nếu cậu làm giúp cho việc này mình hết sức cảm kích". Như vậy cho dù là việc mà thường ngày cấp dưới rất ghét, anh ta vẫn sẽ nhận lời "Thủ trưởng, việc này cứ để em làm!”. Giống như vậy, nếu đem việc bàn giao có tính chất mệnh lệnh biểu hiện càng gián tiếp, càng uyển chuyển, đối phương sẽ rất ít có cảm giác bị cưỡng chế mà vui vẻ tuân lệnh. Tất nhiên nhiều vị cấp trên sợ rằng dùng nhiều phương thức này sẽ làm cho cấp dưới khinh nhờn. Kỳ thực, những thủ trưởng giỏi là những người biết ra lệnh, nhưng cũng biết nghe người khác nói.

Một phần của tài liệu làm thế nào để chinh phục đối phương (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w