Người ta nói khoảng đất bên dưới thềm nhà của người dân ngày xưa là "thương trường" hay nhất của các bà buôn. Các bà buôn cũng không đẩy cửa phòng đâu mà chỉ đặt đôi quang gánh nặng trịch xuống thềm nhà. Tất nhiên, bậc thềm là nơi ánh nắng chiếu nhiều nhất vào mùa đông, họ thường nói vọng vào trong "Có ai ở nhà không?", vừa nói vừa đặt quang gánh xuống. Họ không hề câu nệ, tuy không vào nhà nhưng kỳ thực đã đi vào cuộc sống của nhà dân. Xét về ý nghĩa này, thực tế nơi bậc thềm đã trở thành phương trường" dễ thâm nhập nhất, cũng là vị trí đặt gánh xuống vừa nghỉ ngơi vừa mua bán tốt nhất.
Điều quan trọng hơn là sau khi đặt quang gánh xuống nghỉ ngơi, chủ nhà đó cũng không cho là họ bị làm trở ngại. Họ vừa tán gẫu, đồng thời mua những thứ mình cần. Ở nông thôn ngày xưa, đi mua hàng có nhiều cái bất tiện nên người nông thôn rất hoan nghênh những con người đi bán hàng rong này. Có thể nói, miếng đất đứng trước thềm nhà này là nơi mua bán tuyệt hảo của các bà buôn.
Những người chào hàng thời nay không còn được hưởng cái địa điểm trời cho ấy, chính vì vậy, làm sao để có thể xâm nhập vào cuộc sống khách hàng đã trở thành một vấn đề. Trong các sách chỉ nam kinh doanh do các thương gia tài giỏi viết đều đề cập đến cái khó khi xâm nhập vào cuộc sống của khách hàng, ngồi nói chuyện với
khách hàng. Bởi vì nếu có cơ hội cùng ngồi nói chuyện với khách hàng thì cuộc mua bán đã thành công một nửa rồi.
Con người ta ai cũng có khuynh hướng như vậy, có thể cùng ngồi xuống hai mắt nhìn bình thường thì cuộc nói chuyện đó thuận lợi nhiều, hơn nữa bằng ngôn ngữ của mình đi vào cuộc sống của đối phương thì hiệu quả lại càng lớn. Những người không muốn tiếp cận cùng đối phương thường chú ý giữ một khoảng cách nhất định giữa mình và đối phương. Một khi khoảng cách này không còn nữa, đối phương đã bước vào lãnh địa của anh ta thì anh ta sẽ khó mà đuổi được đối phương ra, đành phải tiếp nhận đối phương. Hành động ngồi bên mình với đối phương quả thực đã có tác dụng xóa đi khoảng cách tâm lý giữa đôi bên.
Do đó những người thạo công việc buôn bán thường nghĩ mọi cách để tiếp cận, tới gần đối phương. Chẳng hạn, người tiếp thị có kinh nghiệm sẽ chẳng cần biết là có cần thiết hay không, đầu tiên rút ra quyển sổ ghi chép công tác, vừa nói với đối phương "Tôi thấy chỉ có chuyện này" vừa tìm một chỗ có thể viết được và ngồi xuống. Có nghĩa là nếu tìm được cái cớ bắt buộc phải ngồi một cách khéo léo thì đối phương sẽ không thể phản đối việc bạn ngồi xuống. Như vậy, cho dù là khách hàng vốn không muốn cũng sẽ tiếp nhận bạn và nghe lời giới thiệu của bạn. Người có kinh nghiệm thường nghĩ cách tìm lấy một cái cớ hay để có cơ hội ngồi xuống mà không bị đối phương phản đối, trong thời gian ngồi xuống, vô hình trung đã buộc đối phương phải nghe mình nói.