Câu 16: Nêu các khái niệm mức cố gắng, ý nghĩa của nó trong khai thác tài nguyên và khả năng sử dụng nó như công cụ quản lý

Một phần của tài liệu Đề cương môn học kinh tế môi trường (Trang 38 - 40)

- Nguyên tắc sử dụng tài nguyên có thể cạn kiệt cơ bản

Câu 16: Nêu các khái niệm mức cố gắng, ý nghĩa của nó trong khai thác tài nguyên và khả năng sử dụng nó như công cụ quản lý

tài nguyên và khả năng sử dụng nó như công cụ quản lý

Xét mức khai thác (mức thu hoạch) đối với nguồn tài nguyên nhằm đảm bảo thu lợi ích cao nhất mà vẫn bảo tồn được tài nguyên.

Gọi E là tỉ lệ thu hoạch hoặc mức cố gắng bằng tỉ số giữa lượng thu hoạch hàng năm H chia cho trữ lượng X, nghĩa là: E = H/X (3.1)

Như vậy E càng lớn thì tỉ lệ trữ lượng bị khai thác càng lớn.

Ta viết lại 3.1 dưới dạng: H = E.X (3.2)

Mức cố gắng đặc trưng cho khả năng thu hoạch loài, hay nguồn lực, phương tiện khai thác. Đó có thể là tàu thuyền, đồ nghề, lao động... Ứng với một mức trữ lượng nhất định, nếu tăng phương tiện, nguồn lực ta có thể khai thác được lượng tài nguyên lớn hơn, nghĩa là mức cố gắng tăng thì thu hoạch được nhiều hơn.

Ứng với tỉ lệ thu hoạch E ta có thể xác định được mức thu hoạch đảm bảo cho mức trữ lượng luôn luôn ổn định, đó là nơi mà E.X bằng tỉ lệ tăng trưởng trữ lượng. Khi đó, ta được mức thu hoạch là H* ứng với trữ lượng luôn ổn định ở mức X*. Thật vậy, nếu mức thu hoạch nằm bên phải X* dọc đường EX thì thu hoạch lớn hơn năng suất có thể và trữ lượng sẽ giảm, còn ngược lại nếu mức thu hoạch ở bên trái X* thì trữ lượng sẽ tăng lên. Thật ra, với mức cố gắng đã cho, không nhất thiết phải đợi cho trữ lượng đạt đến mức X* mới khai thác mà có thể khai thác ở bất cứ mức trữ lượng nào cuối cùng chúng ta sẽ đưa mức khai thác ổn định H* ở mức trữ lượng X*. Chú ý rằng H* không phải là năng suất cực đại có thể, song rõ ràng có thể đưa ra chính sách quản lý làm thay đổi tỉ lệ thu hoạch để nhận được MSY.

E'X

X* Xmax Trữ lượng (X)

Tăng trưởng (X) Thu hoạch (H)

H* E.X Xo

Hình 3.3 Quan hệ giữa tỉ lệ thu hoạch và mức tăng trưởng tài nguyên

Khi tăng mức cố gắng tăng, mức trữ lượng ổn định X* sẽ tăng lên nhưng mức thu hoạch H* lúc đầu tăng, đạt cực đại rồi sau đó giảm xuống (xem hình 3.3). Trong trường hợp này E trở thành công cụ quản lý với mức thu hoạch được xác định bằng E.X. (Xem hình 3.3). Nghĩa là, muốn trữ lượng loài ổn định ở mức cao thì phải giảm mức cố gắng, giảm phương tiện, nguồn lực khai thác E.

Như vậy, sử dụng mức cố gắng E ta có thể xác định được mức thu hoạch và mức trữ lượng ổn định nhưng chưa xác định được mức khai thác mong muốn.

X,H

MSY

h3 h2 h1

h4 ho

Xo X

Hình 3.4. Quan hệ giữa năng suất và mức cố gắng

Eo,X E1,X E2,X E3,X

Một phần của tài liệu Đề cương môn học kinh tế môi trường (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w