Giá côta Chi phí

Một phần của tài liệu Đề cương môn học kinh tế môi trường (Trang 41 - 44)

- Nguyên tắc sử dụng tài nguyên có thể cạn kiệt cơ bản

Giá côta Chi phí

Và tất nhiên họ lựa chọn giải pháp có lợi nhất (rẻ nhất).

b. Các lợi ích của cô ta ô nhiễm:

Khi được phép mua bán các cô ta ô nhiễm, sẽ hình thành thị trường cô ta ô nhiễm, điều đó cũng có lợi cho người gây ô nhiễm và nó cũng hấp dẫn đối với họ bởi các lý do sau:

* Người gây ô nhiễm có thể tối thiểu hoá chi phí gây ô nhiễm:

Trên hình 2.12 cho phép chúng ta phân tích lý do thứ nhất.

Giá cô ta Chi phí Chi phí P* MAC=MAC1+MAC2 MAC1 MAC2 0 Q1 Q2 Q*=Q1+Q2 Số côta ô nhiễm Hình 2.12 Tối thiểu hoá chi phí và cô ta ô nhiễm.

Đường MAC được coi là đường giới hạn (đường nhu cầu đối với cô ta ô nhiễm). Để đảm bảo tối ưu xã hội, Nhà nước phát hành OQ* cô ta ô nhiễm với giá P* và phân đều cho hai nguồn gây ô nhiễm. Ta sẽ xét xem liệu có thể tối thiểu hoá chi phí do gây ô nhiễm hay không.

Ở đây ta thấy, vì chi phí giảm ô nhiễm ở người gây ô nhiễm thứ hai cao hơn người gây ô nhiễm thứ nhất (đường MAC2 nằm trên đường MAC1) cho nên số cô ta họ phải mua nhiều hơn (OQ2 > OQ1). Điều đó buộc người gây ô nhiễm phải suy tính hiệu quả của việc mua cô ta ô nhiễm.

Nếu như việc chi phí giảm ô nhiễm ít tốn kém hơn việc mua cô ta, thì chắc chắn họ không lựa chọn việc mua cô ta ô nhiễm và ngược lại.

Chúng ta biết rằng chi phí giảm nhẹ ô nhiễm đối với các tác nhân gây ô nhiễm khác nhau sẽ khác nhau, cho nên sẽ hình thành một thị trường mua bán cô ta ô nhiễm. Người gây ô nhiễm nào có biện pháp giảm ô nhiễm rẻ hơn việc mua cô ta ô nhiễm thì họ sẽ bán lại các cô ta đó cho người gây ô nhiễm khác, nếu như người đó có mức chi phí giảm ô nhiễm cao.

Bằng cách đó người gây ô nhiễm sẽ và mức phát thải ô nhiễm. Ta xét trường hợp cụ thể trên hình 2.12.

Ta có thể coi đường MAC là tổng hợp của các đường hạn MAC của các nguồn gây ô nhiễm riêng biệt.

Giả sử ta chỉ có hai Nhà máy (nguồn gây ô nhiễm) riêng biệt. Theo phân phối ban đầu, mỗi nguồn được mua OQ’= (OQ1+OQ2)/2 cô ta. Nhưng do OQ2>OQ1 nên OQ1<OQ’<OQ2. Nhà máy 1 chỉ cần mua OQ1 cô ta, nếu mua thêm Q1Q’ cô ta nữa sẽ bị thiệt vì chi phí giảm ô nhiễm trong khoảng này thấp hơn giá cô ta. Trong khi đó Nhà máy 2 chỉ được mua OQ’ cô ta nên họ phải xử lý phần cô ta không được mua Q’Q2 với chi phí lớn hơn giá cô ta. Hai Nhà máy có thể thương lượng để chuyển nhượng quyền mua cô ta để giảm thiểu tổng chi phí cho phát thải chất ô nhiễm.

Theo hình 2.12, với đường cong nhu cầu MAC, với giá côta P*, sau khi chuyển nhượng, người thứ nhất sẽ mua OQ1 giấy phép, còn người thứ 2 sẽ mua OQ2 giấy phép. Khi đó tổng chi phí gây ô nhiễm sẽ giảm đến mức thấp nhất.

Để hiểu rõ hơn ta xét ví dụ sau:

Giả sử chỉ có 2 Nhà máy đều đổ nước thải có chứa hàm lượng BOD cao vào một hồ nào đấy. Nhà nước cân nhắc và quyết định phát hành 10 côta, mỗi côta cho phép thải vào hồ 10 tấn BOD/năm với giá 1triệu đồng/1côta và dự kiến phân đều cho hai nhà máy.

Lượng thải, chi phí bình quân xử lý BOD của mỗi Nhà máy như sau: Nhà máy A Nhà máy B Lượng thải (tấn) 80 80

Chi phí xử lý trung bình (Tr/10tấn) 1,5 1,1

Nếu mỗi nhà máy mua 5 cô ta (theo phân phối) thì chi phí do gây ô nhiễm của Nhà máy A sẽ là:

5côta x 1Tr/côta + 0,15Tr/tấn x 30 = 9,5 Tr Của Nhà máy B sẽ là

5côta x 1Tr/côta + 1,1Tr/tấn x 30 = 8,3 Tr Tổng chi phí sẽ là: 17,8 Triệu đồng

Nếu Nhà máy B nhường quyền mua 3 cô ta cho nhà máy A thì chi phí do gây ô nhiễm của Nhà máy A sẽ là:

8côta x 1Tr/côta = 8,0 TR Của Nhà máy B sẽ là

2côta x 1Tr/côta + 0,11Tr/tấn x 60 = 8,6 TR

Khi đó tổng chi phí của cả 2 nhà máy chỉ sẽ là 16,6 Triệu đồng nhỏ hơn so với trường hợp phân đều cô ta. Điều đó cho thấy khả năng tối thiểu hoá chi phí ô nhiễm khi sử dụng cô ta ô nhiễm.

Bây giờ ta xét mối quan hệ giữa giá côta và quyết định mua cô ta của các cơ sở sản xuất. Trong rường hợp trên, khi giá côta thấp hơn chi phí xử lý trung bình của cả 2 nhà máy thì dù có chuyển nhượng nhưng cuối cùng cả hai nhà máy sẽ mua hết số côta. Nghĩa là ta tận dụng được hết khả năng đồng hoá của môi trường. Nếu chi phí của một nhà máy nào đó thấp hơn giá côta thì chắc chắn nhà máy đó không mua côta. Khi đó, có thể xảy ra tình trạng thừa cô ta, chứng tỏ ta chưa tận dụng hết khả năng đồng hoá của môi trường. Chắng hạn, khi chi phí xử lý ô nhiễm của nhà máy B chỉ là 0,9 Tr/tấn BOD thì nhà máy B sẽ không mua 2 côta và như vậy, lượng thải chất ô nhiễm ra hồ chỉ là 8 tấn/năm, ít hơn khả năng đồng hoá của hồ. Nghĩa là, chúng ta chưa tận dụng hết khă năng làm sạch của môi trường. Vì vậy, việc định giá cô ta phải được nghiên cứu kỹ để vừa tận dụng được khả năng đồng hoá chất thải của môi trường vừa có thể giảm thiểu chi phí phát thải. Khi cho giá cô ta khác nhau, bằng lập luận nêu trên chúng ta có thể chọn được mức giá cô ta hợp lý.

* Trường hợp người gây ô nhiễm tăng thêm.:

Trong trường hợp có thêm người gây ô nhiễm mới vào hoạt động trong ngành công nghiệp, khi đó làm cho đuờng cong cầu MAC chuyển sang phải. Nếu nhà chức trách muốn duy trì mức độ ô nhiễm như cũ, họ sẽ giữ mức cấp giấy cô ta vẫn là s*, nhưng giá cô ta tăng lên.

Khi đó người gây ô nhiễm mới sẽ phải mua cô ta ô nhiễm nếu như việc đầu tư để giảm nhẹ ô nhiễm của họ cao hơn, và ngược lại họ sẽ có xu hướng đầu tư trang thiết bị để giảm nhẹ ô nhiễm. Điều đó chứng tỏ ưu điểm tối thiểu hoá chi phí ô nhiễm của cô ta lại được thể hiện.

Đối với Nhà nước, hoạt động của thị trường cô ta sẽ tác động như thế nào?

Giả sử nhà nước cảm thấy nhu cầu đối với cô ta ô nhiễm tăng lên, Nhà nước lại phát hành một số cô ta mới, đẩy đường cong cung cấp s* sang phải. Điều đó dẫn ttới sự nới nhẹ mức độ kiểm soát ô nhiễm. Ta cũng có thể gọi là hiện tượng lạm phát ô nhiễm (lạm phát cô ta).

Và nếu Nhà nước cảm thấy cần xiết chặt tiêu chuẩn cũ thì họ lại có thể tham gia vào thị trường cô ta, bằng cách mua lại một số cô ta ô nhiễm. Khi đó đường cung đối với côta sẽ rời sang trái.

Tóm lại hệ thống cô ta ô nhiễm mở ra khả năng thay đổi tiêu chuẩn thông qua sự phản ánh điều kiện hàng ngày. Nhà nước sẽ tiến hành hoạt động thị trường cô ta ô nhiễm phần nào giống các ngân hàng chứng khoán.

Một phần của tài liệu Đề cương môn học kinh tế môi trường (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w