Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh VIB Thanh Hóa

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh vibank thanh hóa (Trang 45 - 54)

nhánh VIB Thanh Hóa

2.2.2.1. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VIB Thanh Hóa theo các chỉ tiêu định tính

- Khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động tín dụng

Năm 2011, tình hình kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh đầy biến động. Mặc dù còn có những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, nền kinh tế nước ta đã ứng phó có kết quả với diễn biến phức tạp của tình hình, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống ngân hàng đã phải “ thắt lưng, buộc bụng”, kiềm chế tăng trưởng tín dụng ở mức thấp chưa từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng, kết thúc năm 2011, chỉ từ 12- 13% so với trung bình của 5 năm gần đây là 33% và 10 năm là 29,4%. Sự xuất hiện thêm các Ngân hàng nước ngoài càng làm cho sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng khốc liệt. Đặc biệt DNVVN lại là một trong những đối tượng khách hàng quan trọng và được coi tiềm năng của một số Ngân hàng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hiện diện 11 ngân hàng thương mại đó là: ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng công thương, ngân hàng Sacombank, ngân hàng

VPbank, ngân hàng quốc tế, ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, ngân hàng Đông Á và mới đây có các ngân hàng thương mại cổ phần khác là ngân hàng thương mại kỹ thương (techcombank), ngân hàng ACB, ngân hàng quân đội (MB)...cũng vừa được mở chi nhánh tại Thành phố Thanh Hóa trong năm 2011, ngoài ra còn có ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng phát triển Việt Nam, và quỹ tín dụng nhân dân. Nhiều ngân hàng có bề dày truyền thống gắn với đặc thù của mình trong hoạt động. Như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) có thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) có thế mạnh trong tài trợ các dự án phát triển hạ tầng; Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có thế mạnh về tài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế, Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)… nổi bật trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Với khoảng chục ngân hàng thương mại cổ phần vừa chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị, việc “chen chân” vào những mảng thị trường, những phân khúc đã định hình những thế mạnh đó, áp lực cạnh tranh càng lớn tạo nên những thử thách hơn cho ngân hàng VIB.

Chính vì vậy hiện tại VIB đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với cam kết luôn nỗ lực, tận tâm phục vụ khách hàng, luôn xác định rõ ràng phân khúc khách hàng mà Ngân hàng theo đuổi trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. VIBank có một quá trình gắn bó với một mảng thị trường tương đối hẹp, nhưng chuyên sâu. Đó là phục vụ các khách hàng dân cư, các DNVVN. Chính vì thế mà VIBank hiểu và gắn bó với phân khúc đó, có được những mối quan hệ, lượng khách hàng bền vững. Việc tăng cường đầu tư, phát triển sản phẩm và dịch vụ cũng gắn chặt với phân khúc nền tảng này, qua đó để từng bước mở rộng hoạt động. VIB luôn đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt. Ta có điển hình một số ngân hàng tiêu biểu tham gia vào thị trường cạnh tranh khốc liệt của thị

trường Ngân hàng thương mại hướng tới DNVVN như: Ngân hàng SHB, Ngân hàng SeAbank, Ngân hàng Quân đội.

Biểu đồ 2.2.Khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong tín dụng DVVVN

(Nguồn trích dẫn: Bảng điều tra khảo sát của VIBank năm 2011)

- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN qua mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ngân hàng VIB Việt Nam đã nhận giải thưởng Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc năm 2009, 2010 của Bộ Công thương, mới đây ngày 3/3/2012 VIB tiếp tục lần thứ 6 liên nhận danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam do Thời báo kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Bộ Công Thương trao tặng. Trong thành công đó có sự góp mặt không nhỏ của VIB Thanh Hóa. Có thể nói, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, ngân hàng VIB Thanh Hóa có uy tín rất lớn đối với khách hàng. Xác định Thanh Hóa là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế, có số lượng lao động dồi dào, DNVVN chiếm 1 tỷ trọng khá lớn ở tỉnh do đó VIB Thanh Hóa không ngừng nỗ lực cung cấp các gói sản phẩm đa dạng, tiện ích, các giải pháp tài chính hiệu quả cũng như nâng cao chất lượng dich vụ nhằm chung sức cùng doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Trong tình hình chính sách tiền tệ ngày càng thắt chặt đối với DNVVN VIB Thanh Hóa luôn có những giải pháp hỗ trợ DNVVN, đón

đầu cơ hội kinh doanh, nhận diện những thách thức để đạt thành công. VIB Thanh Hóa đã cung cấp cho các DNVVN thụng tin về giải pháp giảm thiểu rủi ro tỷ giá, gói sản phẩm ngoại hối dành riêng cho DNVVN, các chính sách ngân hàng, các gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi và cam kết hỗ trợ vốn cho DNVVN. Bên cạnh đó VIB Thanh Hóa còn tổ chức các hội thảo nhằm chia sẻ khó khăn và tháo gỡ vướng mắc về vốn và các tác động của chính sách kinh tế đối với các DNVVN. Thông qua đây các DNVVN cũng có thể định hướng riêng trong các kế hoạch sản xuất cũng như nắm bắt các cơ hội kinh doanh mà thị trường đem lại.

Chính vì vậy VIB đã và đang có một vị trí hết sức quan trọng trong mỗi khách hàng,là bạn đồng hành và là sự lựa chọn tin cậy của các DNVVN trên địa bàn tỉnh. Qua các đợt khảo sát gần đây, năm 2011 VIB Thanh Hóa đã chiếm một phần đáng kể trong quá trình cấp tín dụng đối với DNVVN so với các ngân hàng khác trong địa bàn

Biểu đồ 2.3. Tín dụng DNVVN qua sự hài lòng của khách hàng

(Nguồn trích dẫn: Bảng điều tra khảo sát của VIBank năm 2011)

Ngoài ra VIB Thanh Hóa còn có phong cách phục vụ chuyên nghiệp và tốt nhất trong các Ngân hàng Thương Mại cổ phần trên cùng địa bàn. Trong phòng tín dụng, cách bài trí trong phòng rất đẹp. Đặc biệt là thái độ của

các nhân viên, các cán bộ tín dụng ở đây rất lịch thiệp, cởi mở, tạo một bầu không khí thồi mái giữa khách hàng và cán bộ Ngân hàng. Tất cả những điều đó đã góp rất nhiều vào việc nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng VIB Thanh Hóa

2.2.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VIB Thanh Hóa theo các chỉ tiêu định lượng.

- Dư nợ của chi nhánh phân theo thời hạn cấp tín dụng:

Xét theo thời hạn tín dụng: Tín dụng đối với các DNVVN có thể được phân loại thành các nghiệp vụ cho vay đó là: nghiệp vụ cho vay ngắn hạn và nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn. Các DN vay vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng yêu cầu vốn lưu động bị thiếu trong quá trình SXKD. Hình thức cho vay chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Các doanh nghiệp vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm hiện đại hoá quy trình sản xuất và công nghệ.

Bảng 2.3. Dư nợ của chi nhánh phân theo thời hạn cấp tín dụng (Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng

Tổng dư nợ DNVVN 212,245 100% 239,113 100% 400,553 100% Dư nợ ngắn hạn 189,432 89,25% 222,576 93,1% 377,16 94,16% Dư nợ trung dài hạn 14,394 6,78% 16,537 6,9% 23,393 5,84%

(Nguồn trích dẫn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm2009,2010,2011 của VIB chi nhánh Thanh Hóa)

Trong năm 2009 trong tổng dư nợ đối với bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh VIB Thanh Hóa là 212,245 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 189,432 triệu đồng, dư nợ dài hạn là 14,394 triệu đồng, năm 2010 trong tổng dư nợ đối với bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ là 239,113 triệu đồng,dư nợ ngắn hạn là 222,576 triệu đồng và dư nợ dài hạn là 16,537 triệu đồng. Còn đối với năm 2011 tỉ trọng này lần lượt là 94,16% và 5,84% .

(Nguồn trích dẫn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm2009,2010,2011 của VIB chi nhánh Thanh Hóa)

Như vậy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với dư nợ dài hạn, điều này là phù hợp với mô hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các khoản vốn tín dụng ngắn hạn nhằm cung ứng nhu cầu về vốn lưu động cho các DN, phục vụ quá trình SXKD như mua nguyên vật liệu, chi trả lương, các khoản vay cho mục đích thương mại và du lịch … với đặc điểm thu hồi vòng quay vốn nhanh.Trong dư nợ ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp ngân hàng chủ yếu sự dụng hình thức cấp hạn mức tín dụng , cho vay từng lần và cung cấp hợp đồng bảo lãnh . Còn các khoản vốn tín

dụng trung và dài hạn nhằm tài trợ cho DN mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới dây truyền công nghệ, nâng cao nhà xưởng... cũng tăng lên lượng đáng kể phù hợp với sự tăng lên của quy mô dư nợ của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ quá hạn và khó đòi của chi nhánh

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Tổng dư nợ DNVVN 212,245 100% 239,113 100% 400,553 100% Nợ quá hạn 2,435 1.14% 1,195 0,5% 14,02 3,5% Nợ xấu 0,353 0.17% 0,645 0,27% 13,62 3,4%

(Nguồn trích dẫn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009,2010,2011 của VIB chi nhánh Thanh Hóa)

Mặc dù dư nợ đối với doanh nghiệp trong hoạt động của ngân hàng, có thể nói dư nợ quá hạn là một vấn đề không thể tránh khỏi, chỉ có thể hạn chế chứ không thể nói là triệt tiêu hoàn toàn được nó. Giống như các tổ chức tín dụng khác trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cho vay và thu hồi nợ từ các tổ chức kinh tế, đôi khi đó cũng là những rủi ro lớn gây ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng.Vấn đề đầu tiên trong rủi ro tín dụng của Ngân hàng được biểu hiện trực tiếp đó là nợ quá hạn và nợ khó đòi.

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng,ở những nước có nền tài chính phát triển,một ngân hàng được đánh giá là có chất lượng tốt khi

có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm từ 1-2% tổng dư nợ của ngân hàng.Trong hoạt động thanh tra, kiểm soát của Ngân Hàng Nhà Nước tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ thấp hơn 5% là chấp nhận được.

Tình hình nợ quá hạn ở Ngân hàng VIB chi nhánh Thanh Hóa diễn ra như sau:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng nhưng ta có thể thấy được trong năm 2009, 2010 tỷ trọng nợ quá hạn của nhóm doanh nghiệp này so với tổng dư nợ là tương đối thấp điều này có thể giải thích do quy mô dư nợ trong năm của doanh nghiệp đang còn thấp , các khách hàng vay vốn trong năm hầu hết có độ uy tín cao, cũng như các cán bộ quản lí khách hàng đã thực hiện tốt công việc của mình. Trong năm 2011 cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ thì tỉ lệ nợ quá hạn cũng tăng lên con số 3,5% vượt xa so với kế hoạch đề ra là hạn chế dư nợ quá hạn ở mức nhỏ hơn 1% . Tỉ lệ nợ xấu là 3,4 % vượt xa so với kế hoạch đặt ra là nhỏ hơn 0,5 %. Chứng tỏ rằng trong năm 2011 các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và các tài sản thế chấp không đủ để trả nợ cho Ngân hàng tăng cao

- Hiệu suất sử dụng vốn:

Chỉ tiêu sản lượng dựng để đánh giá tình hình và kết quả sử dụng vốn. Trong các ngành sản xuất vật chất, HSSDV là quan hệ so sánh giữa giá trị sản lượng sản phẩm hoặc lợi nhuận được tạo ra với vốn sản xuất sử dụng trong cùng thời gian. HSSDV cho phép so sánh tình hình sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong các năm khác nhau hoặc giữa các doanh nghiệp cùng loại. Phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Thông qua việc phân tích HSSDV, có thể thẩm định lại phương hướng đầu tư, các chủ trương, chính sách quản lí và cơ chế quản lí nói chung. Chỉ số này càng cao phản ánh ngân hàng sử dụng vốn càng hiệu quả.

Bảng 2.5: Hiệu suất sử vốn của chi nhánh VIBank Thanh Hóa

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng nguồn vốn huy động 431,015 568,439 744,424 Dư nợ bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ 212,245 239,113 400.553 Hiệu suất sử dụng vốn huy động 48,79% 42,06% 53,8%

(Nguồn trích dẫn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009,2010,2011 của VIB chi nhánh Thanh Hóa)

Từ bảng trên ta thấy được rằng trong năm 2009 hiệu suất sử dụng là 48,79%, 2010 hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp là 42,06% trong khi đó tỉ lệ này năm 2011 là 53,8 % . Điều này cho thấy trong năm 2011 vừa qua ngân hàng đã kiểm soát quá trình sử dụng vốn khá tốt làm cho chi phí sử dụng vốn giảm . Hoạt động cho vay của chi nhánh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được mở rộng và nâng cao. Điều đó thể hiện được mục tiêu hoạt động của ngân hàng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế

- Tỷ lệ trích lập dự phòng

Năm 2010 ngân hàng đã trích lập dự phòng số tiền là 220 triệu đồng trong khi đó số hoàn nhập dự phòng là 980 triệu đồng . Khoản hoàn nhập dự phòng có được là do ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp truy thu được khoản nợ quá hạn của khách hàng trong năm 2009 . Năm 2010 tỉ lệ trích lập dự phòng ít do các khoản nợ vay của khách hàng đã được kiểm soát tốt hơn

cho nên dư nợ quá hạn chỉ tồn tại ở nhóm 2. Năm 2011 ngân hàng phải trích lập dự phòng với số tiền là 6,333 tỷ đồng . Khoản trích lập dự phòng này chủ yếu là của công ty Thái Tuấn như đã trình bày ở trên.(Khoản vay của doanh nghiệp này đang thuộc nhóm 4 trong các nhóm nợ quá hạn , ngân hàng vẫn đang xúc tiến khẩn trương để thu và xử lí khoản nợ).

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh vibank thanh hóa (Trang 45 - 54)