Thiết kế và tổ chức dạy học một tiết học hóa học sử dụng bảng tương tác

Một phần của tài liệu skkn sử dụng hiệu quả bảng tương tác thông minh trong dạy học hóa học ở trường thpt. (Trang 51 - 68)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

3. Thiết kế và tổ chức dạy học một tiết học hóa học sử dụng bảng tương tác

tương tác thông minh

Phần này hướng dẫn chi tiết các bước thiết kế một tiết dạy môn hóa học lớp 11, bài Axit Cacboxylic.

3.1. Hoạt động kiểm tra bài cũ

Đối với tiết học truyền thống, khi kiểm tra miệng vào đầu giờ, giáo viên thường gọi một hoặc vài học sinh lên bảng để trả bài. Thông thường giáo viên sẽ cho học sinh làm bài tập và ghi bài làm lên bảng. Trường hợp giáo viên muốn sử dụng hình thức trắc nghiệm để kiểm tra thì sẽ phải gọi học sinh, bố trí ngồi vào một bàn riêng (ví dụ bàn đầu tiên) và phát đề kiểm tra cho học sinh làm, sau đó mang bài về chấm (vì nếu chấm tại chỗ sẽ mất thêm thời gian cho tiết học).

Như vậy, với hình thức kiểm tra trắc nghiệm như trên, giáo viên sẽ phải soạn đề, in đề, phát đề cho học sinh làm và chấm bài. Ngoài ra, trong khi một số học sinh đang làm bài kiểm tra miệng thì các học sinh còn lại trong lớp lại ngồi thụ động, nghĩa là không thể tham gia vào bài kiểm tra của giáo viên vì không biết đề.

Với bảng tương tác thông minh và phần mềm trắc nghiệm IRS đi kèm, giáo viên có thể thay đổi cách thức kiểm tra miệng cũng như tiết học có phần bài tập trắc nghiệm như sau:

Bước 1. Soạn trước các câu hỏi trắc nghiệm bằng Powerpoint hoặc HiTeach.

Ở đây minh họa bằng HiTeach.

Bước 1.1.) Từ màn hình HiTeach, kéo bảng điều khiển quản lý trang ở phía bên trái giao diện HiTeach bằng cách nhắpvào nút  sau đó nhắp tiếp nút

 sẽ xuất hiện cửa sổ thiết lập thuộc tính câu hỏi (xem hình bên dưới).

Hình 53. Thiết lập thuộc tính câu hỏi trong HiTeach Ý nghĩa các thuộc tính:

Time: thời gian tối đa để trả lời câu hỏi;

Points: số điểm cho câu hỏi;

Deifficulty Level: độ khó của câu hỏi;

Category: cấp độ nhận thức (Knowledge: biết; Comprehension: hiểu;

Application: vận dụng; Analysis: phân tích; Synthesis: tổng hợp; Evaluation:đánh giá)

Answering Mode: chế độ trả lời

Quiz: Khi chuyển đến trang này, bảng điều khiển IRS sẽ tự động

bật lên và học sinh được phép trả lời ngay với bàn phím của mình.

Toss-up: Khi đến trang có những câu hỏi dạng Tossup, bảng

điều khiển Tossup sẽ hiển thị trên dưới cùng của trang IWB. Chỉ có ba học sinh trả lởi nhanh nhất mới được hiển thị trên bảng điều khiển.

Buzz-in: Gần giống như Toss-up, nhưng chỉ có một học sinh bấm phím

nhanh nhất được dành quyền trả lời và sẽ đứng dậy trả lời bằng lời nói. − Anonymous: Ở chế độ này, giáo viên sẽ không biết câu trả lời của học

sinh.

Knockout Game: Chỉ có những học sinh trả lời đúng câu hỏi mới được

trả lời câu hỏi tiếp theo, học sinh trả lời sai sẽ bị loại ngay.

Bước 1.2) Sau khi thiết lập các thuộc tính cho câu hỏi xong, nhắp “Save” và

trở lại trang để chèn câu hỏi và các phương án trả lời.

Hình 54. Biên soạn câu hỏi trong HiTeach

Bước 1.3) Muốn thêm câu hỏi nữa thì nhắp biểu tượng trên thanh công cụ HiTeach  sau đó thực hiện như b.1 và b.2.

Bước 1.4) Sau khi tạo đủ số câu hỏi trắc nghiệm trên HiTeach, tiến hành lưu file HiTeach như sau: nhắp nút  chọn Save  chọn ổ đĩa, thư mục lưu  đặt tên file  nhắp Save.

Bước 2. Cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm đã soạn ở bước 1

Khởi động HiTeach

Nhắp  chọn file HTE chứa các câu hỏi trắc nghiệm đã lưu trước đó  nhắp Open

Xong, nhắp nút Interaction Mode

Trên màn hình xuất hiện câu hỏi đầu tiên và học sinh bắt đầu làm bài bằng cách nhấn phím số tương ứng với phương án trả lời của mình.

Hình 56. Màn hình hiển thị kết quả làm bài của học sinh 3.2. Hoạt động dạy bài mới

Bước 1. Chuẩn bị trước các nội dung của bài mới trên Microsoft Word

Bước 2. Dùng Crop Screen trong Hiteach để cắt và dán tạo trước khung

chính cho tiết dạy như sau:

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP Hoạt động 1. Tìm hiểu định nghĩa Axit

Hình 57. Màn hình thiết kế nội dung bài học - 1

Sau khi chiếu trang 1 lên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên, giáo viên nhận xét và đưa ra định nghĩa bằng lời, sau đó giáo viên mới mở trang 2 đã soạn trước ở nhà để học sinh chép bài vào vở.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về cách phân loại

Giáo viên soạn trước trang sau và yêu cầu học sinh lên di chuyển các ví dụ về các ô tương ứng sao cho đúng với nội dung bài học.

Hình 59. Màn hình thiết kế nội dung bài học - 3

Học sinh lên bảng thao tác

Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh chép bài vào vở

Hoạt động 3. Tìm hiểu về danh pháp

Sau khi quan sát thấy học sinh đã chép bài xong giáo viên mở trang tiếp theo và yêu cầu học sinh học thuộc một số tên thường của một số axit sau theo trang đã tạo sẵn

Hình 61. Màn hình thiết kế nội dung bài học - 4

Chờ học sinh chép bài vào vở xong, giáo viên mở trang tiếp và yêu cầu học sinh nghiên cứu tìm ra qui tắc đọc tên thay thế

Hình 62. Màn hình thiết kế nội dung bài học - 5

Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra đáp, giáo viên dùng máy chiếu vật thể chụp bài làm của một nhóm học sinh nhanh nhất và chiếu lên sau đó gv sửa đại diện một nhóm

Hình 63. Màn hình làm bài của học sinh chụp bằng máy chiếu vật thể

Sau khi sửa bài của học sinh xong, giáo viên nhấn mạch cách đọc tên thay thế một lần nữa rồi mở phần nội dung đã soạn trước cách đọc tên thay thế ở nhà và nhắc học sinh chép vào vở

Hình 64. Màn hình thiết kế nội dung bài học - 6

Khi thấy học sinh chép bài xong thì giáo viên sẽ dùng công cụ Instrument chọn pick-out (chọn ngẫu nhiên một học sinh) để lên làm bài tập sau

Hình 65. Màn hình thiết kế nội dung bài học - 7

Học sinh số thứ tự số 10 sẽ lên bảng trình bày, học sinh còn lại theo dõi bạn làm, giáo viên sẽ chọn ngẫu nhiên một học sinh khác nhận xét bài làm của bạn số 10

Hình 66. Màn hình làm bài của học sinh – 2

Giáo viên nhận xét lại và cho điểm hai em sau đó yêu cầu các học sinh chép bài tập này vào vở.

II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

Hoạt động 4. Nghiên cứu cấu tạo phân tử của axit

Giáo viên tạo trang tiếp theo trước ở nhà sau đó mở lên cho học sinh theo dõi và nhận xét cấu tạo của nhóm –COOH

Hình 67. Màn hình thiết kế nội dung bài học - 8

Học sinh sẽ nhận xét sau đó giáo viên nhận xét đúng, sai và đồng thời mở trang tiếp theo để học sinh ghi bài vào vở

Hình 68. Màn hình thiết kế nội dung bài học - 9 3.3. Hoạt động củng cố bài

Giáo viên tạo trước câu hỏi trắc nghiệm bằng Hiteach như sau - Tạo file word số câu cần củng cố.

- Mở Hiteach và chọn biểu tượng tạo câu trắc nghiệm sau đó soạn như đã hướng dẫn ở trên

Giáo viên mở câu hỏi cho học sinh làm có nhiều cách mở nhưng mở bằng cách nào cũng phải dùng biểu tượng bàn tay để load lên thì học sinh mới làm bài được

Hình 69. Màn hình bài làm kiểm tra trắc nghiệm của học sinh 4. Một số kinh nghiệm sử dụng bảng tương tác thông minh 4.1. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm

- Không nên soạn trực tiếp trên HiTeach vì những ký hiệu phức tạp, nhất là công thức phân tử, công thức cấu tạo, phương trình phản ứng, … không thể soạn bằng HiTeach;

- Nên soạn trước các câu hỏi bằng các phần mềm quen thuộc như MS Word, MSPowerpoint, MathType, ChemDraw, … sau đó dùng công cụ Crop Screen trong HiTeach để chụp lại và dán lên HiTeach. Lưu ý: nên phóng to trước khi chụp.

4.2. Thiết kế bài học

- Sử dụng cỡ chữ lớn và màu sắc tương phản tốt đối với những nội dung ở dạng văn bản.

- Nếu có thể nên tận dụng tối đa những hình ảnh minh họa trực quan sinh động lấy từ công cụ Material Pool trên HiTeach.

- Khi thiết kế đến những nội dung có minh họa bằng các hình trong SGK thì nên sử dụng phần mềm SGK điện tử và công cụ Crop Screen để chụp lại và dán lên HiTeach.

- Khi phải chèn những ký hiệu, công thức hay phương trình phản ứng thì sử dụng các phần mềm hỗ trợ vẽ như MathType, ChemDraw, ChemSketch, … và công cụ Crop Screen để chụp lại và dán lên HiTeach.

4.3. Sửa bài kiểm tra, bài tập nhóm

- Nên sử dụng máy chiếu vật thể khi tiến hành sửa bài kiểm tra hoặc sửa bài tập nhóm cho học sinh bằng cách đặt bài kiểm tra hoặc bài tập nhóm của học sinh lên mặt bàn và chĩa ống kính máy chiếu vào, sau khi căn chỉnh ngay ngắn thì chụp lại bằng công cụ trên HiTeach.

4.4. Kiểm tra bài cũ

Nếu có kiểm tra bài cũ thì mỗi lần nên gọi 1-2 học sinh, cho các em ngồi bàn đầu và cách xa nhau, sau đó đưa mỗi em một remote (bàn phím học sinh). Trước khi bắt đầu kiểm tra thì thông báo cho học sinh về thời gian làm bài của mỗi câu. Khi bắt đầu kiểm tra thì chiếu từng câu hỏi một và giám sát học sinh làm bài. Khi hết thời gian làm bài thì chiếu kết quả làm bài và nhận xét bài làm của học sinh. Đối với các học sinh còn lại thì vẫn cho các em theo dõi và làm nhưng không lấy điểm.

4.5. Một số vấn đề khác

Mặc định, HiTeach khi được mở sẽ ở chế độ toàn màn hình (Full Screen) nên sẽ gây khó khăn cho người dùng khi muốn mở thêm hoặc chuyển qua một ứng dụng khác. Trong trường hợp này nên sử dụng tổ hợp phím Alt và Tab để chuyển đổi qua lại giữa các phần mềm đang mở.

Nên sử dụng phím tắt để tăng tốc độ làm việc. Một số phím tắt thông dụng trên HiTeach: Ctrl+C (copy – sao chép), Ctrl+V (paste – dán), Ctrl+X (cut – di chuyển), +M (minimize – thu nhỏ tất cả các phần mềm đang mở), +D (restore – khôi phục các cửa sổ phần mềm đang mở), …

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI1. Kết quả thực hiện 1. Kết quả thực hiện

Năm học 2013-2014 tôi được phân công giảng dạy các lớp 11A3, 11A4, 11A5, 11A6, 12A7, 12A8, 12A9, 12A10. Ở học kỳ 1, tôi dạy học theo phương pháp truyền thống (tức bảng xanh phấn trắng) và một số tiết dạy ứng dụng CNTT thông thường (chỉ sử dụng máy chiếu thường). Ở học kỳ 2, tôi sử dụng bảng tương tác thông minh trong ¼ tổng số tiết dạy. Thông qua sự thăm dò ý kiến học sinh về các tiết học sử dụng bảng tương tác thông minh, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1. Kết quả khảo sát học sinh về việc sử dụng bảng tương tác thông minh Câu hỏi khảo sát Tổng số

HS Số HS trả lời CÓ Tỷ lệ số HS trả lời CÓ 1. Em có thấy tiết học sử dụng bảng thông minh sinh động hơn tiết học truyền thống không?

282 207 73,4%

2. Sau khi học xong tiết học có sử dụng bảng thông minh, em có thấy dễ

hiểu bài hơn không?

3. Em có muốn được tiếp tục học với bảng tương tác thông minh không?

282 187 66,3%

4. Em có thấy dễ dàng khi tương tác với bảng thông minh không?

140 122 87,1%

2. Hiệu quả thực hiện

Sau khi sử dụng phòng học thông minh trong ¼ tổng số tiết dạy ở học kỳ 2, tôi thu được kết quả học tập của học sinh như sau:

Bảng 2. Kết quả học tập của học sinh trong năm học 2013-2014

Lớp Sĩ số Học kỳ 1 Học kỳ 2 Tỷ lệ tăng/giảm (học kỳ 2 so với học kỳ 1) ≥5 đ Tỷ lệ ≥5 đ Tỷ lệ 11A3 39 29 74.4% 36 92.3% 17.9% 11A4 31 16 51.6% 16 51.6% 0.0% 11A5 37 30 81.1% 29 78.4% -2.7% 11A6 34 25 73.5% 26 76.5% 2.9% 12A7 37 27 73.0% 28 75.7% 2.7% 12A8 34 23 67.6% 31 91.2% 23.5% 12A9 37 33 89.2% 34 91.9% 2.7% 12A10 33 24 72.7% 25 75.8% 3.0% Tổng cộng 282 207 73.4% 225 79.8% 6.4%

Với kết quả như trên, chúng ta thấy có tăng lên về hiệu quả giảng dạy tuy chưa phải là nhiều vì thực tế chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên điều đáng quan tâm và nhấn mạnh ở đây là sự gia tăng theo chiều hướng tích cực về thái độ học tập của học sinh, nghĩa là học sinh có sự hứng thú học tập hơn và học một cách tích cực hơn.

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG1. Đóng góp của đề tài 1. Đóng góp của đề tài

Một số đóng góp cụ thể:

- Hướng dẫn cài đặt và sử dụng bảng tương tác, máy chiếu vật thể, bộ trả lời trắc nghiệm, bộ phần mềm HiTeach và phần sách giáo khoa điện tử.

- Chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng phòng học thông minh trong dạy học. Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của đề tài là giúp cho GV có được nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn tầm quan trọng của CNTT và ứng dụng của nó trong công tác dạy học, kiểm tra và đánh giá.

2. Đề xuất, khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Tuy Sở GD-ĐT đã có chủ trương cung cấp phòng học thông cho các trường trong địa bàn tỉnh nhưng lại chưa có một lộ trình cũng như sự chỉ đạo thống nhất trong toàn tỉnh về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy hóa học nói riêng và trong giảng dạy nói chung. Tôi đề nghị Sở cần quan tâm nghiến cứu vấn đề này, cụ thể:

- Tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học và kiểm tra đánh giá trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề để các đơn vị có điều kiện học hỏi, chia sẻ và nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy nói chung và kỹ năng sử dụng bảng tương tác thông minh nói riêng.

- Tham mưu với các cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường trong tỉnh, có chính sách khuyến khích, ưu tiên đầu tư cho những đơn vị có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

2.2. Đối với các trường THPT

Phổ biến các phần mềm được giới thiệu trong đề tài đến các giáo viên thuộc bộ môn hóa học và cả các bộ môn khác. Chia sẻ kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các phần mềm.

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục và phối hợp với phụ huynh học sinh để tăng cường hơn nữa việc đầu tư các trang thiết bị CNTT phục vụ cho giáo dục như: phòng máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, các phần mềm.

Bồi dưỡng thường xuyên cho GV về việc ứng dụng bảng tương tác thông minh trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá.

Có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ GV tự học tập nâng cao trình độ tin học và xây dựng ý thức vận dụng bảng tương tác thông minh vào dạy học.

Lồng ghép vào các môn học vấn đề khai thác, sử dụng các sản phẩm của CNTT nói chung và bảng tương tác thông minh nói riêng. Tạo điều kiện để HS có thể sử dụng máy tính, Internet, các thiết bị và phần mềm Tin học để phục vụ việc học tập của mình.

Giải pháp khuyến nghị:

− Quy định số tiết tối thiểu bắt buộc mỗi giáo viên phải dạy có sử dụng bảng tương tác thông minh;

− Ban giám hiệu và các tổ trưởng có kế hoạch dự giờ đột xuất hoặc có

Một phần của tài liệu skkn sử dụng hiệu quả bảng tương tác thông minh trong dạy học hóa học ở trường thpt. (Trang 51 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w