0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nước thải sinh hoạt:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẦM THỦY TRIỀU – VỊNH CAM RANH (Trang 30 -31 )

Khu vực Cửa Bé giáp với các phường Phước Long, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, xã Phước Đồng và khu vực Đồng Bò thuộc xã Vĩnh Thái, trong đó hoạt động sống của dân cư ở Vĩnh Trường, khu dân cư Hòn Rớ - xã Phước Đồng và Đồng Bò tác động đáng kể nhất đến khu vực này.

Vĩnh Thái với dân số toàn xã năm 2012 ước khoảng 26.793 người. Lượng nước thải dân cư của khu vực này đưa vào môi trường mỗi ngày chứa 293,62 kg N và 73,41 kg P.

Phường Vĩnh Trường với dân số toàn phường năm 2011 là 2.730 hộ với 14.512 nhân khẩu được phân bổ thành 5 khóm dân cư bao gồm 38 tổ dân phố với lượng nước thải khu vực này đưa vào môi trường mỗi ngày chứa 159,04 kg N và 39,76 kg P.

Xã Phước Đồng với dân số toàn xã năm 2011 là 20.340 khẩu, 5.220 hộ. Lượng chất thải dân cư của khu vực này đưa vào môi trường mỗi ngày chứa 222,90 kg N và 55,73 kg P.

Khu vực Cửa Bé là nơi dân cư tập trung với mật độ cao, nhưng trình độ dân trí còn thấp cụ thể ở phường Vĩnh Trường năm 2005 số người mù chữ 110 người (chiếm 0,75%), tiểu học là 6.685 người (chiếm 40,3%), trung học cơ sở 4.120 người (28,39%), trung học phổ thông 3108 người (21,4%) và cao đẳng - đại học chỉ có 310 người (2,13%). Dân cư Hòn Rớ phần lớn là những người khai thác và nuôi trồng thủy sản, đa số người dân chỉ học đến tiểu học. Chính vì trình độ dân trí chưa cao nên người dân xung quanh khu vực Cửa Bé chưa có ý thức chung về bảo vệ môi trường, còn xả rác bừa bãi xuống khu vực cửa sông, nguồn rác tập trung nhiều ở ven bờ.

Nước thải sinh hoạt đổ vào khu vực Cửa Bé gồm nước thải từ hệ thống cống thành phố với 2 cửa xả từ cống thuộc tuyến đường Lê Hồng Phong đổ ra cống Đồng Nai và nước thải của dân cư trong khu vực hạ lưu sông.

Đặc biệt, điều tra cho thấy đa số các hộ gia đình xung quanh khu vực Cửa Bé không có nhà vệ sinh riêng mà thải ngay ra sông. Theo số liệu của UBND phường Vĩnh Trường (2007) toàn phường có khoảng 40% hộ dân không có nhà vệ sinh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẦM THỦY TRIỀU – VỊNH CAM RANH (Trang 30 -31 )

×