PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các hoạt động của con người tác động đến NSSH vùng Cửa Bé
3.1.1. Nước thải sinh hoạt:
Khu vực Cửa Bé giáp với các phường Phước Long, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, xã Phước Đồng và khu vực Đồng Bò thuộc xã Vĩnh Thái, trong đó hoạt động sống của dân cư ở Vĩnh Trường, khu dân cư Hòn Rớ - xã Phước Đồng và Đồng Bò tác động đáng kể nhất đến khu vực này.
Vĩnh Thái với dân số toàn xã năm 2012 ước khoảng 26.793 người. Lượng nước thải dân cư của khu vực này đưa vào môi trường mỗi ngày chứa 293,62 kg N và 73,41 kg P.
Phường Vĩnh Trường với dân số toàn phường năm 2011 là 2.730 hộ với 14.512 nhân khẩu được phân bổ thành 5 khóm dân cư bao gồm 38 tổ dân phố với lượng nước thải khu vực này đưa vào môi trường mỗi ngày chứa 159,04 kg N và 39,76 kg P.
Xã Phước Đồng với dân số toàn xã năm 2011 là 20.340 khẩu, 5.220 hộ.
Lượng chất thải dân cư của khu vực này đưa vào môi trường mỗi ngày chứa 222,90 kg N và 55,73 kg P.
Khu vực Cửa Bé là nơi dân cư tập trung với mật độ cao, nhưng trình độ dân trí còn thấp cụ thể ở phường Vĩnh Trường năm 2005 số người mù chữ 110 người (chiếm 0,75%), tiểu học là 6.685 người (chiếm 40,3%), trung học cơ sở 4.120 người (28,39%), trung học phổ thông 3108 người (21,4%) và cao đẳng - đại học chỉ có 310 người (2,13%). Dân cư Hòn Rớ phần lớn là những người khai thác và nuôi trồng thủy sản, đa số người dân chỉ học đến tiểu học. Chính vì trình độ dân trí chưa cao nên người dân xung quanh khu vực Cửa Bé chưa có ý thức chung về bảo vệ môi trường, còn xả rác bừa bãi xuống khu vực cửa sông, nguồn rác tập trung nhiều ở ven bờ.
Nước thải sinh hoạt đổ vào khu vực Cửa Bé gồm nước thải từ hệ thống cống thành phố với 2 cửa xả từ cống thuộc tuyến đường Lê Hồng Phong đổ ra cống Đồng Nai và nước thải của dân cư trong khu vực hạ lưu sông.
Đặc biệt, điều tra cho thấy đa số các hộ gia đình xung quanh khu vực Cửa Bé không có nhà vệ sinh riêng mà thải ngay ra sông. Theo số liệu của UBND phường Vĩnh Trường (2007) toàn phường có khoảng 40% hộ dân không có nhà vệ sinh.
3.1.2. Nước thải từ hoạt động công nghiệp:
Chủ yếu từ cụm công nghiệp Bình Tân với ngành sản xuất chính chế biến thủy sản, dệt, nhuộm, thuốc lá, song mây. Trong đó, đặc biệt chú ý nhà máy F 90 và xí nghiệp Chitosan vì 2 cơ sở này thải trực tiếp nước thải ra khu vực Cửa Bé mà hầu như nước thải chưa được xử lý (Lê Thị Vinh, 2008).
Bảng 3.1: Thống kê các doanh nghiệp chế biến thủy sản Nha Trang TT Tên doanh nghiệp chế biến Địa chỉ Ngành kinh doanh
1 Công ty thực phẩm Anh Đào. 28B Phước Long, Bình Tân
Chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu.
2 Công ty cổ phần Hải sản Nha Trang.
194 Lê Hồng Phong
Chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu.
3 Xí nghiệp khai thác và Dịch
vụ thủy sản Khỏnh Hũa. 10 Vừ Thị Sỏu Chế biến thủy sản đụng lạnh xuất khẩu.
4 Công ty TNHH thương mại Việt Long.
2/7B Tân An, Bình
Tân Chế biến tôm xuất khẩu.
5 CT TNHH Thiên Long. 6 Phước Long, Bình Tân
Chế biến đồ hộp thủy sản, đông lạnh xuất khẩu.
6 Công ty TNHH thủy sản Vân Như.
28B Phước Long, Bình Tân
Chế biến thủy sản, nông sản, đông lạnh xuất khẩu.
7 Công ty TNHH Khải Thông 580 Lê Hồng
Phong Chế biến thủy sản khô.
8 Công ty TNHH Hoàn Mỹ. 45 Trường Sơn, Vĩnh Trường
Chế biến thủy sản khô xuất khẩu.
9 Công ty TNHH Huy Quang. Phước Thượng, Phước Đồng
Chế biến thủy sản khô xuất khẩu.
10
Công ty chế biến thực phẩm
Việt Trung. 3 Trường Sơn,
Vĩnh Trường
Chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu.
11 Doanh nghiệp tư nhân Chín Tuy.
69 Trường Sơn, Vĩnh Trường
Chế biến thủy sản khô xuất khẩu.
12 Công ty TNHH Thiên Anh. Số 2 đường 13 Phước Long
Chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và nội địa.
13 Công ty cổ phần thực phẩm
và dịnh vụ tổng hợp. 06 Tô Vĩnh Diện Chế biến đông lạnh xuất khẩu, nội địa.
14 Cụng ty TNHH Hạnh Quyến. 1 Vừ Thị Sỏu Chế biến khụ xuất khẩu.
15 Công ty TNHH Hoàn Mỹ. 45 Trường Sơn,
Vĩnh Trường Chế biến khô xuất khẩu.
16 Cụng ty TNHH Chấn Hưng. 52A Vừ Thị Sỏu, Vĩnh Trường
Chế biến thủy sản, thủy sản khô.
17 Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát.
21 Lý Nam Đế, Phước Long
Chế biến đông lạnh, khô xuất khẩu, nội địa.
18 Công ty TNHH Đại Dương. 59 Cao Thắng, Phước Long
Xuất khẩu cá ngừ đại dương, thủy sản đông lạnh
19 Công ty TNHH Thủy sản
Khánh Hòa. Phước Đồng Chế biến đông lạnh, khô
xuất khẩu, nội địa.
20 Doanh nghiệp tư nhân Hùng Dũng.
73 Trường Sơn,
Bình Tân Chế biến khô xuất khẩu.
21 Công ty TNHH Thịnh Hưng. 99 Đường 23/10 Chế biến đông lạnh, xuất khẩu, nội địa.
Ngoài ra, chất thải thải vào khu vực Cửa Bé còn từ các hộ sản xuất kinh doanh và tiểu thủ công nghiệp. Xã Phước Đồng có 141 hộ hoạt động sản xuất kinh doanh và làm nghề tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ (2011). Chất thải chưa qua xử lý từ các hộ kinh doanh này một phần cũng thải ra khu vực Cửa Bé.
Phường Vĩnh Trường với hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân sơ chế hàng hải sản xuất khẩu tương đối ổn định. Chế biến nước mắm qua kiểm tra năm 2010 có 31 hộ cá thể và 10 công ty (TNHH, DNTN), đưa vào chế biến 10.068 tấn cá để được 10.068 lít nước mắm. Hoạt động chế biến nước mắm ở phường Vĩnh Trường cũng thải vào Cửa Bé một lượng lớn chất thải mà chưa qua xử lý.
3.1.3. Hoạt động nông nghiệp:
Hoạt động nông nghiệp ở Xã Phước Đồng cũng đưa vào một lượng thải lớn đối với khu vực Cửa Bé. Tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp toàn xã Phước Đồng là 37 ha (2012), trong đó có 27 ha lúa và 10 ha rau màu các loại. Tổng số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn là 19 nghìn con trong đó gia cầm 12.300, gia súc 4.320 con chủ yếu là heo, trâu bò và dê. Lượng thải nước thải từ hoạt động chăn nuôi mỗi ngày khoảng 103,25 kg N và 27,22 kg P.
3.1.4. Hoạt động nuôi trồng thủy sản:
Đối tượng thủy sản nuôi chủ yếu khu vực Cửa Bé là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, các loại cá nước ngọt và nước mặn. Trong đó, Vĩnh Thái với diện tích 20 ha, Phước Đồng 35 ha (2011). Trong thời gian từ năm 2006 đến 2008, nuôi cá lồng bè cũng được phát triển trong đoạn từ cầu Bình Tân ra biển với số lượng cỡ 165 lồng với sản lượng cỡ 60 tấn trong năm 2006 (Lê Thị Vinh,2007). Nhưng cho đến nay diện tích nuôi trồng thủy sản đã giảm đi rất nhiều, do hoạt động nuôi không hiệu quả, và sau những sự cố cá chết hàng loạt 21/2 – 22/2/2007 (Phạm Văn Thơm, 2007).
Tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp và được thả với mật độ khá dày (tôm thẻ chân trắng 70-100 con/m2, tôm sú 20-30 con/m2). Do lượng thức ăn dư nên hàm lượng nước thải chứa chất dinh dưỡng cao. Hàm lượng các muối dinh dưỡng trong môi trường ao nuôi cao (bảng 3.2), khi nó được thải trực tiếp ra môi trường thì sẽ gây ảnh hưởng ô nhiễm nước khu vực Cửa Bé.
Bảng 3.2: Chất lượng nước các ao nuôi tại công ty Long Sinh Cửa Bé (4/2011).
Ao Giỏ trị NO2 (àg/l) NO3 (àg/l) NH4 (àg/l) PO4 (àg/l)
max 85,15 296,97 407,39 108
trung bình 23,15 210,15 153,86 75
Tôm
min 1,10 21,27 22,04 34
max 11,35 242,89 329,69 124
trung bình 6,87 149,79 153,86 97,86
Cá
min 3,53 27,40 22,04 61
Nguồn : Lê Nguyễn Na Uyên ( 2011).
3.1.5. Hoạt động khai thác và giao thông trên biển:
Xã Phước Đồng có tổng số lượng ghe tàu toàn xã là 400 chiếc trong đó có 70 chiếc ghe tàu có công suất từ 90 CV trở lên, với sản lượng khai thác năm 2011 là 1.467 tấn. Phường Vĩnh Trường có tổng số thuyền là 500 chiếc với 21.000 mã lực.
Sản lượng khai thác hải sản năm 2010 là 4.000 tấn. Các hoạt động xả thải từ việc rửa sàn các thuyền đánh cá tại nơi neo đậu, các rủi ro do sự cố đâm va, cháy nổ chìm tàu tràn dầu hoặc các chất độc trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa, việc xả thải rác, nước sinh hoạt sản xuất… đã đưa vào môi trường biển nhiều chất hữu cơ, Coliform và dầu mỡ.
Hoạt động cảng cá Vĩnh Trường và Hòn Rớ cũng là một nguồn thải khá lớn vào môi trường. Riêng Vĩnh Trường sản lượng tàu ra vào cảng cá trong năm 2006 trên 2000 lượt (Lê Thị Vinh, 2007).
Ngoài ra, chất thải đưa vào Cửa Bé còn từ nhiều nguồn khác nhau: nước mưa chảy tràn, các chất thải từ sông Tắc và sông Quán Trường từ thượng nguồn đồ về.
Các nguồn chất thải khác nhau thải vào khu vực Cửa Bé góp phần tạo nên hiện tượng phú dưỡng và phát triển mất cân đối của khu hệ thực vật nổi ở nơi đây, tạo ra những biến động NSSH mang tính chất đặc trưng của khu vực cửa sông.