CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.1. THỰC NGHIỆM VÀ KIỂM TRA KẾT CẤU CỦA MÁY QUẤN DÂY 57 3.2. THỰC NGHIỆM KIỂM TRA ĐỘNG CƠ
tự động , ta thực hiện kiểm tra các kết cấu cơ khí của máy và đạt được kết quả sau:
Hình 3.1. Hình ảnh mặt trước máy quấn dây biến áp tự động
Hình 3.2. Hình ảnh mặt sau máy quấn dây biến áp tự động
Máy quấn dây có cấu tạo đơn giản, giao diện thân thiện với người sử dụng , kết cấu máy đảm bảo tính chắc chắn.
Hình 3.3. Cơ cấu trục vítme – đai ốc bi
Trục vítme – đai ốc bi hoạt động tốt lượng dịch chuyển nhỏ và chính xác, có khả năng tự hãm cao.
Hình 3.4. Cơ cấu căng dây và rải dây
Cơ cấu căng dây và rải dây làm bằng nhựa nên rất gọn nhẹ , chế tạo đơn giản . Bên cạnh đó vẩn chưa đảm bảo được độ căng dây cần thiết và độ chính xác từng vòng dây khi quấn, đồng thời khi hoạt động giữa các buli bằng nhựa và hệ thống ốc vit để dữ có hiện kẹt gây ra hoạt động không ổn định và mất vòng dây khi quấn.
Hình 3.5. Cơ cấu truyền động xích và bánh răng
Cơ cấu truyền động xích và bánh răng nối giữa động cơ và trục vitme hoạt động êm và tương đối nhẹ nhàng, nhưng cần phải đảm độ căng dây và thường xuyên phải được tra dầu mỡ để bộ truyền động hoạt động êm , không gây ra tiếng ồn .
Hình 3.6. Cơ cấu đảm bảo độ cân bằng của phần rải dây
Cơ cấu đảm bảo độ cần bằng cho bộ phần rải dây có tác dụng giúp dữ độ thăng băng và đảm bảo không cho đai ốc bi xoay tròn quanh trục khi trục vitme hoạt động, thêm vào đó đảm bảo được bước dịch cần thiết. Nhưng nhược điểm của bộ phân này gây ra ma sát giữa đai ốc bi và trục thăng bằng làm mài mòn , gây cản trở chuyển động . Do đó giữa bộ phận đai ốc bi và bộ phận giúp dữ thăng bằng cần được bôi trơn thường xuyên.
Hình 3.7. Cơ cấu hộp giảm tốc
Cơ cấu hộp giảm tốc có tỉ số truyền là hai, hộp giảm tốc gồm hệ các bánh răng ăn khớp với nhau nên thường xuyên gây ra tiếng ồn do đó cần phải thường xuyên được bôi trơn dầu mỡ để hoạt động được êm hơn.
Hình 3.8. Cơ cấu trục quấn và bộ phận đảm bảo độ đồng tâm
Cơ cấu trục quấn dây và bộ phận đảm bảo độ đồng tâm giữa vỏ biến áp cần quấn có thể điều chỉnh được linh hoạt được phù hợp với từng loại biến áp có kích thước và chiều dài khác nhau . Nhưng bên cạnh đó do chiều dài trục quấn tương đối ngắn nên chỉ quấn được biến áp chiều dài tối đa là 10cmm và chỉ có thể quấn được một lúc hai biến áp có kích thước nhỏ với đường kính dây dưới 0.40mm.
Hình 3.9. Cơ cấu bulong đai ốc
Cơ cấu bulong đai ốc dùng để cố định hộp giảm tốc , động cơ, trục vitme được thiết kế để dể dàng tháo lắp khi sửa chửa và dể dàng thay thế khi có hư hỏng . Đồng thời các chi tiết bulong đai ốc này cần được bôi trơn dầu mỡ để chống rỉ sét.
Hình 3.10. Hệ thống dây điện và mạch điện
Hệ thống dây điện và mạch điện được đặt trong lòng khung máy quấn dây nhờ đó đảm bảo tính an toàn tránh được hiện tượng đứt dây hay chập mạch điện khi vận hành.
Hình 3.11. Bộ phận đặt cuộn dây đồng
Bộ phận đặt cuộn dây đồng được đặt ở phía sau lưng của máy quấn dây nên do đó đảm bảo được tính thẩm mỹ , đồng thời có thể di chuyển linh hoạt
quanh trục thuận tiện cho việc rải dây. Bên cạnh đó thì nhược điểm của trục này là không có độ hãm để làm tăng độ căng dây khi quấn , đôi khi còn kẹt dây và dây đồng tuột ra khỏi buli.
Hình 3.12. Bộ phận thiết lập thông số và hiển thị
Bộ phận thiết lập các thông số (bàn phím) và hiển thị LCD được đặt trước máy thuận tiện cho người sử dụng và dể dàng quan sát các thông số.
3.2. THỰC NGHIỆM KIỂM TRA ĐỘNG CƠ a. Đối với động cơ bước trục quấn dây.
Lúc đầu ta thử nghiệm cấp nguồn 5V từ nguồn máy tính thì động cơ hoạt động bình thường và không nóng, nhưng thường hay mất bước do mômen không đủ lớn để kéo trục quấn dây khi tiến hành quấn dây . Rồi tiếp tục thử nghiệm đối với nguồn 12V thì mômen quay tương đối lớn, phù hợp yêu cầu làm việc đảm bảo thực hiện được việc quấn được đường kính dây đặt ra theo yêu cầu là 0.10mm đến 0.50mm, nhưng hoạt động trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút thì động cơ rất nóng. Do đó để giảm bớt độ nóng cho động cơ ta lắp thêm điện trở công suất 3W đến 15 W thì động cơ đảm bảo được các tính năng đủ công suất, hoạt động tốt và không gây nóng cho động cơ.
b. Đối với động cơ bước trục rải dây.
Ta thử nghiệm cấp nguồn 5V từ nguồn máy tính thì động cơ hoạt động bình thường và không nóng, tốc độ động cơ phù hợp với yêu cầu của đường kính dây và
bước dây cần rải. Do đó ta sử dụng nguồn 5V để cấp cho động cơ bước trục vitme dùng để rải dây.