Tình hình hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu tổng thông nông huyện thạch lâm tỉnh cao bằng thế kỷ xix (Trang 49 - 112)

2.2.1. Nông nghiệp

Mang đặc điểm chung của địa hình miền núi là sự xen kẽ giữa các dãy núi cao và vùng đồi có độ cao trung bình hoặc thấp, giữa đồi núi và các thung lũng nhỏ, đất đai màu mỡ. Chính vì vậy, ở các huyện miền núi nói chung và ở Thông Nông nói riêng luôn song song tồn tại hai loại hình canh tác chính đó là nương rẫy và ruộng nước. Đối với nương rẫy đó là nguồn sống chính của các dân tộc cơ trú ở vùng rẻo cao và rẻo giữa. Đối với loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình ruộng nước là loại hình canh tác cho các tộc người vùng thấp trong các cánh đồng, thung lũng miền núi.

2.2.1.1. Ruộng nước

Nhiều vùng ở Thông Nông đồng bào đã định cư lâu đời nên sớm biết phương thức canh tác lúa nước. Điểm khác biệt rõ nhất giữa nông nghiệp ruộng nước với nương rẫy là người sản xuất đã chủ động trong các khâu canh tác của mình và không còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Ở Thông Nông có hai loại ruộng: "Nà Nặm” là loại ruộng sẵn có nguồn nước mạch tại chỗ hay có thể thông qua hệ thống thủy lợi, thuận tiện cho việc canh tác.

"Nà Lẹng” thường là chân ruộng bậc thang cao, khô nước, không giải quyết được nguồn nước mưa và khe nước rớt xuống.

Ruộng nước của đồng bào Thông Nông thường được khai phá ở những bãi đất hoang chân núi, ven các suối hay trên các sườn đồi. Đây là những nơi thuận tiện cho việc dẫn nước vào ruộng. Vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3 âm lịch, đồng bào tiến hành cày và phơi ải chờ nước. Việc cày ải có nhiều tác dụng, trước hết là làm sạch cỏ, sâu bệnh, đất thoáng khí và tăng độ màu cho đất. Đồng bào có câu: “Nà lai phưa muối mảo, khẩu lai sác khẩu khao” (Ruộng bừa nhiều lần hạt thóc sẽ chắc, gạo giã nhiều chày thì hạt gạo trắng ngần). Khi đất đã khô cỏ, đồng bào tháo nước vào ruộng rồi cày lần hai, sau lần cày này họ bắt đầu bừa nhiều lần cho đất nhuyễn ra.

Đồng bào thường gieo mạ vào tháng 3 và tháng 5 xuống cấy (Bươn sam oán chả, bươn hả đầm nà). Điều này cũng được xác nhận trong "Đồng Khánh địa dư chí: "Nông vụ tháng 5, 6 xuống cấy, tháng 9, 10 thu hoạch”

[43, tr 657]. Gieo mạ rồi cấy là phương pháp trồng lúa phổ biến ở nhiều dân tộc. Để có giống gieo mạ, đồng bào chọn giống rất kỹ. Thóc được chọn làm giống phải là những hạt thóc mẩy, phơi khô và mang cất riêng. Họ quan niệm rằng “Tốt giống tốt mã, tốt mạ tốt lúa. Sau khi chọn thóc, họ thường mang thóc ngâm vào nước cho nảy mầm theo cách pha chế hai gáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nước sôi và 3 gáo nước lạnh. Khi thóc nảy mầm họ đem ra ruộng vãi. Trước khi cấy, đồng bào bừa lại ruộng một lần nữa và kiểm tra mực nước trong ruộng (từ 10 dến 15cm là đủ). Sau khi đã chuẩn bị xong mọi công đoạn, họ thường kiểm tra xem mạ đã đủ tuổi chưa rồi đem cấy. Nếu mạ quá non hoặc quá già đều không tốt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa và năng suất cây trồng. Lúa mới cấy có khoảng cách giữa các nhóm khoảng 24 cm, hàng cách hàng 25 - 30 cm, mỗi khóm từ 5 - 6 giẻ mạ.

Chăm sóc cho lúa được đồng bào rất coi trọng, được thể hiện ở công việc: bón phân, làm cỏ và tưới tiêu. Đặc biệt các biện pháp thủy lợi luôn được đồng bào đặt lên hàng đầu, đây là một trong những thành tố quan trọng quyết định tới năng suất của vụ lúa nên việc đắp mương, phai thường là công việc chung của cả xóm, làng. Để đảm bảo đủ nước cho cây lúa phát triển, đồng bào làm "lọc nặm” - cọn nước như nhiều dân tộc khác làm ruộng nước trong các thung lũng ở miền núi phía Bắc. Cọn nước được đồng bào làm bằng cây que, gỗ, lạt, dây rừng, có thể đưa nước lên cao hàng chục mét. "Cọn nước là chiếc máy bơm không dùng năng lượng điện như máy bơm hiện đại mà dùng năng lượng dòng chảy của nước sông làm guồng quay đưa nước lên cao đổ vào máng, theo mương dẫn nước vào ruộng” [23,tr 234]. Đến nay, ở một số xã vẫn như xã Vị Quang, Ngọc Động vẫn sử dụng cọn nước, tuy nhiên thay vì làm cọn gỗ như ngày xưa thì đến nay được làm bằng sắt để có thể sử dụng được lâu dài hơn.

Đồng bào Tày - Nùng cũng đã chú ý đến việc bón phân thành nhiều đợt khác nhau như: bón lót, bón thúc, bón đón đòng cho lúa. Bón lót thường dùng phân chuồng, phân tươi. Bón thúc và bón đón đòng chủ yếu là dùng phân khô hay là tro. Nước tiểu nhằm mục đích làm cho cây lúa đẻ nhanh, đẻ nhiều. Ngoài bón phân họ còn chú ý đến khâu làm cỏ cho lúa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

làm cỏ sục bùn được tiến hành vào đầu tháng 7, họ làm bằng tay và chỉ làm một lần. Đồng bào có câu:

“Rẩy bươn nưng gòa, nà bươn nưng quát"

(Rẫy sau một tháng thì làm cỏ, ruộng sau một tháng thì sục bùn) Cỏ bờ cũng được phát quang để cho lúa dễ hấp thu ánh sáng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, mỗi gia đình thường cử người trông nom kiểm tra mực nước thường xuyên, nếu mưa lũ, nước đầy qua phải tháo nước và chủ động đóng lại khi nước rút. Trải qua quá trình chăm sóc, vào tháng 9 âm lịch hàng năm đồng bào tiến hành thu hoạch. Đồng bào cắt lúa bằng liềm bó thành từng khum và mang về nhà.

,

[23, tr 243].

.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với việc canh tác trên nương rẫy, ở Thông Nông có hai loại hình đó là nương du canh và nương thâm canh

- Đối với nương du canh: Tuy vất vả trong việc khai phá nhưng mỗi

đ -

, gieo t

.

. Đây là một hình thức làm đất, cải tạo đất làm nương du canh. Đồng bào thường trồng các giống lúa gồm nhiều loại lúa nếp, lúa tẻ, ngô. Ngoài lúa, ngô đồng bào còn trồng xen các loại hoa màu làm nguồn cung cấp lương thực cho bữa ăn hàng ngày như bí đao, đậu đũa, mướp, bầu. trong đó, việc trồng đỗ tương xen ngô là phổ biến nhất.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, tùy vào điều kiện thời tiết của từng năm mà từ tháng 4, tháng 5 đồng bào tiến hành tra hạt, người H'mông, Dao dùng phương pháp chọc lỗ, tra hạt. Để tra hạt đồng bào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

.

- -

10 [65, Stt3].

- Nương thâm canh: Trong quá trình du cư tìm kiếm những cánh rừng, vùng đất mới để làm nương, đất đai ngày càng trở nên bạc màu, diện tích đất rừng bị thu hẹp nhanh chóng. Vì vậy, bên cạnh nương du canh, đồng bào làm nương thâm canh. Loại nương này thường được đồng bào làm ở ven sông suối, nơi có nguồn nước thuận lợi, ở những bãi không có nước, hay trên các sườn núi, sườn đồi. Các khâu của quá trình làm nương định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

canh cũng tương tự làm nương du canh, chỉ khác đôi chút trong khâu cải tạo đất, gieo trồng.

Năm đầu, việc khai phá thâm canh cũng không khác mấy so với nương du canh. Đồng bào tiến hành chọn rừng, chọn đất, đốt nương (cách làm tương tự nương du canh). Từ năm thứ hai trở đi, độ màu mỡ của đất giảm, đồng bào chú ý quan tâm hơn đến việc cải tạo nương rẫy, tạo cơ sở cho việc sản xuất lâu dài. Họ tiến hành thu dọn sạch sẽ các loại cỏ, thân cây ở nương, dùng đất, đá hoặc thân cây to ở bờ nương là biện pháp thủy lợi trong việc canh tác nương thâm canh. Đồng bào còn cải tạo đất nương bằng cách bón phân và cày bừa nhiều lần.

Về khâu gieo trồng, đồng bào dùng phương pháp cày bừa. Sau kì phơi ải, cuối tháng 4, đầu tháng 5 đồng bào lại cày bừa một lần nữa, sau đó cày luốn để tra hạt giống. Trong quá trình gieo trồng làm nương rẫy, họ đã biết sử dụng phân bón để tăng độ màu mỡ cho đất. Phân được rải theo đường cày. Sau khi tra, hạt giống được phủ một lớp đất mỏng lên. Với đám nương thâm canh, đồng bào đã chú ý sử dụng phân bón, chủ yếu là đất bón lót để tăng thêm độ màu mỡ cho đất và xen canh được nhiều loại hoa màu khác. Việc gieo trồng xen canh, ngoài ý nghĩa tranh thủ thời gian còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chống mưa lũ làm xói mòn đất màu. Đây là kinh nghiệm truyền thống song cũng rất khoa học nhằm đạt được các mục tiêu; tranh thủ thời tiết, tranh thủ vòng quay của đất, chống sói mòn ở nơi đất dốc, bảo vệ môi trường.

2.2.1.3. Chăn nuôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

).

-

.

n

Vùng "Cao Bình đặc sản nhiều ngựa hay, khách buôn thường cưỡi ngựa hoặc dùng ngựa thồ hàng hóa" [25, tr 430].

đ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

, )

.

[65, Stt7].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

,…theo lời kể của cụ Triệu Văn Đeng “Ngày xưa, trong các rừng ở rừng Lũng Vai, Phia Nọi, Phia Bủn xã Vị Quang ngày nay có nhiều loại thú như lợn lòi, khỉ thỉnh thoảng còn xuất hiện cả hổ, báo, hươu nai,.. thanh niên trong các bản thường tụ tập nhau lại để đi săn, có lần còn săn được cả hổ, hươu"

.

.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ , l . . - : Đ - [46, tr 365].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nghề trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm.

Đây là nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở các huyện miền núi nước ta nói chung và ở Thông Nông nói riêng. Các xã đều có nghề dệt vải song phổ biến nhất là xã Cần Yên và Đa Thông. Để có một tấm vải dệt, người thợ phải trải qua các công đoạn trồng bông, cán bông, se sợi, dệt và nhuộm.

Đồng bào thường trồng bông để thu lấy quả. Quả bông được bóc núm, mang về phơi nắng, tách ra lấy bông nõn. Sau khi bật bông nõn thành bông tơi xốp, người ta mang về thành từng con rồi kéo thành từng sợi. Mỗi con sợi được hồ cứng thành nước cháo bột gạo để làm sợi dọc. Sau đó người ta dùng guồng sợi (cọn lót) tạo thành con sợi để đưa vào khung dệt. Con sợi to dùng để mắc sợi dọc, con sợi nhỏ để dệt chỉ ngang. Khung cửi khá thô sơ, các bộ phận của nó đều làm bằng gỗ hoặc bằng tre. Thoi cũng làm bằng gỗ, dài khoảng 40cm, hai đầu nhọn. Khi dệt trước hết dùng khung thả chỉ giăng sợi thành thảm sợi và dàn đều trên khung dệt. Người thợ dệt ngồi thẳng trên ghế, buộc vào lưng một cái đai nối với thành tre quấn vải đã dệt vào bụng làm căng mặt vải, rồi dùng chân phải điều khiển đầu dây nối cần sợi để tách sợi ra, đưa gỗ vào dập cho xít sợi, rồi lại dùng lược ném tiếp, khi thả chân mặt vải chùng các tách sợi chỉ trượt về phía trên để trở về phía ban đầu. Công việc dệt vải thường được tiến hành vào những tháng cuối năm thu năm trước cho đến đầu xuân năm sau tương đối nhàn rỗi.

. Người ta cắt lá chàm về cho vào thùng lớn ngâm 2 ngày đêm, sau đó bỏ cành, lá chàm ra và cho nước vôi trong vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngâm tiếp thêm một ngày đêm nữa. Cao chàm sẽ lắng xuống đáy, họ chắt nước đi, đem cao chàm đi phơi làm thuốc nhuộm. Thuốc nhuộm được pha với nước theo tỷ lệ 1: 3, mỗi ngày khuấy từ 2 - 3 lần cho thật đều tay cho đến khi thấy nước có màu vàng và mùi thơm thì cho vải vào ngâm. Vải càng ngâm lâu qua nhiều nước càng đẹp. Sau khi ngâm xong, họ mang phơi khô rồi để cắt quần áo, làm chăn.

- Nghề đúc gang: sản xuất ra lưỡi cày, chảo gang, kiềng đun bếp. Tuy nhiên, ở Thông Nông, nghề này phổ biến nhất là đúc lưỡi cày - một sản phẩm phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, tập trung nhiều ở các xã Bình Lãng, Thanh Long. Các loại công cụ để rèn đúc bao gồm: bễ thổi lửa, lò nung, khuôn đúc, gao múc kim loại nóng chảy, các loại kim búa… Để đun chảy gang, người ta dùng than củi và bễ kéo tay. Đất cát làm lò và làm khuôn đúc sử dụng loại có sẵn của địa phương. Công nghệ làm chủ yếu phụ thuộc vào tay nghề của người thợ cả khi phối nguyên liệu, đun chảy và cách pha chế các vật liệu để làm lò và

.

- Nghề làm giấy bản và hương đốt.

+ Nghề làm giấy bản: Giấy bản được dùng chủ yếu để đóng sách ghi chép, gói đồ vật, viết sớ, làm tiền âm phủ khi cúng bái. Tiếng Tày gọi là

"chia rạ", tiếng Dao gọi là “Chây pưa". Theo người dân nơi đây, nghề làm giấy bản đã có từ rất lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc làm giấy bản có thể tranh thủ thời gian nông nhàn vì nguyên liệu làm giấy thường thu hoạch vào khoảng tháng 3 và tháng 7. Mặt khác, việc làm giấy bản không gây ô nhiễm môi trường, có thể làm quanh năm. Cây nguyên liệu có thể tận thu cả thân làm củi đun, lá cây có thể làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Đây cũng chính là một trong những điều làm nên sức sống của nghề làm giấy bản nơi đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giấy bản truyền thống của xóm Lũng Quang vừa có mùi thơm đặc trưng của núi rừng, lại rất dai, mỏng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhiều dân tộc trong huyện và tỉnh . Nguyên liệu chính để làm nên giấy bản là cây vỏ dưỡng (tiếng địa phương gọi là cây mạy Sla), thân thẳng, nhiều cành, mọc tự nhiên trên các núi đá. Những năm trước, người dân hay lên núi tìm nguyên liệu, nhưng những năm gần đây để tiện lợi và không mất nhiều thời gian cho việc lấy nguyên liệu người dân đã đem giống cây về trồng tại các ven rẫy của gia đình. Cây rất dễ trồng, dễ sinh trưởng, ngoài ra còn có tác dụng giữ được đất. Cây dễ bóc vỏ nhất là vào khoảng tháng 3 và tháng 7, số lượng vỏ để làm một mẻ giấy khoảng 30 - 40 kg. Phần vỏ này phải được tước vỏ đen một lần nữa, đây cũng là công đoạn mất nhiều công và thời gian nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, bởi tước được phần vỏ đen càng sạch thì giấy làm ra sẽ càng trắng. Phần vỏ tước xong được đem ngâm vôi trong khoảng thời gian 12 tiếng, vôi càng đặc thì thời gian ngâm vỏ càng ngắn. Sau khi ngâm vôi, phần vỏ sẽ được rửa qua nước rồi đun lên khoảng 3 tiếng, lại đem rửa, rồi ngâm nước khoảng 2 ngày. Sau 2 ngày phần vỏ sẽ được đập thật nát. Công đoạn cuối cùng là đem phần vỏ được đập nát xuống bể múc. Khi khuấy đều, sẽ được một loại nước màu vàng nhạt, đặc sánh, công đoạn này đòi hỏi người làm phải dùng sức khuấy mạnh. Trong quá trình khuấy, cần đem trộn cùng một chút dây trơn được bóc từ cây dây trơn trên rừng, nhằm giúp cho giấy khi vào khuôn sẽ dễ lấy hơn, không bị dính vào khuôn. Sau đó đem khuôn xuống lắc đều và nhấc lên dứt khoát để nước trải đều trên khuôn, sẽ có một sản phẩm giấy ở dạng ướt. Giấy này sẽ được ép vắt nước để sản phẩm giấy được đều, phần giấy được ép xong được rải lên 2 mặt lò được đun lửa nhỏ, được khoảng 1 tiếng

Một phần của tài liệu tổng thông nông huyện thạch lâm tỉnh cao bằng thế kỷ xix (Trang 49 - 112)