Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
Qua phân tích cụ thể từng địa bạ của Thông Nông lập vào hai thời điểm khác nhau (năm Gia Long 4 và năm Minh Mệnh 21) đã hình dung được phần nào diễn biến của chế độ ruộng đất ở đây trong từng thời điểm. Tuy nhiên, để có được một bức tranh toàn cảnh về đặc điểm của chế độ ruộng đất của Thông Nông thế kỷ XIX, đồng thời cũng để thấy được sự thay đổi trong vòng 35 năm đầu thời nhà Nguyễn, chúng tôi sử dụng địa bạ của 4 xã (An Dương, Đa Năng, Thông Nông, Thông Sơn) trong tổng số 8 xã là có địa bạ ở cả hai thời điểm lịch sử 1805 và 1840 để so sánh và đối chứng.
- Đặc điểm của chế độ ruộng đất ở Thông Nông thời điểm năm 1805 và 1840
Theo địa bạ Gia Long 4 tổng diện tích ruộng đất các hạng của tổng Thông Nông lúc bấy giờ là 266 mẫu 8 sào 2 thước 8 tấc không có quan điền, đất lưu hoang và không có ruộng đất công mà chỉ có tư điền và thổ trạch viên trì. Trong đó tổng diện tích tư điền là 236.2.7.9 (88,54%), thổ trạch (quan thổ) đều do bản xã đồng cư là 49.1.7.2 2 (11,46%). Đến năm Minh Mệnh 21 ông cho lập lại sổ địa bạ thì theo đó tổng số diện tích công tư điền thổ là 274.8.2.8, tăng so với địa bạ Gia Long 4 là 38 mẫu. Ở thời này Minh Mệnh đã thực hiện chính sách mở rộng bộ phận ruộng đất công nhưng số ruộng tư của Thông Nông không những không giảm mà còn tăng lên. Tổng tư điền tăng lên là 241.2.7.9 chiếm 87,79% tăng hơn 5 mẫu so với thời Gia Long thổ trạch vẫn giữ nguyên như thời Gia Long chiếm 11,12%. Đặc biệt, ở Thông Nông xuất hiện thêm tư thổ nhưng cũng chỉ chiếm số lượng rất thấp 1,09% (Xin xem bảng 14)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nếu so với các tổng khác trong huyện Thạch Lâm là Hà Đàm và Tĩnh Oa ở cùng 2 thời điểm Gia Long 4 và Minh Mệnh 21 có tổng diện tích sở hữu tư chiếm tỷ lệ rất cao (90,40% và 90.54%), thì tổng diện tích sở hữu tư của Thông Nông thấp hơn nhưng nếu so sánh với các tỉnh khác ở vùng đồng bằng vào thời Gia Long như tỉnh Hà Đông (65.34%), Thái Bình (53.24%) và trung bình chung cả nước (82.92%) thì tỷ lệ ruộng đất tư của tổng Thông Nông là cao và cao hơn rất nhiều so với một số tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Như vậy, có thể thấy rằng ở tổng Thông Nông ở cả hai thời điểm tư điền đã phát triển mạnh và lấn át địa vị của các loại ruộng đất công làng xã.
Bảng 14: So sánh sự phân bố các loại ruộng đất
Đơn vị: m.s.th.t
Xã
Gia Long 4 (1805) Minh Mệnh 21(1840) Tổng các loại Tƣ điền Thổ trạch Tổng các loại Tƣ điền trạch Thổ Tƣ thổ An Dương 89.4.4.2 82.1.2.7 7.3.1.5 92.4.4.2 82.1.2.7 7.3.1.5 3.0.0.0 Đa Năng 51.3.11.3 33.3.0.0 18.0.11.3 52.8.11.3 34.8.0.0 18.0.11.3 Thông Nông 89.4.2.8 86.7.6.8 2.6.11.0 91.9.2.8 89.2.6.8 2.6.11.0 Thông Sơn 36.5.14.5 34.0.13.4 2.5.1.1 37.5.14.5 35.0.13.4 2.5.1.1 Tổng cộng 266.8.2.8 =100,0% 236.2.7.9 =88,54 30.5.9.9 =11,46 274.8.2.8 =100,0% 241.2.7.9 =87,79 30.5.9.9 =11,12 3.0.0.0 =1,09
Nguồn: Địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21(1840)
Trong suốt 35 năm chất lượng ruộng đất của Thông Nông hầu như không có nhiều biến chuyển. Căn cứ vào hai nguồn địa bạ Gia Long 4 và Minh Mệnh 21 có thể thấy ở Thông Nông chỉ có ruộng loại 2 và ruộng loại 3, không có ruộng loại 1. Điều này là hoàn toàn phù hợp với vùng miền núi như Thông Nông. Ruộng loại 2 trong hai thời điểm vẫn giữ nguyên là 122.2.7.1. Ruộng loại 3 tăng thêm hơn 5 mẫu vào năm Minh Mệnh. Như vậy, so với các vùng khác trong tỉnh thì đây là nơi có chất lượng ruộng đất tương đối tốt và nhờ có nguồn nước thuận lợi nên đất ít bị hoang hóa, đây là điều kiện thuận lợi để cư dân trong vùng phát triển kinh tế nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tình hình phân bố sở hữu tư nhân
Tổng hợp chủ sử hữu tư điền của Thông Nông có thể thấy, ở thời Gia Long 4 có 36 chủ sở hữu đến thời Minh Mệnh 21 tăng lên 51 chủ sở hữu. Quy mô sở hữu có 6 loại như thống kê trong biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.3. So sánh quy mô sở hữu ruộng tƣ
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Dƣới 1 mẫu 1-3 mẫu 3-5 mẫu 5-10 mẫu 10-20 mẫu 20-30 mẫu
Số chủ 1805 Diện tích 1805 Số chủ 1840 Diện tích 1840
Nguồn: địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21(1840)
Từ bảng trên ta thấy, tuy rằng từ 1805 đến 1840 diện tích sở hữu tư của Thông Nông tăng lên nhưng về quy mô ruộng đất ở Thông Nông lại có chiều hướng ngược lại, biểu hiện là ở thời Gia Long không có chủ sở hữu nào dưới 1 mẫu nhưng đến Minh Mệnh lại có 1 chủ sở hữu dưới 1 mẫu, chiếm 1,41% tổng số chủ và 0,22% tổng số diện tích hay là vào năm 1805 có một chủ sở hữu trên 20 mẫu (24.4.6.0) nhưng đến 1840 không xuất hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chủ sở hữu nào trên 20 mẫu. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như thừa kế, chia con cháu…
Trong vòng 35 năm, lực lượng nông dân tự canh có sở hữu dưới 5 mẫu tăng lên 34,48% số chủ và 28,67% diện tích. Điều đó cho thấy, lực lượng nông dân nghèo tự canh ngày càng tăng lên.
Ngược lại số chủ sở hữu từ 5-10 mẫu lại giảm xuống 24,57% số chủ và 22,81% diện tích.
Số chủ từ 10-20 mẫu tăng thêm một chủ sở hữu so với 1805
So với các tổng Hà Đàm và Tĩnh Oa của huyện Thạch Lâm hay so với các huyện như Chiêm Hóa (Tuyên Quang) và Quảng Hòa (Cao Bằng) thì thấy rằng mức chủ sở hữu khá giả trên 5 mẫu ở cả hai thời điểm khá cao. Tuy nhiên, hiện tượng sở hữu trên 20 mẫu thì còn rất ít, chỉ có 1 chủ sở hữu ở thời Gia Long 4, đây là một tỷ lệ rất thấp so với các tổng, huyện trong tỉnh. Nhìn chung chủ sở hữu của tổng Thông Nông thời kỳ này chủ yếu là loại của và nhỏ, mức độ sở hữu không lớn
Bình quân sở hữu ruộng đất tư của một chủ ở Thông Nông thời Minh Mệnh 21 là 5.7.0.0 thấp hơn so với bình quân ruộng đất của một chủ sở hữu thời điểm Gia Long 4 là 6.7.10.2
- Sở hữu ruộng đất theo giới tính
Hiện tượng chủ sở hữu là nữ đứng tên chủ sở hữu ruộng đất xuất hiện trong cả hai địa bạ của Thông Nông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 2.4: So sánh sở hữu theo giới tính và phụ canh
0 5 10 15 20 Số chủ 13.89 3.92 19.44 7.84 Diện tích 6.69 2.74 8.59 5.06 C hủ nữ thời G ia L ong C hủ nữ thời Minh Mệnh P hụ canh thời G ia L ong P hụ canh thời Minh Mệnh
Nguồn: Địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21(1840)
Nhìn vào sở hữu ruộng đất theo giới tính, thấy rằng tổng số chủ nữ ngày càng giảm, nếu như vào đầu thế kỷ XIX trong tổng số 36 chủ sở hữu thì có 5 chủ sở hữu là nữ chiếm 13,89 % thì đến giữa thế kỷ XIX giảm đi đáng kể, trong tổng 51 chủ sở hữu số chủ nữ chỉ còn lại 2 chủ chiếm 3,92%. Theo đó diện tích đất sở hữu và số chủ nữ cũng giảm theo từ 15.8.0.0 (chiếm 6,69%) xuống 6.6.0.0(chiếm 2,74%) nhưng bình quân sở hữu của 1 chủ nữ có sự gia tăng về diện tích (Gia Long 4(1805) là 3.1.9.0, Minh Mệnh 21(1840) là 3.3.0.0). So với mức sở hữu trung bình của Thông Nông thì sở hữu bình quân của các chủ nữ thấp hơn hẳn. Việc chủ nữ giảm đi được giải thích do dân số tăng, đặc biệt là nam, số ruộng đất khai phá hầu như không tăng lên nên việc chia đất cho con gái trong các gia đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
không được duy trì như trước hoặc có thể do người phụ nữ đã chuyển nhượng quyền sở hữu cho chồng hoặc con trai khi lập lại địa bạ…
Nếu so sánh chủ nữ của tổng Thông Nông với các tổng như tổng Hà Đàm và tổng Tĩnh Oa huyện Thạch Lâm, số chủ nữ của các tổng này chiếm 36,17% và 29,05% diện tích thấy rằng số lượng chủ sở hữu nữ của Thông Nông rất nhỏ.
Ở Thông Nông lực lượng phụ canh không nhiều, bình quân sở hữu thấp. Nếu ở thời Gia Long có 7 chủ sở hữu phụ canh với diện tích 20.3.0.0 thì đến thời Minh Mệnh giảm xuống tới 10,85% số chủ phụ canh và 2,78% diện tích. Điều đó cho thấy, thời Minh Mệnh hiện tượng trao đổi, mua bán ruộng đất giữa các làng xã hay người từ xã khác đến xin khai hoang cày cấy ở Thông Nông giảm. Đây cũng là hiện tượng chung của các vùng miền núi. Các chủ phụ canh ở Thông Nông đa phần chỉ là cư dân ở các làng xã khác nhau trong tổng đến canh tác chứ không có hiện tượng cư dân ở các huyện, tỉnh khác đến.
- Sở hữu chức sắc
Theo thủ tục hành chính, cuối địa bạ bao giờ cũng có phần ghi tên và điểm chỉ của những chức sắc chịu trách nhiệm lập địa bạ. Vì vậy, chúng ta biết được chính xác tên và chức vụ của các chức sắc, từ đó để kiểm kê số ruộng đất mà họ đứng quyền sở hữu với tư cách là chính canh hay phụ canh. Ở thời Gia Long trong tổng số 4 xã có 12 chức sắc chiếm 33,3% tổng số chủ và chiếm 40,17% tống số diện tích, trong đó có 1 người không có ruộng đất. Đến thời Minh Mệnh trong tổng số 4 xã thì có 8 chức sắc chiếm 15,06% tổng số chủ và chiếm 17,17% tổng số diện tích ruộng đất của Thông Nông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 15: So sánh sở hữu các chức sắc tổng Thông Nông
Gia Long 4 (1805) Minh Mệnh 21 (1840) Chức vị Số chủ Không RĐ 1-3 3- 5 5-10 10-20 Số chủ 1-3 3-5 5-10 10-20 % % Sắc mục 2 1 3 0 % 8.33 25.00 0.00 Xã trưởng 4 1 2 1 % 8.33 16.67 8.33 Thôn trưởng 4 1 1 2 % 8.33 8.33 16.67 Khán thủ 2 2 0 % 16.67 0.00 Lý trưởng 0 4 1 3 % % 8.33 25.00 Hương mục 0 4 1 1 1 1 % % 8.33 8.33 8.33 8.33 Tổng cộng 12 1 100 2 8 3 8 2 4 1 1 % 8.33 16.67 66.67 25.00 100 % 25.00 50.00 12.50 12.50
[Nguồn: Địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21(1840)]
Nhìn vào quy mô sở hữu của các chức sắc tổng Thông Nông trong bảng cho biết, quy mô sở hữu của các chức sắc ngày càng giảm sút, nhỏ bé và manh mún. Vào thời Minh Mệnh 21 quy mô sở hữu chủ yếu dưới 5 mãu, chiếm tới 75% số chủ và 22,75% diện tích, lớn hơn thời Gia Long 4 59,67 % số chủ và 20,32% diện tích. Nhưng các chức sắc sở hữu từ 5-10 mẫu lại giảm xuống tới 54,17% số chủ và 49,09% diện tích so với thời Gia Long 4, số chức sắc sở hữu trên 10 cũng giảm 12,55% số chủ và 28.41% diện tích so với đầu thế kỷ XIX..
Nhìn chung, nếu xét về quy mô sở hữu thì các chức sắc sở hữu chưa cao, và ngày càng giảm sút. Không giống như ở các vùng khác, ở Thông Nông người có sở hữu lớn nhất của tổng Thông Nông không phải là người nằm trong bộ phận chức sắc của làng xã. Đặc biệt các chức sắc đều tập trung trong tay các dòng họ lớn như họ Nông, họ Hoàng, họ Lã...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Sở hữu theo nhóm họ
Khi nghiên cứu địa bạ chúng ta có thể hiểu sâu hơn về nhóm họ trong làng xã. Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi nghiên cứu về làng xã cổ truyền Việt Nam.
Ở Thông Nông thời Gia Long trong tổng số 36 chủ sở hữu thì có 9 nhóm họ khác nhau, đến thời Minh Mệnh tăng lên 12 nhóm họ trong tổng số 51 chủ sở hữu.
Bảng 16: Quy mô sở hữu của các nhóm họ.
Đơn vị: m.s.th.t Stt Họ Gia Long (1805) 21 (1840) Số chủ Tỉ lệ (%) Diện tích Tỉ lệ (%) Số chủ Tỉ lệ (%) Diện tích Tỉ lệ (%) 1 Bế 1 2.78 11.8.0.0 4.99 2 3.92 11.0.0.0 4.56 2 Chu 2 5.56 10.4.0.0 4.40 1 1.96 10.4.0.0 4.31 3 Đàm 2 3.92 4.0.0.0 1.66 4 Đinh 1 2.78 5.0.0.0 2.12 1 1.96 3.3.0.0 1.37 5 Đồng 3 5.88 10.7.13.4 4.47 6 Hoàng 2 5.56 6.8.0.0 2.88 5 9.80 22.7.0.0 9.41 7 Lã 1 2.78 16.6.2.7 7.03 1 1.96 16.6.2.7 6.89 8 Lanh 2 5.56 14.5.13.4 6.18 9 Lý 1 1.96 3.0.0.0 1.24 10 Nguyễn 1 1.96 4.0.0.0 1.66 11 Nông 25 69.44 153.5.6.8 64.99 32 62.75 149.9.1.8 62.15 12 Tô 1 1.96 2.0.0.0 0.83 13 Triệu 1 2.78 6.0.0.0 2.54 14 Trương 1 2.78 11.5.0.0 4.87 1 1.96 3.5.0.0 1.45 Tổng cộng 36 100.00 236.2.7.9 100.00 51 100.00 241.2.7.9 100.00
Nguồn: địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21(1840)
Trên cơ sở thống kê mức độ ruộng đất của các nhóm họ cho thấy, các nhóm họ của Thông Nông có sự biến động, có nhiều nhóm họ có ở thời Gia Long như họ Lanh, họ Triệu,... nhưng đến thời Minh Mệnh 21 lại không thấy xuất hiện nữa, thêm vào đó ở thời Minh Mệnh lại xuất hiện thêm các nhóm họ mới như họ Đồng, họ Đàm, họ Tô ... Tuy nhiên, nó chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
có sự biến động trong các nhóm họ có số lượng ít nên có thể do các nhóm họ này đã di cư đến nơi khác hoặc từ nơi khác di cư đến.
Đồng thời ta cũng có thấy rõ sự phân bố ruộng đất và mức độ sở hữu ruộng đất của các nhóm họ không đồng đều ở cả hai thời điểm. Có những nhóm họ số lượng rất đông và sở hữu phần lớn diện tích ruộng đất của Thông Nông như họ Nông, họ Hoàng, họ Chu, trong đó nhiều nhất là họ Nông, chiếm tới 69,44% tổng số chủ và 64,99% diện tích ruộng đất vào năm 1805. Đến năm 1840 họ Nông vẫn là nhóm họ nắm trong tay nhiều ruộng đất, có quyền lực cả về kinh tế và chính trị, số chủ họ Nông tăng thêm 6 chủ nhưng diện tích giảm hơn 4 mẫu so với thời Gia Long 4. Trong khi đó có rất nhiều dòng họ chỉ có 1 chủ sở hữu như họ Đinh, họ Lý, họ Nguyễn. Cùng với số lượng đông và diện tích nhiều thì những nhóm họ lớn này nằm trong bộ phận chức sắc của xã, thôn như họ Nông chiếm tới 66,6% (1805) và 50% (1840) trong tổng số các chức sắc ở xã thôn của tổng Thông Nông.
Qua việc nghiên cứu địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21(1840) cho thấy tình hình ruộng đất của tổng Thông Nông vào thế kỷ XIX đều nằm trong xu thế chung của nước ta lúc bấy giờ đó là sở hữu tư về ruộng đất chiếm vị trí bao trùm. Ở tổng Thông Nông, ruộng đất tư chiếm tới 88,54% (1805) và 87,79% (1840). Đây là một tỷ lệ cao, thêm vào đó trong tổng không có diện tích đất công hay lưu hoang mà chỉ có đất tư và thổ trạch đến Minh Mệnh thì có thêm đất tư thổ nhưng số lượng không đáng kể. Điều đó cho thấy quá trình tư hữu hóa ruộng đất của Thông Nông đã đạt đến đỉnh cao.
Về quy mô sở hữu ruộng đất của Thông Nông không cao, trung bình sở hữu từ 5 - 10 mẫu, số chủ sở hữu cao nhất cũng chỉ là 24.4.6.0, chỉ có duy nhất một chủ sở hữu trên 20 mẫu này. Số chủ là nữ chiếm tỷ lệ thấp, có chủ phụ canh nhưng chiếm số lượng không đáng kể. Tuy nhiên, điều này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đã phản ánh được phần nào vai trò của người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ và sự xuất hiện của sở hữu cá thể trong các xã, thôn ở Thông Nông.
Ở các huyện miền núi nói chung và ở Thông Nông nói riêng thì vai trò của nhóm họ lớn trong làng bản chiếm một vị trí rất quan trọng, điều đó nó được biểu hiện trong việc sở hữu ruộng đất của các nhóm họ lớn. Ở Thông Nông ruộng đất tập trung chủ yếu trong tay các nhóm họ đặc biệt là họ Nông, bên cạnh đó các chức sắc trong xã cùng nằm trong tay các dòng họ