Ruộng đất ở Thông Nông thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4(1805)

Một phần của tài liệu tổng thông nông huyện thạch lâm tỉnh cao bằng thế kỷ xix (Trang 27 - 40)

Đối với một nước nông nghiệp vấn đề ruộng đất bao giờ cũng có ý nghĩa hàng đầu. Chính vì vậy, sau khi triều Nguyễn được thành lập, vua Gia Long đã cho tiến hành lập địa bạ trên cả nước và các trấn miền núi theo mẫu quy định của Nhà nước. Đến năm 1840, Minh Mệnh tiếp tục cho làm lại sổ đinh, điền ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng Hóa, Tuyên Quang. Việc lập địa bạ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình ruộng đất thế kỷ XIX.

Và để phục dựng lại bức tranh về tình hình ruộng đất của tổng Thông Nông tác giả đã sử dụng 12 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4(1805) và Minh Mệnh 21(1840), trong đó có 7 đơn vị địa bạ Gia Long 4 và 5 đơn vị địa bạ Minh Mệnh 21. Các địa bạ hiện lưu tại TTLTQGI (Hà Nội). Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu có thể rút ra những nét chính về tình hình ruộng đất của tổng Thông Nông huyện Thạch Lâm thế kỉ XIX như sau:

- Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở Thông Nông

Theo số liệu địa bạ năm Gia Long 4(1805), tổng diện tích các hạng của Thông Nông là 452 mẫu 4 sào 5 thước 2 tấc, trong đó tư điền là 401 mẫu 0 sào 3 thước 1 tấc (89,46%), thổ trạch là 49 mẫu 1 sào 7 thước 2 tấc (10,92%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2: Thống kê địa bạ năm Gia Long 4(1805)

Đơn vị: Mẫu.sào.thước.tấc

Tổng diện tích Tƣ điền Thổ trạch, viên trì Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) An Dương 89.4.4.2 19.87 82.1.2.7 20.48 7.3.1.5 14.87 Đa Năng 51.3.11.3 11.41 33.3.0.0 8.30 18.0.11.3 36.78 Lương Can 36.7.1.1 8.15 34.7.1.1 8.65 2.0.0.0 4.07 Lương Năng 66.3.4.4 14.73 63.0.10.8 15.73 3.2.8.6 6.63 Thông Nông 89.4.2.8 19.86 86.7.6.8 21.63 2.6.11.0 5.44 Thông Sơn 36.5.14.5 8.13 34.0.13.4 8.50 2.5.1.1 5.10 Trọng Khôn 80.3.2.0 17.84 66.9.13.3 16.70 13.3.3.7 27.11 Tổng cộng 450.1.10.3 100,00 401.0.3.1 89.08 49.1.7.2 10,92

[Nguồn: Địa bạ Gia Long 4(1805) ]

Có thể thấy rằng, mức độ tư hữu hóa của tổng Thông Nông là rất cao, chiếm tới 89,08% tổng diện tích ruộng đất. Đặc biệt, ở Thông Nông thời kỳ này ngoài tư điền và đất thổ trạch viên trì không xuất hiện thêm diện tích đất nào khác. Điều đó cho thấy sở hữu tư đã chiếm vị trí bao trùm đang tiến tới lấn át vị trí của các loại ruộng đất công làng xã ngay từ đầu thế kỷ XIX và cơ sở kinh tế của cư dân Thông Nông không phải là ruộng đất công mà chính là ruộng đất tư thuộc quyền sở hữu của gia đình, dòng họ. Ở những vùng miền núi như Cao Bằng, diện tích ruộng đất tư nhiều có thể do mua bán (nhưng tỷ lệ này không nhiều bởi vào thời kỳ này còn ít), có thể do các gia đình tự khai phá các thung lũng, bãi bồi, canh tác, lâu dần biến thành sở hữu tư, nhất là ở vùng xa trung tâm, hẻo lánh giáp biên như Thông Nông điều đó là phù hợp.

Địa bạ không chỉ đề cập tới số lượng chủ sở hữu, diện tích ruộng đất mà còn đề cập tới chất lượng ruộng đất. Căn cứ vào địa bạ Gia Long 4 thấy rằng ở Thông Nông chỉ có ruộng loại 2 và ruộng loại 3, không có ruộng loại 1.

Ruộng loại 2: 190.9.6.5 chiếm 47,61% diện tích Ruộng loại 3: 210.0.11.6 chiếm 52,39% diện tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Diện tích ruộng đất loại 2 cũng chiếm một số lượng lớn, có những xã toàn bộ diện tích là ruộng đất loại 2 như ở xã Đa Năng, xã Lương Can…

- Tình hình sở hữu ruộng tư

Với tỷ lệ diện tích tư điền cao như ở Thông Nông chúng ta có thể đi sâu xem xét cụ thể mức độ phân bố ruộng đất các chủ sở hữu. Ở thời Gia Long 4 có 62 chủ sở hữu. Quy mô sở hữu có 5 loại như sau:

Bảng 3: Quy mô sở hữu ruộng tƣ ở tổng Thông Nông (1805)

Đơn vị: m.s.th.t

Quy mô sở hữu Số chủ Diện tích sở hữu Số lƣợng Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) 1-3 mẫu 14 22.58 30.5.1.0 7.61 3-5 mẫu 10 16.13 41.1.0.0 10.25 5-10 mẫu 26 41.94 181.8.9.2 45.35 10-20 mẫu 11 17.74 123.1.1.9 30.70 20-30 mẫu 1 1.61 24.4.6.0 6.09 Tổng cộng 62 100.00 401.0.3.1 100.00

[Nguồn: Địa bạ Gia Long 4(1805) ]

Từ bảng 3 ta thấy: có 24 chủ có mức sở hữu dưới 5 mẫu, chiếm 38,71% tổng số chủ và chiếm 17,86% tổng diện tích ruộng đất tư. Đây được coi là bộ phận nông dân tự canh của Thông Nông.

Số chủ sở hữu từ 5-10 mẫu chiếm số lượng đông nhất là 26 chủ, chiếm 41,92% tổng số chủ và đến 45,35% tổng diện tích.

Nếu lấy mức sở hữu là 5 mẫu làm giới hạn xác định chủ khá giả thì thấy rằng tỷ lệ của Thông Nông là khá cao.

Có 11 chủ sở hữu từ 10-20 mẫu và chiếm 30,70% diện tích tư điền.

Số chủ sở hữu trên 20 mẫu chỉ có một chủ, đây là một tỷ lệ rất thấp so với các tổng, huyện khác của Cao Bằng.

Chủ sở hữu cao nhất là ông Nông Hữu Đức ở xã Thông Nông (24.4.6.0) và chủ sở nhỏ nhất là bà Nông Thị Nùng xã An Dương (1.2.0.0).

Bình quân sở hữu ruộng đất tư của một chủ sở hữu ở Thông Nông thời Gia Long 4 là 6.4.10.2. Xã có mức bình quân cao nhất là xã Thông Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(7.2.4.3), đây cũng là xã có diện tích đất lớn nhất. Mức sở hữu bình quân thấp nhất là xã Lương Can (4.3.5.7).

Bảng 4: Bình quân sở hữu và bình quân một thửa

Đơn vị: m.s.th.t Stt Diện tích sở hữu Số thửa Bình quân sở hữu 1 thửa Số chủ Bình quân sở hữu 1 chủ 1 An Dương 82.1.2.7 6 13.6.12.9 13 6.3.2.5 2 Đa Năng 33.3.0.0 4 8.3.3.7 6 5.5.7.5 3 Lương Can 34.7.1.1 5 6.9.6.2 8 4.3.5.7 4 Lương Năng 63.0.10.8 9 7.0.1.2 10 6.3.1.0 5 Thông Nông 86.7.6.8 10 8.6.11.1 12 7.2.4.3 6 Thông Sơn 34.0.13.4 11 3.0.14.8 5 6.8.2.6 7 Trọng Khôn 66.9.13.3 6 11.1.9.7 8 8.3.11.0 Tổng cộng 401.0.3.1 51 7.8.9.4 62 6.4.10.2

[Nguồn: Địa bạ Gia Long 4(1805) ]

Tổng cộng có 401.0.3.1 ruộng đất phân tán trên 51 thửa, bình quân diện tích một thửa là 7.8.9.4, xã có bình quân thửa cao nhất là xã An Dương (13.6.12.9) và thấp nhất là xã Thông Sơn (3.0.14.8). Từ tình hình sở hữu bình quân về ruộng đất cũng như bình quân về thửa và sự phân bố ruộng đất trong các lớp sở hữu có thể thấy, quá trình tư hữu hóa của Thông Nông diễn ra nhanh nhưng không có hiện tượng tập trung vào trong tay những chủ sở hữu lớn, bình quân ruộng đất khá đồng đều giữa các xã, không có sự chênh lệch quá lớn. Quá trình tập trung ruộng đất vào tay giai cấp thống trị còn thấp.

- Sở hữu ruộng của chủ nữ, phụ canh

Ở thời kỳ phong kiến nhất là ở triều Nguyễn, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” được đề cao nhưng việc phụ nữ đứng tên chủ sở hữu lại là một hiện tượng khá phổ biến và đây cũng là nét độc đáo trong xã hội Việt Nam thời trung đại. Tổng Thông Nông có hiện tượng phụ nữ đứng tên chủ sở hữu từ đầu thế kỷ XIX.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 5: Tình hình giới tính trong sở hữu tƣ (1805)

Đơn vị: m.s.th.t

Giới tính Số chủ Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ %

Chủ nam 56 91.80 385.2.3.1 96.06

Chủ nữ 5 8.20 15.8.0.0 3.94

Tổng cộng 61 100.00 401.0.3.1 100.00

[Nguồn: Địa bạ Gia Long 4 (1805)]

Vào đầu thế kỷ XIX trong tổng số 61 chủ sở hữu có 5 chủ sở hữu là nữ chiếm 8,20%. Bình quân sở hữu của 1 chủ nữ (3.1.9.0) trên tổng số chủ, thấp hơn so với chủ sở hữu là nam giới (6.8.11.8).

+ Cũng giống như các tổng khác của huyện Thạch Lâm và các huyện khác trong tỉnh Cao Bằng, ở Thông Nông cũng có lực lượng phụ canh, lực lượng này là những người ở các bản xã lân cận đến và có ruộng đất sở hữu. tuy nhiên, lực lượng phụ canh không nhiều, thời Gia Long có 12 chủ sở hữu phụ canh với diện tích 38.1.0.0. Mức sở hữu bình quân 3.1.11.2, thấp khá nhiều so với mức bình quân chung của tổng.

Biểu đồ 2.1: Tình hình phụ canh theo địa bạ Gia Long 4(1805)

80.56 19.44 Phân canh Phụ canh 94.94 5.06 Phân canh Phụ canh

Nếu so với tỷ lệ phụ canh ở các tổng, huyện khác thì tỷ lệ của tổng Thông Nông là thấp nhưng nếu xét trên điều kiện địa lý, địa hình núi cao không mấy thuận lợi của Thông Nông thì điều này cũng là phù hợp. Ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thông Nông chỉ có hiện tượng phụ canh ở các xã, thôn trong cùng tổng (như trường hợp ông Nông Văn Tương xã Đa Năng phụ canh 5.5.0.0 ruộng đất ở xã An Dương) chứ không có hiện tượng chủ sở hữu từ huyện hoặc xứ khác đến phụ canh giống như ở Hà Đàm có chủ sở hữu từ Thái Nguyên đến để phụ canh. Tuy lực lượng phụ canh còn thấp nhưng cho thấy hướng phát triển mạnh mẽ của chế độ tư hữu ở vùng miền núi Thông Nông

- Sở hữu ruộng đất của chức sắc

Nghiên cứu địa bạ chúng ta còn biết được vai trò kinh tế của đội ngũ những người có chức quyền ở làng xã, được gọi là chức sắc. Chức sắc gồm "hai loại là chức dịch và sắc mục. Chức dịch là bộ phận chức sắc quản lý làng xã nằm trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước, được nhà nước công nhận chính thức như lý trưởng, xã trưởng, tả bạ, tri thu….Còn sắc mục là những người được làng cử ra đại diện cho cộng đồng, tiêu biểu cho bộ máy tự quản của làng xã như: hương mục, trùm, hương lão, dịch mục” [20, tr58]. Ở Thông Nông, thời Gia Long trong tổng số 7 xã có 21 chức sắc chiếm 33,8% tổng số chủ và chiếm 34,26% tống số diện tích, trong đó có 3 người không có ruộng đất.

Bảng 6: Tình hình tƣ hữu ruộng đất của các chức sắc (1805)

Đơn vị: m.s.th.t

Quy mô sở hữu Số chủ Diện tích sở hữu Số lƣợng Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Dưới 1 mẫu 0 0.00 0.0.0.0 0.00 1-3 mẫu 3 16.67 7.0.1.0 5.10 3-5 mẫu 0 0.00 0.0.0.0 0.00 5-10 mẫu 10 55.56 71.1.13.4 51.82 10-20 mẫu 5 27.78 59.1.13.6 43.08 Tổng cộng 18 100.00 137.3.13.0 100.00

[Nguồn: Địa bạ Gia Long 4(1805) ]

Nhìn vào quy mô sở hữu của các chức sắc tổng Thông Nông trong bảng 6 cho biết, ở đầu thế kỷ XIX đại đa số các sắc mục, chức dịch đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong tầng lớp khá giả sở hữu từ 5 mẫu ruộng trở lên chiếm 55,56% số chức sắc và 51,82% diện tích ruộng đất.

Có 5 chủ sở hữu trên 10 mẫu trong tổng số 18 chức sắc có ruộng đất với diện tích 59.1.13.6 (chiếm 43,08%).

Người có mức sở hữu cao nhất là ông Lã Văn Ý thôn trưởng của xã An Dương với diện tích là 16.6.2.7. Điều đáng chú ý là ở thời Gia Long trong tổng số 21 chức sắc của xã thì có 3 người không có ruộng đất chiếm 14,29% gồm 2 xã trưởng và 1 sắc mục.Hiện tượng này có thể giải thích bằng việc: Những người này mặc dù đảm nhận chức vụ nhưng vẫn chưa trở thành người chủ sở hữu của gia đình vì chưa tách riêng khỏi cộng đồng chung của Bố mẹ, hoặc có thể đây là những trường hợp đi ở rể.

- Sở hữu của nhóm họ

Tên họ và diện tích ruộng đất của từng chủ sở hữu trong địa bạ là những thông tin rất quan trọng để nghiên cứu về vấn đề dòng họ. Tuy nhiên, chỉ với những thông tin trong địa bạ thì chưa thể khẳng định những người mang họ giống nhau nhất thiết là cùng một dòng họ, thậm chí nếu thống kê tới tên gọi thứ hai của dòng họ (thường gọi là đệm) cũng chưa thể khẳng định những người có cùng họ và đệm nhất thiết phải cùng một dòng họ. Ở đây, chúng tôi đưa ra khái niệm “nhóm họ” để chỉ tập hợp những dòng họ có chung tên gọi đầu tiên, thí dụ nhóm họ Nông, nhóm họ Hoàng, nhóm họ Triệu… Như vậy, mỗi nhóm họ có thể bao gồm một hoặc một số dòng họ đích thực. Với quy ước như vậy, chúng tôi thống kê các chủ sở hữu theo nhóm họ, căn cứ vào chữ đầu tiên của tên họ, vì dù sao đó cũng là một trong những nguồn tư liệu cần thiết khi nghiên cứu các dòng họ Thông Nông nói riêng, nông thôn Việt Nam nói chung. Những phân tích tổng hợp tình hình sở hữu theo các nhóm họ có thể cung cấp một số ý niệm nào đó về mối quan hệ giữa các nhóm họ với vấn đề ruộng đất [20, tr63].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ở Thông Nông thời Gia Long trong tổng số 61 chủ sở hữu thì có 18 dòng họ khác nhau.

Bảng 7: Quy mô sở hữu của các nhóm họ thời Gia Long 4(1805)

Đơn vị: m.s.th.t

Stt Họ sở hữu Số chủ Diện tích sở hữu Số lƣợng Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) 1 Bế 1 1.61 11.8.0.0 2.94 2 Chu 2 3.23 10.4.0.0 2.59 3 Đinh 1 1.61 5.0.0.0 1.25 5 Hoàng 5 8.06 20.9.0.0 5.21 6 Lã 1 1.61 16.6.2.7 4.14 7 Lân 2 3.23 11.8.1.0 2.94 8 Lanh 2 3.23 14.5.13.4 3.64 9 Lê 1 1.61 2.5.0.0 0.62 10 Lộc 1 1.61 3.5.0.0 0.87 11 Lương 1 1.61 11.2.0.0 2.79 12 Lý 1 1.61 6.0.5.7 1.51 13 Ma 1 1.61 3.5.0.0 0.87 14 Nguyễn 1 1.61 10.0.0.0 2.49 15 Nông 37 59.68 238.6.10.3 59.52 16 Phan 2 3.23 5.9.0.0 1.47 17 Triệu 2 3.23 17.1.0.0 4.26 18 Trương 1 1.61 11.5.0.0 2.87 Tổng cộng 62 100.00 401.0.3.1 100.00

[Nguồn: Địa bạ Gia Long 4 (1805)]

Trên cơ sở thống kê mức độ sở hữu ruộng đất của 18 nhóm họ/ 62 chủ sở hữu ruộng đất, thấy rõ sự phân bố ruộng đất và mức độ sở hữu ruộng đất của các nhóm họ không đồng đều. Có những nhóm họ số lượng rất đông và sở hữu phần lớn diện tích ruộng đất của Thông Nông như họ Nông, họ Hoàng, họ Chu... đặc biệt là họ Nông, chiếm tới 60,66% tổng số chủ. Trong khi đó có rất nhiều nhóm họ chỉ có 1 chủ sở hữu như họ Lộc, họ Lương, họ Ma...

Bên cạnh sự phân bố không đều về chủ sở hữu ruộng đất trong các họ thì mức độ sở hữu giữa các nhóm họ cũng có sự chênh lệch. Trong các chủ sở hữu thì nhóm họ Nông đã chiếm tới 59,52% tổng diện tích ruộng đất của cả huyện. Đây cũng là nhóm họ nằm trong bộ phận chức sắc nhiều nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.1.2 Ruộng đất ở Thông Nông thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)

Tháng 6 (1840), Minh Mệnh cho làm lại sổ đinh điền ở Cao Bằng. Việc này giúp chúng ta có thể nắm được những biến chuyển của tình hình ruộng đất trong 35 năm sau. Để tiện cho việc theo dõi tình hình ruộng đất của Thông Nông, tác giả sử dụng 5 đơn vị địa bạ có niên hiêu Minh Mệnh 21(1840) và rút ra nét chính sau:

- Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở Thông Nông

Theo số liệu thống kê đầu địa bạ, tổng số công tư điền của Thông Nông giữa thế kỷ XIX là 452 mẫu 4 sào 5 thước 2 tấc và được phân bố như sau

Bảng 8: Thống kê địa bạ năm Minh Mệnh 21(1840)

Đơn vị: m.s.th.t Tổng diện tích Tƣ điền Thổ trạch, viên trì Tƣ thổ Diện tích Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ % An Dương 92.4.4.2 20.43 82.1.2.7 20.29 7.3.1.5 16.35 3.0.0.0 0.66 Đa Năng 52.8.11.3 11.69 34.8.0.0 8.60 18.0.11.3 40.44 0.0.0.0 0.00 Lương Y 177.6.2.4 39.26 163.4.12.3 40.39 14.1.5.1 31.62 0.0.0.0 0.00 Thông Nông 91.9.2.8 20.32 89.2.6.8 22.05 2.6.11.0 5.98 0.0.0.0 0.00 Thông Sơn 37.5.14.5 8.31 35.0.13.4 8.67 2.5.1.1 5.61 0.0.0.0 0.00 Tổng cộng 452.4.5.2 100.00 404.7.5.2 89.46 44.7.0.0 9,88 3.0.0.0 0.66

[Nguồn: Địa bạ Minh Mệnh 21(1840)

Ở thời kỳ này trong tổng số diện tích ruộng đất của Thông Nông tư điền chiếm số lượng lớn 404 mẫu 7 sào 5 thước 2 tấc (89,46%) thổ trạch 44 mẫu 7 sào 0 thước 0 tấc (9,88%). Đặc biệt, ở thời điểm này Thông Nông xuất

Một phần của tài liệu tổng thông nông huyện thạch lâm tỉnh cao bằng thế kỷ xix (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)