Sinh địa là củ tươi hay phơi khô của cây Sinh địa (Rehmania glutinosa Gaertn.), thuộc họ Mừm chú (Scrophulariaceae)
* Tính vị qui kinh: Vị ngọt, đắng, tính lạnh. Vào kinh tâm, can thận. * Tác dụng: Thanh nhiệt lương huyết.
* Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa sốt cao kéo dài dẫn tới âm hư mất nước (âm hư nội nhiệt), . - Chữa ho lâu ngày, rối loạn thần kinh thực vật do lao (phế âm hư ). - Giải độc cơ thể, chữa viêm họng, mụn nhọt.
- An thai khi nhiễm trùng gây động thai. * Liều lượng: 8g –16g/ngày
* Kiêng kỵ: Không nên dùng cho những trường hợp tỳ vị hư hàn: bụng đầy, đại tiện lỏng và dương hư, đa đàm dẫn tới thấp nhiệt.
* Tác dụng dược lý: Sinh địa có tác dụng cầm máu do thúc đẩy sự ngưng kết của tiểu cầu, đẩy mạnh quá trình đụng mỏu, có tác dụng cường tim tác động chủ yếu vào cơ tim.
Vị thuốc này còn có tác dụng lợi niệu do tác dụng cường tim nói trên và tác dụng làm giãn huyết quản ở thận. Ngoài ra Sinh địa còn có tác dụng hạ đường huyết rất tốt do có chứa chất Catapol là một trong những Iridoid.
1.6.10. Trần bì (Pericarpium Citri):
Trần bì là vỏ quýt già phơi khô (Citrus reticulata Blanco.), thuộc họ Cam Quýt (Rutaceae)
* Tính vị quy kinh: vị cay, tính ấm. Quy vào kinh phế, vị. * Tác dụng: hành khớ, tiờu đàm.
* Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa chứng đau do khí trệ, gặp lạnh tỳ, vị bị ảnh hưởng gây đau bụng, táo bón, bí tiểu tiện.
- Kớch thớch tiờu hoỏ: do tỳ, vị hư, ăn kém, đầy bụng, chậm tiêu. - Chữa ho, long đờm do đàm thấp gây ra
- Chữa nôn mửa do lạnh, chữa ỉa chảy do tỳ hư * Liều lượng: 4g - 12/ ngày
* Kiêng kỵ: Người ho khan, âm hư không có đàm, không nên dùng.
* Tác dụng dược lý: Trần bì có thành phần làm tăng huyết áp. Tinh dầu trong Trần bì có tác dụng kích thích vị tràng, tăng phân tiết dịch tiờu hoỏ, bài trừ khí tích trong ruột, còn có tác dụng trừ đàm. Chất Hesperidin trong Trần bì có tác dụng trừ đàm và kéo dài tác dụng của chất Corticoid, còn duy trì tính thẩm thấu của mạch máu một cách bình thường, giảm tớnh giũn của mạch máu. Theo Phạm Xuân Sinh và Hoàng Kim Huyền các dạng Trần bì sống, chế và tinh dầu đều có tác dụng chống ho trừ đàm trên động vật, thí nghiệm trờn (mốo, chuột). Trong đó dạng vi sao (sao qua) có tác dụng tốt hơn.
1.6.11. Cù mạch ( Herba Dianthi)
Họ Cẩm Chướng(Caryophyllaceae). Tên khoa học: Dianthus superbus L. Bộ phận dùng: dùng cả cây (hạt, hoa, lá). Cả cây có nhiều lá, có thể có cả hoa, bỏ hết gốc rễ.
* Tính vị quy kinh: vị đắng, tính hàn.Vào kinh tâm và tiểu trường. * Tác dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu, phá huyết, thông kinh.
* Ứng dụng lâm sàng: điều trị bệnh lâm lậu, tiểu tiện không lợi, kinh nguyệt không đều, ung nhọ32t sưng tấy.
* Liều dùng: Ngày dùng 6g - 12g
* Kiêng ky: người không thấp nhiệt và thai tiền sản hậu đều kiờng dựng.
1.6.12. Ý dĩ (Semen Coicis ):
Tờn khoa học: Coix lachryma- jobi L. Bộ phận dùng là nhân của hạt cây Ý dĩ hay cây Bo bo, thuộc họ Lúa (Poaceae). Thành phần hoá học có: tinh bột, chất đạm, acid min, và chất béo.
* Tính vị qui kinh: Vị ngọt, tính hàn. Vào kinh phế, tỳ. * Tác dụng: lợi thuỷ, thanh nhiệt, kiện tỳ, bổ phế.
* Ứng dụng lâm sàng: Điều trị: tê thấp, co quắp, viêm ruột, viêm phổi, trị phù thũng, trị đi tả, sỏi thận.
- Tỳ kém biểu hiện như phù, tiểu ít hoặc tiêu chảy: Dùng Ý dĩ nhân với Trạch tả và Bạch truật.
- Thấp nhiệt giai đoạn đầu do các bệnh về sốt mà các yếu tố bệnh lý là do khớ: Dựng Ý dĩ nhân với Hoạt thạch, Trúc diệp và Thông thảo trong bài Tam nhân thang.
* Liều dùng: Ngày dùng 10 - 30g.
* Kiêng ky: không thấp nhiệt thỡ kiờng dựng [18].