0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nhục quế (Cortex Cinnamomi):

Một phần của tài liệu TIỀN LIỆT LINH PHƯƠNG GIẢI (Trang 30 -31 )

Nhục quế là vỏ thân cây Quế (Cinamomum cassia Blume.), thuộc họ Long não (Lauraceae).

* Tính vị, qui kinh: Vị cay, ngọt, tính rất nóng. Vào tâm, tỳ, can, thận. * Tác dụng: Bổ mệnh môn hoả (thận dương), kiện tỳ.

* Ứng dụng lâm sàng:

- Trợ dương cứu nghịch: Chữa choáng và trụy mạch; Chữa mệnh môn hoả suy hay thận dương hư: tay chân sợ lạnh, lưng gối mềm yếu, hoạt tinh, liệt dương, mạch trầm nhược.

- Ấm thận, hành thủy: Chữa viêm thận mạn tính, phù ở người già do thận dương hư. Thường được dùng với Phụ tử chế, Thục địa, Hoài sơn.

- Khứ hàn, giảm đau, thông kinh hoạt lạc dùng cho bệnh nhân hàn nhập lý, tiết tả, nôn mửa. Chữa các cơn đau do lạnh: đau dạ dày, viêm đại tràng, lưng gối lạnh do can thận hư.

- Kiện tỳ, cầm ỉa chảy do tỳ vị hư hàn, bụng sôi, lạnh bụng, đau bụng. Dùng với Đảng sâm, Can khương, Bạch truật, Đại hồi, Mộc hương…

- Cầm máu: nôn ra máu, đi ngoài ra máu, băng huyết do hàn gõy khớ trệ, huyết ngưng.

- Nhục quế dùng với thuốc bổ khí dưỡng huyết để điều hòa khí huyết để chữa bệnh ngoài da, lở loét, chữa nhọt bọc không vỡ vì sức đề kháng giảm. * Liều lượng: 3g - 6g/ ngày. Nên cho vào sắc sau hoặc tán thành bột rồi uống với nước thuốc.

* Kiêng kỵ: do tớnh núng, vị cay, bổ hỏa, hoạt huyết nên không dùng cho người âm hư, hỏa vượng, phụ nữ có thai.

* Chú ý: Nhục quế là vị thuốc thuần dương, tác dụng bổ hỏa, trừ hàn tương tự Phụ tử nhưng yếu hơn. Tuy nhiên, Nhục quế có tác dụng ôn hòa và bền vững. Nó có thể dẫn hỏa về nguồn. Bởi vậy, nó được dùng để điều trị tỳ dương hư, thận dương hư, hỏa suy, đau do lạnh và thoát dương do âm thịnh ở lý và một số hội chứng khác.

Một phần của tài liệu TIỀN LIỆT LINH PHƯƠNG GIẢI (Trang 30 -31 )

×