Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 26 - 119)

Mở rộng cho vay tiêu dùng trong dịch vụ bán lẻ của ngân hàng được xem là một xu hướng tất yếu và ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Việc mở rộng phục vụ nhóm đối tượng là khách hàng cá nhân giúp ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, quản lý rủi ro hữu hiệu hơn, điều này đã làm cho ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Đúc kết những bài học kinh nghiệm từ các NHTM trong nước đã mang lại bài học kinh nghiệm về việc phát triển và mở rộng dịch vụ bán lẻ nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng:

 Tập trung mở rộng hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng đến với khách hàng.

 Phát triển một cách đồng bộ hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch.

 Thay đổi một cách toàn diện nâng cao chất lượng quy trình phục vụ.

nhiệt huyết và có đạo đức nghề nghiệp.

 Đưa ra những chiến lược về nội dung các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị yếu người tiêu dùng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tóm tắt chương 1

Trong chương này, tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận mang tính khái quát về cho vay tiêu dùng, phân loại cho vay tiêu dùng trên cơ sở xác định vai trò của cho vay tiêu dùng trên thị trường.

Về hoạt động cho vay tiêu dùng, chương này đề cập đến một số vấn đề cơ bản như khái niệm cho vay tiêu dùng, đặc điểm cho vay tiêu dùng, các loại hình cho vay tiêu dùng. Để có cái nhìn thực tiễn hơn về hoạt động cho vay tiêu dùng ở Việt Nam thì việc tìm hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng tại một Ngân hàng cụ thể trong thời gian qua là một việc cần thiết. Đó cũng là nội dung chủ yếu được đề cập ở Chương 2: “Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long’’

CHƢƠNG II:

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG 2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long

2.1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ- HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

 Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.

 Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hoá Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN

thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hà Nội cấp ngày 03/07/2009, sử dụng con dấu mới và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 145 chi nhánh; 527 phòng giao dịch; 116 quỹ tiết kiệm; 1042 máy rút tiền tự động (ATM); 05 Văn phòng đại diện; và 04 Công ty con bao gồm: Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinbankSC) và Công ty Bất động sản và đầu tư tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã xác định tầm nhìn là trở thành một trong những Ngân hàng hiện đại trong Hệ thống ngân hàng của Việt Nam có năng lực tài chính mạnh, tốc độ phát triển nhanh, bền vững, an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, kỳ vọng của mỗi đối tượng khách hàng để đưa ra các giải pháp chăm sóc hữu hiệu, thoả mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của khách hàng.

Để hiểu rõ hơn hoạt động cũng như tình hình tài chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chúng ta tìm hiểu qua lợi nhuận thu được trong ba năm 2011-2013.

Bảng 2.1: Tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam năm 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh năm 2012 với 2011

So sánh năm 2013 với 2012 Số tiền Tỉ lệ tăng/ giảm (%) Số tiền Tỉ lệ tăng/ giảm (%)

1 Thu nhập lãi ròng 20.048.054 18.420.024 18.277.255 -1.628.030 -8,1 -142.769 -0,7 2 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 55.775.244 50.660.762 44.280.823 -5.114.482 -9,0 -6.379.939 -12,5 3 Chi phí lãi và các

khoản chi phí tương tự 35.727.190 32.240.738 26.003.568 -3.486.452 -9,7 -6.237.170 -12,3 4 Lãi/lỗ ròng từ hoạt động dịch vụ 1.152.331 1.278.223 1.520.126 125.892 10,9 241.903 18,9 5 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.923.360 1.855.358 2.096.679 -68.002 -3,5 241.339 13 6 Chi phí hoạt động dịch vụ 771.029 577.135 576.553 -193.894 -25,1 -582 -0,1 7 Lãi/lỗ ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 382.562 361.688 291.450 -20.874 -5,4 -70.238 -19,4

8 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh

10.930 34.156 18.930 23.226 212,4 -15.226 -44,6

9 Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tƣ

-501.144 515.883 8.033 1.053.027 210,1 -507.850 -98,4 10 Lãi thuần từ hoạt

động khác 1.024.103 1.185.599 1.495.146 161.496 15,8 309.547 26,1

11 Tổng lợi nhuận

trƣớc thuế 8.392.021 8.167.900 7.750.622 -224.121 -2,7 417.278 5,11

12 Chi phí thuế TNDN 2.132.654 1.998.221 1.942.644 -134.433 -6,3 -55.577 -2,8 13 Lợi nhuận sau

thuế 6.259.367 6.169.679 5.807.978 -89.688 -1,4 -361.701 -5,9

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong ba năm 2011-2013 có chiều hướng giảm dần từ 6.259.367 triệu đồng năm 2011 xuống còn 6.169.679 triệu đồng năm 2012 và thấp nhất là 5.807.978 triệu đồng năm 2013. Có thể thấy sự biến động về lợi nhuận là do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế. Nền kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn chưa được phục hồi, cần phải có những bước đi đúng đắn để Ngân hàng tăng cường cho vay tạo cơ hội cho doanh nghiệp và cũng là tạo cơ hội cho Ngân hàng để tăng thu các khoản phí cho vay giúp nâng cao lợi nhuận.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thƣơng

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam)

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2.

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam) 2.1.1.3. Vài nét về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh

Ngày 20/03/2001, được sự phê duyệt của thống đốc Ngân hàng nhà nước, sự nhất trí của UBND thành phố Hà Nội và của các cấp ngành liên quan, hội đồng quản trị NHCTVN đã có quyết định số 018/QĐ-HĐBT/NHCT1 thành lập chi nhánh Ngân Hàng Công Thương quận Cầu Giấy (tiền thân của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long ngày nay).

Đến ngày 15/4/2008, Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long là một đơn vị hạch toán độc lập. Chi nhánh có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước.

Ngay từ những ngày đầu thành lập Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long đã lấy tầm nhìn của ngân hàng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung làm mục tiêu phấn đấu và xem đó là kim chỉ nam trong quá trình kinh doanh của mình

Sơ đồ 2.4: Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Nam Thăng Long

Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh: Trực thuộc trung ương, thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ các hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long.

Ban Giám đốc: Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị kinh doanh. Trực tiếp phụ trách các chuyên đề, phương án tổ chức và sắp xếp cán bộ. Chủ trì các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh.

Phòng doanh nghiệp lớn: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.

Phòng bán lẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các các nhân, để khai thác vốn băng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân.

Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ các giao dịch trực tiếp với khách hàng: cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

Phòng tiền tệ kho quỹ: Phòng quản lý kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

Thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh

Phòng tổng hợp: Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.

Phòng thông tin: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống

Ngoài ra chi nhánh còn có 10 phòng giao dịch trong đó có 4 phòng giao dịch loại 1 và 6 phòng giao dịch loại 2 trải khắp Hà Nội.

Đến nay, sau hơn 13 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long đã nỗ lực vượt qua khó khăn cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác để dần tự khẳng định vị thế của mình trên địa bàn, được khách hàng tin tưởng, ủng hộ và sử dụng dịch vụ do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long cung cấp.

Qua quá trình hoạt động, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long đã thu được những kết quả đáng thu nhận. Tốc độ tăng trưởng nhanh trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng khách hàng không ngừng tăng lên suốt hơn 13 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho chi nhánh. Đây chính là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển của chi nhánh tương lai.

2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long.

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Tình hình huy động vốn được thể hiện qua các chỉ số: Huy động vốn theo đồng tiền; Huy động vốn theo loại tiền gửi và được thấy rõ qua Bảng 1.3 dưới đây.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long năm 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012 với 2011 So sánh 2013 với 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ tăng/ giảm (%) Số tiền Tỷ lệ tăng/ giảm (%)

I Huy động vốn theo đồng tiền 3.829.267 100 4.501.956 100 5.547.200 100 672.689 17,6 1.045.244 23,2

1 VND 3.320.571 86,7 4.026.815 89,5 5.108.971 92,1 706.244 21,3 1.082.156 26,9 2 Vàng, ngoại tệ (quy đổi) 508.696 13,3 475.141 10,5 438.229 7,9 (33.555) (6,6) (36912) (7,8)

II Huy động vốn theo loại tiền gửi 3.829.267 100 4.501.956 100 5.547.200 100 672.689 17,6 1.045.224 23,2

Tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm cho thấy khả năng huy động vốn của Chi nhánh đạt hiệu quả tốt. Tốc độ tăng trưởng vốn: Năm 2012 tăng 17,6% so với năm 2011, năm 2013 tăng 23,2% so với năm 2012.

Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong cơ cấu huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tương đối ổn định trong ba năm vừa qua: 78,2% vào năm 2011, 78,1% vào năm 2012, 79,1% vào năm 2013.

Tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Năm 2011, 2012 tỷ trọng lần lượt là 18,1% và 18,5%, đến năm 2013 tỷ trọng giảm còn 14,5%.

Tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền ký quỹ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, và không có sự biến động đáng kể.

Từ năm 2011 đến năm 2013, nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự thay đổi theo hướng: Tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn, giảm tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn. Điều này sẽ giúp ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt hơn, giảm rủi ro thanh khoản khi có sự biến động đột ngột.

2.1.2.2. Hoạt động cho vay

Để theo dõi hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long ta tìm hiểu qua cơ cấu dư nợ tín dụng cho vay trong năm 2011-2013.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 26 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)