Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 75 - 119)

Hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM là hoạt động mang lại nhiều lợi ích người vay vốn, ngân hàng cho vay và xã hội. Vì vậy, nhà nước cần có sự hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM để loại hình cho vay này phát triển.

Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

Tâm lý người tiêu dùng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô như: tình hình phát triển kinh tế, tốc độ lạm phát, tình hình thất nghiệp…Nhà nước cần phải tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, xác định chiến lược phát triển kinh tế rõ ràng, có định hướng đúng đắn. Một môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ổn định sẽ là cơ sở vững chắc phát triển các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Bên cạnh đó, khi môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển lành mạnh, thu nhập của người dân được nâng cao, tâm lý người tiêu dùng tích cực, họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn,từ đó thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

Nhà nước cần tạo lập hành lang pháp lý thông suốt.

Nhà nước cần đưa ra các chính sách thuế hợp lý đối với các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hiện nay mức thuế đánh trên các mặt hàng phục vụ tiêu dùng còn rất cao, đặc biệt là thuế nhập khẩu các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng, ô tô, xe máy. Việc áp dụng các chính sách thuế hợp lý sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu dùng, nâng cao đời sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM.

Một trong những khó khăn của khách hàng và các NHTM khi cho vay tiêu dùng là vấn đề về tài sản thế chấp. Hầu hết các tài sản thế chấp của khách hàng đều gặp nhiều khó khăn trong việc xin giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, các thủ tục hành chính. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước cần có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, cụ thể và đẩy đủ hơn nữa trong các thủ tục hành chính như việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký, công chứng… một cách nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện. Đó là điều kiện để các NHTM mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.

Bên cạnh đó, nhà nước cần hoàn thiện các quan hệ kinh tế dựa trên những văn bản pháp luật quy định các giao dịch kinh tế, hợp đồng tín dụng. Các văn bản, quy định phải đảm bảo cho mọi quan hệ kinh tế đều được điều chỉnh bởi pháp luật một cách rõ ràng, nghiêm minh, công bằng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đồng thời đưa ra các hình thức xử lý rõ ràng đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

Tóm lại, một đất nước có hành lang pháp lý thông suốt, môi trường kinh doanh hấp dẫn sẽ thu hút được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nghèo đói.

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc

Cơ quan quản lý cao nhất của hệ thống ngân hàng chính là Ngân hàng nhà nước. Các Ngân hàng thương mại muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng một phần chịu ảnh hưởng của Ngân hàng nhà nước. Vì vậy, Ngân hàng

nhà nước cần có các biện pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại như:

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Nhờ đó phát huy được tính năng động và hiệu quả của các ngân hàng. Đồng thời NHNN phát triển hơn nữa hệ thống thông tin liên ngân hàng. Việc triển khai tốt hệ thống thông tin liên ngân hàng giúp cho các ngân hàng nắm được thông tin chung về hoạt động của toàn ngành ngân hàng. Bên cạnh đó các ngân hàng còn có thể biết được thông tin về một số khách hàng kém uy tín, nhờ đó giúp các ngân hàng tránh được rủi ro.

- Hoàn thiện các văn bản pháp quy về cho vay tiêu dùng, đưa ra các quy định xác thực, cụ thể.

- NHNN cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các NHTM nhằm chấn chỉnh những sai sót, vi phạm. Từ đó tạo ra sự thống nhất trong quản lý và sự bình đẳng trong cạnh tranh, kịp thời khắc phục những sai phạm, phòng ngừa tổn thất cho ngành ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

- NHNN cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ của các NHTM, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, cùng rút kinh nghiệm về những hạn chế còn tồn tại và tìm ra hướng khắc phục.

3.4.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

- Ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn và định hướng phát triển cụ thể cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của NHNN đồng thời triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng mà ngân hàng chưa triển khai.

dân cư, tận dụng tốt các cơ hội trong kinh doanh, từ đó hoạt động hiệu quả và có sức cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác.

- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần rà soát, xem xét để giảm bớt các giấy tờ không cần thiết, mang nặng tính hình thức. Nhờ đó tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi đến vay vốn. Tuy nhiên, ngân hàng cần xem xét, rà soát thật kỹ sao cho việc loại bỏ các giấy tờ này không làm ảnh hưởng đến sự chặt chẽ của một bộ hồ sơ vay vốn, đảm bảo cho hoạt động cho vay của ngân hàng an toàn với độ rủi ro thấp nhất.

- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động Marketing, quảng cáo rộng rãi các sản phẩm cho vay tiêu dùng đến khách hàng, đồng thời cho phép các chi nhánh có các hoạt động Marketing, quảng cáo của riêng mình sao cho phù hợp với địa bàn tại chi nhánh đó.

- Hệ thống hóa một cách chặt chẽ quy trình cho vay để tránh tạo khe hở trong quá trình thẩm dịnh cũng như lên phương án cho vay.

- Nâng cao cơ sở vật chất toàn hệ thống một cách đồng bộ, hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là một yêu cầu lớn và cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển lâu dài của chi nhánh. Ngay từ đầu, chi nhánh luôn rất chú trọng đến công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho thị trường. Hiện nay, chi nhánh đã có một cơ sở vật chất kỹ thuật khá tốt với các trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay ngân hàng phải thường xuyên cải tạo, hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cần đào tạo một đội ngũ cán bộ IT và cán bộ vận hành nghiệp vụ chuyên nghiệp có trình độ cao để phát huy hết được các tính năng ưu việt của công nghệ ngân hàng trong quá trình hoạt động.

- Mở rộng danh mục sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngân hàng cần xây dựng một danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng tối đa

mọi nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh nhìn chung đã được quan tâm, chú trọng và có xu hướng mở rộng. Tuy nhiên các sản phẩm đó vẫn chưa bao quát được nhu cầu của thị trường, vì thế ngân hàng phải đầu tư, nghiên cứu để hoàn thiện các sản phẩm sẵn có đồng thời tung ra thị trường các sản phẩm mới với nhiều tính năng ưu việt.

Ngân hàng cũng cần đầu tư nghiên cứu tung ra thị trường các sản phẩm cho vay tiêu dùng với các tính năng ưu việt, tạo khác biệt với các sản phẩm của các ngân hàng khác. Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống các danh mục sản phẩm đặc trưng mang dấu ấn riêng của ngân hàng.

Tóm tắt Chương 3

Từ những phân tích, đánh giá thực trạng về cơ chế ,chính sách cũng như kết quả và chất lượng CVTD của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2011 – 2013 qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng CVTD trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong đó, đã kiến nghị chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam về một số vấn đề chủ trương,cơ chế,chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động CVTD của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long nói riêng, thúc đẩy lĩnh vực CVTD phát triển, góp phần vào thực hiện thắng lợi các chủ trương của chính phủ,cải thiện đời sống nhân dân,phát triển kinh tế đất nước

KẾT LUẬN

Mặc dù cho vay tiêu dùng của ngân hàng mới được triển khai những năm gần đây nhưng nó đã khẳng định vai trò tích cực của mình không chỉ đối với Ngân hàng, người tiêu dùng mà còn đối với nền kinh tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêu dùng đối với ngân hàng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long cũng như các NHTM khác, trong những năm gần đây đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng, khẳng định vai trò ngân hàng đa năng và có chất lượng phục vụ hàng đầu, bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ, đóng góp vào thành tích chung của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong những năm gần đây.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long còn gặp nhiều khó khăn trong nội bộ ngân hàng cũng như môi trường kinh doanh trong việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng trong xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế cùng với sự phát triển của xã hội về mọi mặt thì CVTD là một xu thế tất yếu trong hoạt động ngân hàng, nó sẽ là một lĩnh vực hoạt động thu được lợi nhuận cao cho các ngân hàng. Qua nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long, với sự hướng dẫn của thầy cô giáo cùng với các cán bộ tín dụng phòng khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long em đã đi vào phân tích và nêu ra những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh, từ đó mạnh dạn đưa ra những giải pháp với mong muốn hoạt động này ngày càng được mở rộng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long giúp ích phần nào được cho ngân hàng và cho những người có nhu cầu vay vốn tiêu dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do còn hạn chế về kiến thức, lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời do thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô, cán bộ ngân hàng, bạn bè và những người có cùng quan tâm đến lĩnh vực tín dụng tiêu dùng nói riêng để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết cuối năm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long năm 2011-2013.

2. Báo cáo tài chính thường niên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam năm 2011

3. Báo cáo tài chính thường niên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam năm 2012.

4. Báo cáo tài chính thường niên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam năm 2013.

5. http://baodautu.vn/anz-nhan-giai-thuong-ngan-hang-ban-le-tot-nhat viet-nam.html 6. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/diem-khac-biet-cua-ngan-hang- ban-le-tot-nhat-viet-nam-20131028095741656ca34.chn 7. http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_d%E1%BB%A5ng#T.C3 .ADn_d.E1.BB.A5ng_ng.C3.A2n_h.C3.A0ng 8. http://www.vpb.com.vn/bai-viet/thong-cao-bao-chi/vpbank-dat-giai- ngan-hang-ban-le-sang-tao-nhat-viet-nam-2013

9. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay các tổ chức tín dụng.

10.Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng (1997- 2004), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.Nghị định 178/CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay.

12.Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm lại không quy định cụ thể trường hợp nào thì được vay không có tài sản bảo đảm.

13. Quyết định số 066/QĐ – HĐQT - NHCT35 ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị - NHCTVN ban hành quy định về cho vay tiêu dùng trong hệ thống NHCT Việt Nam.

14.Quyết định số 067/QĐ – HĐQT – NHCT35 ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị - NHCTVN ban hành quy định về việc cho vay sản xuất hộ gia đình và kinh doanh cá thể trong hệ thống NHCT Việt Nam.

15.Quyết định số 18/QĐ-NH5 ngày 16/12/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành “Thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng”.

16.Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/09/1998 của Thống đốc NHNN về ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, thay thế cho toàn bộ Thể lệ tín dụng trước đó (kể cả tín dụng tiêu dùng).

17.Quyết định số 612/QĐ – HĐQT – NHCT35 ngày 31/12/2008 của Hội đồng quản trị - NHCTVN ban hành quy định về thực hiện bảo đảm tiền vay của khách hàng trong hệ thống NHCT Việt Nam.

18.Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

19.Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

20.Website : www.vietinbank.vn 21.Website: www.anz.com 22.Website: www.vpb.com.vn 23.Website: www.cafef.vn

PHỤ LỤC 01

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

Số: 02/2013/TT-NHNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2013

THÔNG TƢ

Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động

củatổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài

_______________________

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư quy định về phân loại tài

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 75 - 119)