7. Kết cấu của luận văn
3.2.1 Đối với Công tác Đào tạo của Công ty
Một đòi hỏi rất quan trọng trong công tác đào tạo , bồi dƣỡng và phát triển NNL là cần xác định rõ mục tiêu đào tạo. Hơn nữa, mục tiêu này phải là để phục vụ
85
mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt mục tiêu, trƣớc hết công ty phải xây dựng đƣợc bảng mô tả công việc, bảng phân tích công việc tƣơng ứng với từng vị trí, chức danh cụ thể ở công ty. Từ đó, đánh giá xem nhân viên làm việc tại vị trí đó đã đạt yêu cầu chƣa, nếu chƣa thì nhất thiết phải có kế hoạch đào tạo ngay. Xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng , Xây dựng chiến lƣợc về nguồn nhân lực nói chung và trong đó có chiến lƣợc về đào tạo và bồi dƣỡng theo hƣớng gắn với chiến lƣợc kinh doanh của Công ty và của EVN, so sánh nhu cầu nhân lực với số hiện tại cả về chất lƣợng, số lƣợng... Từ đó đƣa ra các quyết định: tuyển ngƣời, đào tạo mới, đào tạo lại cho hợp lý. Có kế hoạch dần dần từng năm một đào tạo về kiến thức, kỹ năng quản trị cho đối tƣợng là các bộ quản lý từ tổ trƣởng tới lãnh đạo cấp cao. Bên cạnh đó ban lãnh đạo cũng cần có sự quan tâm và đánh giá tầm quan trọng của việc quản trị nhân sự, trong đó có công tác đào tạo nhân viên một cách đúng đắn.
Ngoài ra, từ những hạn chế còn tồn tại trong công tác đào tạo và phát triển dựa vào phƣơng hƣớng của công tác đào tạo và phát triển trƣớc mắt, cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là xây dựng qui chế đào tạo – huấn luyện trong toàn công ty, đây là một việc cần làm ngay, nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện công tác đào tạo – huấn luyện, thành lập nhóm soạn thảo qui chế đào tạo – huấn luyện đối với công ty.
Hai là cần có cơ chế điều phối nguồn kinh phí đào tạo – huấn luyện của một số đơn vị trong công ty để nâng cấp trình độ ngƣời đào tạo.
Ba là việc bổ sung giáo viên có trình độ, có kiến thức chuyên ngành điện - viễn thông cần đƣợc qui định rõ; xác định việc tham gia giảng dạy là nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và phát triển ngành của tất cả các cán bộ trong công ty, không phân biệt chức vụ, xác định số lƣợng cán bộ có khả năng làm giáo viên kiêm chức để mời giảng khi đƣợc phê duyệt.
86
Bốn là xây dựng lại chƣơng trình và giáo trình giảng dạy phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tránh việc cung – cầu lệch nhau gây nên tình trạng lãng phí thời gian cũng nhƣ tài chính.
Năm là đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện có, bổ sung thêm đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đủ đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Sáu là nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nâng cao sự tiếp thu của học viên.
Bảy là thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về đào tạo theo hƣớng tập trung kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chƣơng trình và chất lƣợng đào tạo. Nhà nƣớc thống nhất quản lý từ nội dung chƣơng trình, qui chế học, thi cử, văn bằng, tiêu chuẩn giáo viên (Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa 8 phần 6 về định hƣớng phát triển giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa)
Tám là mở rộng quan hệ giao lƣu giữa các công ty khác về đào tạo, tranh thủ sự giúp đỡ, cũng nhƣ học hỏi kinh nghiệm đào tạo từ công ty bạn.
Chín là có chính sách cụ thể về đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ nhằm mục đích động viên, khuyến khích cán bộ, nhân viên tích cực học tập, thu nhiều kết quả để xây dựng và phát triển công ty. Theo đó xác định từng đối tƣợng đi học, đảm bảo chính sách sử dụng cán bộ sau đào tạo.
Mƣời là quan tâm bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác đào tạo, huấn luyện từ cấp cơ sở trở lên, mở các lớp bồi dƣỡng, đào tạo ngắn hạn tại các trƣờng đại học nổi tiếng về công tác đào tạo, quản lý và phân tích các dự án đào tạo cũng nhƣ nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết về những công nghệ mới, tạo điều kiện cho cán bộ làm làm công tác đào tạo có đƣợc chất lƣợng giảng dạy tốt nhất.