Phân tích chiến lƣợc kinh doanh của Tổng công ty Bƣu chính Viettel

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh của tổng công ty bưu chính viettel (Trang 37 - 93)

36.26 38.00 41.25 42.06 15.43 15.67 16.30 10.29 8.86 9.75 12.07 12.26 8.23 7.82 8.03 8.95 8.18 10.16 9.54 14.95 23.40 18.60 12.81 11.49 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2010 2009 2008 Market share Year

-Giá trị cốt lõi của Viettelpost được sử dụng và phát triển tốt nhất.

-Chỉ có khác biệt hóa trên cơ sở sử dụng năng lực cốt lõi thì mới tránh được cạnh tranh về giá, và mở ra thị trường, nhu cầu mới không đánh bại đối thủ cạnh tranh theo quan điểm “đối thủ sống còn” mà làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết.

- Tập trung vào các hạn chế chứ không vào chi phí.

2.2.2. Thực trạng triển khai thực hiện chiến lược

Năm nội dung của chiến lược khác biệt hóa bắt đầu được Viettel Post tập trung thực hiện từ năm 2013 và được tóm tắt qua bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Các nội dung chiến lƣợc đã triển khai thực hiện

TT Các nội dung triển khai thực hiện Thời gian

1

Phát triển hệ thống bưu cục đến các tuyến huyện. Sử dụng đội ngũ cộng tác viên địa bàn Viễn thông thu cho việc phát bưu gửi tuyến phát cấp huyện, xã

2013 -2015

2

Ký hợp tác chiến lược với các sàn thương mại điện tử Việt Nam, kênh bán hàng qua truyền hình (Ladaza, shipchung, vatgia, tvshopping…)

2013

3

Ký hợp tác với Sagawa, Yamato về hợp tác chuyển phát

quốc tế tuyến Việt Nam – Nhật Bản 01/2013

4

Triển khai dịch vụ khai thuê hải quan, kinh doanh kho

ngoại quan tại Lạng Sơn 2013

5

Ký hợp tác với Chinapost về hợp tác vận chuyển trao đổi bưu gửi quốc tế tại Quảng Đông, Quản Tây Trung Quốc với VN.

02/2013

2.2.3. Kiểm tra và đánh giá chiến lược

2.2.3.1. Phát triển hệ thống bưu cục tuyến huyện, sử dụng đội ngũ cộng tác viên địa bàn viễn thông thu – phát bưu gửi, 2500 bưu cục huyện và 25000 tuyến phát cấp huyện, xã.

Số liệu bảng 2.2 cho thấy độ phủ của Bưu chính Viettel trong những năm vừa qua liên lục tăng, đặc biệt độ phủ đến các huyện thị đã đạt 99% loại trừ 8 huyện đảo. Tuy nhiên việc sử dụng công tác viên của Viettel telecom chưa đạt được theo kế hoạch đặt ra, số lượng công tác viên được sử dụng làm bưu chính mới chỉ được thực hiện từ việc chủ động hợp tác từ các chi nhánh tỉnh chứ chưa hợp tác một cách có hệ thống từ trên xuống.

Bảng 2.2: Tình hình phát triển mạng lƣới giai đoạn 2010- 2013

STT Nội dung

đánh giá Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Ghi chú 1 Độ phủ theo huyện thị 538/708 589/708 638/708 700/708 708 huyện 2 Độ phủ theo phường xã 3,819/11,148 4,182/11,148 4,716/11,148 6,125/11,148 11,148 xã 3 Số lượng các Bưu cục 132 151 162 180 4 Số lượng sử dụng CTV 45 68 168 518 31,128

Nguồn: Phòng hành chính tổ chức, Tổng công ty Bưu chính Viettel

2.2.3.2. Ký hợp tác chiến lược với các sàn thương mại điện tử Việt Nam, kênh bán hàng qua truyền hình (Ladaza, shipchung, vatgia,

Việt Nam. Việc xây dựng chiến lược để phục vụ ngành này là một chiến lược đúng đắn của Viettelpost được thể hiện bằng số liệu tăng về sản lượng và doanh thu như bảng 2.3. Với tốc độ tăng trưởng này, Bưu chính Viettel cần phải có sự chuẩn bị kỹ hơn để đảm bảo năng lực cung cấp dịch vụ.

Bảng 2.3: Tình hình phát triển khách hàng thƣơng mại điện tử giai đoạn 2010 - 2013

STT Nội dung đánh giá 2010 2011 2012 2013 Ghi chú

1 Số lượng đối tác 3 12 26 168 2 Sản lượng 58.396 238.914 486.965 3.209.346 3 Doanh thu (tỷ đồng) 1,86 5,68 12,98 96,28

Nguồn: Phòng Kinh doanh, Tổng công ty Bưu chính Viettel

2.2.3.3. Ký hợp tác với Sagawa, Yamato về hợp tác chuyển phát quốc tế tuyến Việt Nam – Nhật Bản.

Trong năm 2013 Viettel post đã xây dựng các chương trình cho các bên tìm hiểu về nhau thông qua việc mỗi bên cử các các bộ sang trực tiếp làm việc cùng bên kia để hiểu rõ về nhau trên quan điểm 3 cùng “ Cùng làm, cùng ăn, cùng ở”. Tuy nhiên việc ký kết vẫn chưa được thực hiện mà mới chỉ dừng lại là đối tác vận chuyển của nhau.

2.2.3.4. Triển khai dịch vụ khai thuê hải quan, kinh doanh kho ngoại quan tại Lạng Sơn.

Viettel đã cử 25 nhân viên đi học lớp nghiệp vụ hải quan do Tổng cục Hải quan tổ chức học và cấp chứng chỉ. Tháng 6 năm 2013 đã chính thức khai chương dịch vụ khai thuê hải quan, kinh doanh kho ngoại quan tại Lạng Sơn. Tuy kết quả đạt được chưa cao nhưng đây cũng là một chiến lược đúng đắn để phát huy được thế mạnh của Viettel Post.

gửi quốc tế tại Quảng Đông, Quản Tây Trung Quốc với Việt Nam.

Việc Viettel post ký hợp tác với Chinapost về hợp tác vận chuyển trao đổi bưu gửi quốc tế tại Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc đã được ký kết đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2013, đến nay phía trao chuyển phát thành công khoảng 1.200 bưu phẩm/tháng.

2.2.4. Kết quả thực thi chiến lược.

Qua đánh giá các chỉ tiêu năm 2013 về cơ bản đều đạt được các con số kế hoạch đặt ra và đã đảm bảo thực hiện đúng lộ trình các chương trình chiến lược đặt ra. Tuy nhiên một số chương trình triển khai còn chậm và một số chỉ tiêu còn chưa đạt được như kỳ vọng. Do vậy trong thời gian tới cần phải có sự điều chỉnh một số các chương trình và bổ sung các giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược.

2.3. Phân tích môi trƣờng kinh doanh tác động đến Viettelpost.

2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài

2.3.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô, mô hình PEST

Môi trƣờng kinh tế.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân thời kỳ 2006- 2010 đạt 7,02%/năm. Trong 3 khu vực, khu vực nông nghiệp tăng trung bình 3,5%/năm; khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ đều tăng trung bình trên 7,5%/năm.

Kết quả trên đã đưa GDP năm 2010 (giá so sánh) cao gấp 2 lần so với năm 2000; GDP năm 2010 (giá thực tế) đạt trên 101 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt 1.160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch và đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình.

mức 6,14%/năm giai đoạn 2008-2010 và đạt 5,89% năm 2011.

Đơn vị: %

Hình 2.3: Tốc độ tăng trƣởng GDP 2000-2011

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Trong giai đoa ̣n 2006 đến nay, mă ̣c dù nền kinh tế gă ̣p nhiều khó khăn nhưng Viê ̣t Nam tiếp tu ̣c huy đô ̣ng được lượng vốn đầu tư lớn , góp phần vào viê ̣c duy trì tốc đô ̣ tăng trưởng ở mức khá cao . Năm 2012, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006 (398,9 nghìn tỷ đồng) . Với tốc độ tăng cao như vậy, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP tiếp tục duy trì ở mức cao (trên 40%) trong cả giai đoạn 2006-2010.

Trong giai đoạn 2006 đến nay, lạm phát của Việt Nam nhìn chung đều ở mức 2 con số (ngoại trừ năm 2009) với mức tăng trung bình là 11,5%/năm, cao gấp hơn 2 lần mức tăng 5,2%/năm của giai đoạn 2001-2005. Nhìn vào đồ thị có thể thấy, lạm phát trong vòng hơn 10 năm trở lại đây phân chia thành hai giai đoạn khá rõ nét. Trong suốt thời gian qua, lạm phát là vấn đề dai dẳng và gây tổn thương nhiều nhất tới kinh tế Việt Nam khi thường xuyên cao hơn, kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so với các nước trong khu vực và trên

6.79% 6.89% 7.08% 7.34% 7.79% 8.44% 8.23% 8.46% 6.31% 5.32% 6.78% 5.89% 5.00% 5.50% 6.00% 6.50% 7.00% 7.50% 8.00% 8.50% 9.00% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tốc độ tăng GDP

thế giới.

Đơn vị: %

Hình 2.4: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Chính sách tiền tệ trong giai đoạn 2006-2010 có sự mở rộng khá nhanh, cụ thể: tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng bình quân 30,2%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 23,2%/năm giai đoạn 2001-2005; tín dụng cho nền kinh tế tăng bình quân 33,2%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 26,1%/năm của giai đoạn 2001-2005. Theo đó, tỷ lệ M2/GDP đã tăng từ mức 0,97 lần năm 2006 lên đến 1,34 lần năm 2010 - mức cao so với các nước trong khu vực; tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng từ 0,71 lần năm 2006 lên mức 1,16 lần năm 2010. Việc mở rộng quá nhanh chính sách tiền tệ trong khi tăng trưởng kinh tế không tương xứng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam. 0.79 4.04 3.01 9.67 8.71 6.57 12.75 19.87 6.52 11.75 18.13 0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

13%, chỉ bằng 1/3 so với mức tăng trung bình của các năm trước. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc kéo lạm phát (theo tháng) giảm tương đối nhanh trong nửa cuối năm 2011, từ đó góp phần tăng giá trị VNĐ và giảm sức ép lên tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, “cú phanh gấp” này cũng tạo ra nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính – ngân hàng và nền kinh tế, cụ thể: các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; thanh khoản của các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế bị thách thức nghiêm trọng; thị trường bất động sản và chứng khoán bị đình trệ.

Bảng 2.4: Tốc độ tăng cung tiền và tín dụng giai đoạn 2006-2011

Đơn vị: %

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Ƣớc 2011

Tốc đô ̣ tăng M2 32,0 41,2 20,3 27,5 29,8 ~ 10% Tốc đô ̣ tăng tín du ̣ng 24,8 48,9 23,4 37,5 31,2 12-13% M2/GDP danh nghĩa (lần) 0,97 1,16 1,08 1,23 1,34 1,15 Tín dụng/GDP danh nghĩa (lần) 0,71 0,90 0,86 1,06 1,16 1,02

Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, biểu hiện qua việc thị trường liên ngân hàng thời gian qua có những biến động lớn. Gần đây, thị trường liên ngân hàng chứng kiến sự rối loạn chưa từng có khi niềm tin sụt giảm nghiêm trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống ngân hàng Việt Nam, vay trên thị trường II phải có thế chấp và điều đáng quan ngại là tỷ lệ nợ xấu trên thị trường này vẫn tiếp tục tăng nhanh. Hệ quả là hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng diễn ra khá phổ biến, kéo theo hiện tượng căng thẳng thanh khoản (ban đầu chỉ diễn ra ở một số ngân hảng nhỏ nay đã lan ra toàn hệ thống ngân hàng); đồng thời căng thẳng thanh khoản từ chỗ chỉ diễn ra với kỳ hạn dài nay đã diễn ra đối với tất cả các kỳ hạn, kể cả kỳ hạn ngắn. Thanh khoản căng thẳng, nợ xấu (cả thị

trường 1 và thị trường 2) tăng cao làm lãi suất huy động và cho vay không thể hạ được mặc dù lạm phát đang có xu hướng giảm khá nhanh.

Thị trƣờng ngoại hối

Tỷ giá danh nghĩa VND/USD có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt trong những năm cuối của giai đoạn 2006 đến nay. Trong năm 2010, thị trường ngoại hối diễn biến khá phức tạp. Tỷ giá bán ra tại các ngân hàng thương mại liên tục kịch trần ngay từ đầu năm và sức ép tỷ giá chỉ nới lỏng (dưới mức trần) đôi chút trong giai đoạn từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 7. Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước cũng đã 2 lần điều chỉnh tỷ giá với mức tăng 5,5%. Mặc dù vậy, những lần điều chỉnh này vẫn không giải tỏa được tâm lý thị trường, do đó vào đầu tháng 2/2011, Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục điều chỉnh với biên độ lớn (tới 9,3%). Kể từ đó đến nay, thị trường ngoại hối khá ổn định, tỷ giá thị trường tự do đã kéo về sát, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn so với tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó , năm 2011, nhờ kiểm soát nhâ ̣p siêu khá tốt (nhâ ̣p siêu cả năm đa ̣t 9,51 tỷ USD, tương đương 9,9% kim nga ̣ch xuất khẩu ) nên cán cân thanh toán ước thă ̣ng dư 2,5 tỷ USD sau một số năm thâm hụt , vì vậy phần nào giảm bớt căng thẳng tỷ giá . Tuy nhiên, tính ổn định của tỷ giá chưa bền vững, mô ̣t phần do Viê ̣t Nam tiếp tu ̣c nhâ ̣p siêu ở mức khá cao , cán cân vốn và tài chính thặng dư chủ yếu nhờ nguồn vốn ngắn hạn (FII, vay LC của doanh nghiệp) – là nguồn vốn có tính bất ổn cao ; mă ̣t khác, tỷ giá chịu ảnh hưởng đáng kể của hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh , xuất nhâ ̣p khẩu vàng , trong khi đó giá vàng quốc tế biến động khá nhiều.

Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI) cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức bình quân 8% trong

sẽ đạt thặng dư thương mại vào năm 2016 – 2017 [19].

Môi trƣờng công nghệ

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, công nghệ không dây đã làm thay đổi căn bản phương thức kinh doanh. Các doanh nghiệp chú trọng nhiều tới việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất và dịch vụ để giảm chi phí quản lý, nâng cao tốc độ phát hiện và cảnh báo, giao dịch giảm lượng hàng hóa tồn kho, chỉ tập kết đúng thời điểm, số lượng khi cần. Kết quả điều tra năm 2011 của Bộ Công thương cho thấy 73% doanh nghiệp vừa và nhỏ, 93% doanh nghiệp lớn sử dụng email trong kinh doanh từ trao đổi thông tin đến quảng cáo, giao kết hợp đồng. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát phục vụ trao đổi thông tin, giao kết hợp đồng có xu hướng giảm.

Thương mại điện tử ngày càng phát triển năm 2011 có 32% trang web có chức năng đặt hàng trực tuyến, mua hàng trực tuyến ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu bán lẻ ở các nước, năm 2010 ở Mỹ doanh thu bán hàng trực tuyến chiếm tỷ trọng 8,6% tổng doanh thu bán lẻ, ở Nhật doanh thu bán hàng trực tuyến chiếm tỷ trọng 7,8% tổng doanh thu bán lẻ, tại Việt Nam doanh thu bán hàng trực tuyến chiếm tỷ trọng 0,63% tổng doanh thu bán lẻ (theo nghiên cứu thị trường của Nielsen 2011). Theo đánh giá của Bộ công thương 5 tháng đầu năm 2012 nếu loại trừ yếu tố giá thì thị trường bán lẻ tang 6,6% so với cùng kỳ năm 2011, dự đoán quy mô thị trường bán lẻ năm 2012 khoảng 113 tỷ đô la [20]. Như vậy, xuất hiện nhu cầu cung ứng hậu cần trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến tại Việt Nam với quy mô doanh thu bán hàng trực tuyến vào khoảng 1 tỷ đô la tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp chuyển phát. Ngoài ra xu hướng tiếp thị trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng vẫn tiếp tục phát triển và có hiệu quả cùng với sự phát triển của ngành bán lẻ và thương mại điện tử.

khách hàng gửi tài liệu kỹ thuật số, bưu thiếp tự thiết kết trên Iphone sau đó nén bức ảnh và thông tin cá nhân thành các tầm bưu thiếp dưới dạng vật lý và gửi thông qua cổng thông tin web của doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát, tới chi nhánh, bưu cục nơi sau đó các tài liệu này sẽ lần lượt được in, gấp lại và chuyển phát tiếp đến tay khách hàng. Khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí "đáng kể" khi sử dụng dịch vụ mới này. Các tùy chọn có sẵn cho người sử dụng bao gồm việc sử dụng danh sách gửi thư, cá nhân thư tín và thư bảo đảm.

Môi trƣờng văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh của tổng công ty bưu chính viettel (Trang 37 - 93)