- Xói lở bờ biển: Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ vài mét
4. Tăng chi phí chăn nuô
3.4.2. BĐKH tác động đến môi trường nuôi trồng thủy sản
- Hàm lượng ôxy trong nước giảm nhanh, làm chậm tốc độ sinh trưởng của thủy sản, tạo điều kiện bất lợi cho các thủy sinh đã thích nghi với môi trường thủy sản từ trước đến nay, giảm lượng thức ăn của thủy sinh.
- Nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh có thể thay đổi xấu đi ảnh hưởng đến chất lượng sống và tốc độ phát triển của thủy sinh. Kết quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút.
- Nước biển dâng khiến môi trường nước thây đổi, độ mặn thây đổi có ảnh hưởng trực tiếp sinh thái gần bờ như hệ sinh thái đầm phá, hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM). Mỗi đầm hồ ven biển tương ứng với một hệ sinh thái, chứa đựng nhiều sinh cảnh sống (biotop) khác nhau như sinh cảnh ngập nước, thảm thực vật ven bờ (rừng ngập mặn, các thảm rong, cỏ biển), các bãi triều ngập nước (bãi bùn hoặc rạn đá), các đầm nuôi trồng thủy sản…, tạo nên hàng loạt các đặc trưng và quyết định độ đa dạng sinh học trong vùng. Rừng ngập mặn là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Người ta ước tính trên mỗi ha RNM năng suất hàng năm là 91 kg thủy sản (Snedaker, 1975). Riêng đối với các loài tôm, cua, cá… sống trong RNM, hàng năm thu hoạch khoảng 750.000 tấn. Tính bình quân, mỗi ha RNM cho năng suất hàng năm là 160 kg tôm xuất khẩu (Chan, 1986). Theo Ronnback (1999), 1 ha RNM tạo ra 13 - 756 kg tôm he, 13 - 64 kg cua bể, 257 - 900 kg cá và 500 - 979 kg ốc, sò
Hình : Ảnh hưởng của BĐKh đến hệ sinh thái RNM
- Mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt trong các rừng ngập mặn. Ao hồ cạn kiệt trước thời kỳ thu hoạch, sản lượng nuôi trồng giảm đi rõ rệt.
- Hiện nay trên địa bàn các tỉnh ven biển, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đất đang ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do quá trình xâm nhập mặn tự nhiên vào mùa khô. Quá trình xâm nhập mặn vào lục địa diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn, hoạt động xâm nhập mặn diễn ra mạnh nhất thường rơi vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm. Môi trường đất bị tác động bởi nước mặn xâm nhập sâu vào trong nội đồng. Quá trình thoái hóa đất cũng diễn ra khá nhanh chóng chủ yếu là do quá trình mặn hóa và phèn hóa, đất bị trai cứng và sa mạc hóa không có khả năng phục hồi hoặc phục hồi trong thời gian dài.
- Mặt khác, xâm nhập mặn do nước biển dâng, trong nước biển nhiều muối NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3 vùng trũng có nhiều hữu cơ có cả Na2CO3 nhưng chủ yếu là NaCl. Khi nước biển dâng, muối NaCL theo nước thủy triều tràn vào mạch nước ngầm theo mao dẫn lên lớp mặt làm ảnh hưởng môi trường đất, gây hại chủ yếu ở nồng độ muối vượt quá 1% sẽ gây chết cho cây cối và các ion Na+ và Cl- quá cao. Nồng độ cao của muối gây hại sinh lý cho thực vật và tiêu diệt vi sinh vật cùng động vật trong môi trường đất.