Thay đổi sản lượng cây trồng

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp và tác động của sản xuất nông nghiệp lên môi trường (Trang 27 - 29)

- Xói lở bờ biển: Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ vài mét

2.Thay đổi sản lượng cây trồng

- Hệ thống cây trồng bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố về môi trường như độ ẩm và nhiệt độ, những yếu tố này quyết định đến năng suất cũng như phẩm chất cây trồng, do đó biến đổi khí hậu cũng tác động đến năng suất cây trồng và chất lượng sảm phẩm.

- Nhiệt độ tăng có thể có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến năng suất cây trồng nhưng nhìn chung nhiệt độ tăng làm giảm năng suất và chất lượng của nhiều loại cây trồng do quá trình phát trển sinh lý đến tăng nhanh quá trình chín, tập trung ở những cây trồng quan trọng bao gồm cây ngũ cốc và những loại ngũ cốc làm thức ăn gia súc.

- Nhiệt độ tăng dẫn đến tăng nhanh quá trình thoát khí CO2 trong quá trình hô hấp của cây và nó giảm đều kiện tối ưu cho tăng trưởng của cây, khi nhiệt độ tăng quá cao,

vược quá ngưỡng của quá trình sinh học, cây trồng thường có phản ứng tiêu cực và từng bước giảm năng suất của cây trồng. Sự thay đổi vòng đời của cây dài hơn hay ngắn hơn sẽ làm tăng hay giảm năng suất cây trồng. Sự thay đổi carbonhydrate của các loại cây sẽ cũng sẽ xuất hiện và điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng, mùi vị và chất lượng dự trữ của một số loại rau và trái cây.

- Thời gian của chu kỳ tăng trưởng cây trồng trước hết liên quan đến nhiệt độ. Sự gia tăng nhiệt độ sẽ tăng tốc độ phát triển. Trong trường hợp của một trồng cây hàng năm, thời gian từ gieo hạt và thu hoạch sẽ rút ngắn (ví dụ: thời gian để thu hoạch ngô có thể rút ngắn từ một đến bốn tuần). Rút ngắn chu kỳ như vậy có thể có ảnh hưởng xấu đến năng suất bởi vì lão hóa sẽ xảy ra sớm hơn.

Hình : Phần trăm thay đổi sản lượng từ mô hình CliCrop cho nông nghiệp

- Hình 3 là đồ thị thể hiện sự thay đổi sản lượng cây trồng trong nông nghiệp (theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và viện nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới). Đến năm 2050, biến đổi khí hậu làm giảm sản lượng cây trồng nhưng không nhiều. Đối với hầu hết các mùa vụ, giảm sản lượng trung vị khoảng dưới 5%. Sản lượng có thể tăng nhưng không tăng đối với tất cả các loại cây trồng. Việc giảm sản lượng nhiều, hơn 10% cũng có thể xảy ra cho tất cả các loại cây nhưng những kết quả như vậy chỉ ở một vài kịch bản biến đổi khí hậu. Mía là trường hợp ngoại lệ, sản lượng trung bình giảm khoảng 7% và có khả năng sụt giảm đến hơn 20%.

- Nồng độ sắt và kẽm quan trọng đối với dinh dưỡng của con người, nồng độ này sẽ thấp hơn khi CO2 tăng lên (Seneweera và Conroy, 1997). Hơn nữa, hàm lượng protein trong hạt giảm dưới sự kết hợp gia tăng của nhiệt độ và CO2 (Ziska et al. , 1997). Sự gia tăng CO2 dẫn đến giảm nồng độ vi chất trong cây trồng. Điều này có thể có tác động dây chuyền lên các phần khác của hệ sinh thái như động vật ăn cỏ sẽ cần phải ăn nhiều thức ăn hơn để đạt được cùng một lượng protein.

- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ CO2 cao hơn dẫn đến giảm sự hấp thu đạm và kẽm dẫn đến cây trồng có giá trị dinh dưỡng thấp hơn. Điều này chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến người dân trong các nước nghèo ít có khả năng bù đắp bằng cách ăn nhiều thức ăn hơn, chế độ ăn đa dạng hơn, hoặc có thể uống bổ sung. Một điểm rất quan trọng cần xem xét là cỏ dại sẽ phát triển cùng một chu kỳ như cây trồng, và cũng sẽ phát triển nhanh theo sự tăng CO2. Vì vậy chúng cạnh tranh với cây trồng về diện tích đất, dinh dưỡng, nước…

- Một số nhà khoa học nghĩ rằng nông nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm ozone ở tầng bình lưu, có thể làm tăng bức xạ cực tím B. thừa bức xạ cực tím, có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sinh lý học thực vật và gây ra số lượng lớn đột biến, và thay đổi sự thụ phấn.

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp và tác động của sản xuất nông nghiệp lên môi trường (Trang 27 - 29)